Đau Khớp Háng Khi Mang Thai Và Biện Pháp Xử Lý Triệt Để

4.8/5 - (6 bình chọn)

Đau khớp háng khi mang thai là dấu hiệu thường gặp trong thai kỳ, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người mẹ. Trong trường hợp này, nếu mẹ bầu sớm nắm bắt được các nguyên nhân, biểu hiện cụ thể sẽ chủ động hơn, biết cách xử lý và phòng tránh hiệu quả.

Đau khớp háng khi mang thai là bệnh gì?

Đau khớp háng khi mang thai là tình trạng mẹ bầu bị đau nhức, khó chịu xung quanh vùng xương háng, mu, hông và mông. Các cơn đau dai dẳng, châm chích khiến nhiều người lo lắng và ảnh hưởng không ít đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Tình trạng đau khớp háng khi mang thai có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào đặc biệt là giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Theo kết quả nghiên cứu sức khỏe sinh sản năm 2008, có đến 32% thai phụ gặp phải tình trạng đau khớp háng dó các nguyên nhân khác nhau.

Phần lớn phụ nữ khi mang thai đều gặp phải tình trạng đau khớp háng
Phần lớn phụ nữ khi mang thai đều gặp phải tình trạng đau khớp háng

Đau khớp háng ở bà bầu còn là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề liên quan đến xương khớp như viêm khớp háng, thoái hóa khớp… Nếu chủ quan khiến bệnh phát triển thành mãn tính sẽ rất khó để điều trị.

Nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp háng và xương mu khi mang thai. Một số nguyên nhân chính được bác sĩ chuyên khoa sản chỉ ra như sau:

  • Do có sự thay đổi lớn về hormone: Khi phụ nữ mang thai cơ thể sẽ tự sản sinh ra một lượng lớn hormone Relaxin, đây chính là tác nhân gây ra những cơn đau mỏi xương khớp. Relaxin tác động làm giãn sự kết nối giữa các mô với đốt xương đặc biệt là ở vùng xương chậu, một số mẹ bầu bị đau lan lên cả thắt lưng. Các trường hợp đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu chủ yếu là do sự thay đổi hormone Relaxin gây ra.
  • Mẹ bầu bị đau khớp háng do không kiểm soát được cân nặng: Tình trạng tăng cân quá nhanh khiến cơ thể chịu áp lực lớn đặc biệt là vùng thắt lưng, xương chậu, xương háng. Vì vậy tình trạng đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có tỉ lệ cao hơn nhiều so với giai đoạn đầu thai kỳ.
  • Vận động không đúng tư thế: Bà bầu thường tham gia vào các lớp tập yoga để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên trong quá trình tập luyện chưa khởi động kỹ, tập sai kỹ thuật có thể dẫn đến đau khớp háng khi mang thai.
  • Bị loãng xương: Một số trường hợp thai phụ gặp phải triệu chứng xương bị khử khoáng hay còn được gọi là chứng loãng xương thoáng qua. Tình trạng này đa số xuất hiện ở giai đoạn đầu thai kỳ do cơ thể bị mất cân bằng lượng canxi và kali, tuy nhiên ở một số mẹ bầu tình trạng này còn kéo dài cho tới khi đã “vượt cạn”, gây ra hiện tượng đau khớp háng sau sinh.
  • Thai phụ bị đau dây thần kinh tọa: Hiện tượng đau khớp háng khi mang thai có thể hình thành do thai phụ bị đau dây thần kinh tọa. Khi đó đốt sống bị chèn ép khiến vùng hông và khe háng có cảm giác đau buốt, dai dẳng.
  • Nằm ngủ sai tư thế: Càng về những tháng sau của thai kỳ bụng càng lớn khiến chị em phải ngủ nghiêng về 1 bên vô tình gây ra tình trạng đau khớp háng. Người thường nghiêng bên phải sẽ bị đau khớp háng bên phải khi mang thai. Và ngược lại, người nghiêng trái sẽ gặp phải tình trạng đau khớp háng bên trái khi mang thai.
Nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng có thể do sự chèn ép của thai nhi hoặc cân nặng tăng quá nhanh
Nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng có thể do sự chèn ép của thai nhi hoặc cân nặng tăng quá nhanh

Như vậy từ các nguyên nhân phổ biến trên có thể nhận thấy bệnh đau khớp háng ở bà bầu chủ yếu do các nguyên nhân chủ quan trong thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nếu thai phụ nhận biết được và có biện pháp cải thiện sẽ không phải đối mặt với tình trạng đau mỏi háng.

Các triệu chứng của bệnh đau khớp háng khi mang thai

Theo các chuyên gia khoa sản nhận định, dù đau khớp háng khi mang thai ở giai đoạn nào thì cũng sẽ có những dấu hiệu nhận biết như nhau. Cụ thể một số triệu chứng thường gặp nhất gồm có:

  • Cơn đau nhức dai dẳng xuất hiện ở vùng háng, mông và lan cả lên thắt lưng. Tần suất cơn đau mạnh hơn và tối và đêm khuya khiến mẹ bầu khó ngủ và cáu gắt.
  • Hiện tượng đau khớp háng ở bà bầu có thể gây cảm giác tê mỏi đùi và bắp chân, những trường hợp bị đau khớp háng do thần kinh tọa có biểu hiệu rõ nhất.
  • Triệu chứng co cứng khớp diễn ra liên tục, hạn chế khả năng vận động của thai phụ. Cùng với đó thai phụ sẽ khó di chuyển, không giơ được chân lên cao.
  • Các trường hợp bị đau khớp khang khi mang thai tháng cuối sẽ có thêm biểu hiện đau, châm chích vùng xương mu. Đôi khi, cảm giác đau kéo sang vùng bụng, khiến mẹ bầu nhầm lẫn với chuyển dạ sắp sinh.
  • Đau khớp háng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy nóng rát và đau khi đi tiểu, tiểu bí, tiểu rắt.
  • Ngoài ra, thai phụ có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như đau bụng, táo bón, nhức đầu hoặc sốt nhẹ.

Tips nhỏ cho mẹ bầu để phân biệt đau khớp háng hay đau chuyển dạ: Khi đau chuyển dạ sắp sinh ngoài đau khớp háng sẽ có một số dấu hiệu kèm theo như chảy nước ối, đau thắt bụng, có dịch âm đạo…

Đau khớp háng khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ và bé không?

Khi bị đau khớp háng rất nhiều mẹ bầu có cảm giác bồn chồn, lo lắng đặc biệt là khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa sản bệnh đau khớp háng khi mang thai không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Tình trạng bệnh hoàn toàn có thể loại bỏ dứt điểm nếu như mẹ bầu có chế độ sinh hoạt khoa học.

Những trường hợp đau khớp háng do có tiền sử bệnh xương khớp cần hết sức lưu ý
Những trường hợp đau khớp háng do có tiền sử bệnh xương khớp cần hết sức lưu ý

Tuy nhiên, đối với các trường hợp được chẩn đoán đau khớp háng có liên quan đến các bệnh lý xương khớp thì thai phụ cần lưu tâm hơn. Các chứng bệnh về xương khớp dễ tái phát và trở thành mãn tính, có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe mẹ bầu sau sinh.

Vì thế nếu bà bầu có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp khi đi thăm khám cần thông báo lại với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán bệnh đau khớp háng khi mang thai

Khi bị đau khớp háng trong giai đoạn thai kỳ cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng kèm theo để đưa ra phương án chữa trị. Nhờ đó giúp mẹ bầu an tâm hơn, thoải mái tinh thần trong quá trình mang thai.

Bác sĩ chẩn đoán đau khớp háng khi mang thai dựa trên 3 tiêu chí:

  • Xác định các dấu hiệu nhận biết lâm sàng của bệnh.
  • Xác định tiền sử bệnh lý của người bệnh đặc biệt là những bệnh có liên quan đến xương khớp trước đó.
  • Thực hiện một số xét nghiệm y tế như xét nghiệm máu, dịch khớp và nước tiểu.

Dựa trên các kết quả cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra kết luận thai phụ có bị đau khớp háng khi mang thai hay không. Từ đó tư vấn phương án điều trị và chăm sóc phù hợp nhất cho thai phụ.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Cách chữa đau khớp háng khi mang thai an toàn cho mẹ và bé

Bệnh đau khớp háng hoàn toàn có thể loại bỏ được. Mẹ bầu có thể thực hiện theo một số cách chữa đau khớp háng khi mang thai phổ biến dưới đây.

Chữa đau khớp háng bằng mẹo dân gian

Trong dân gian có rất nhiều mẹo chữa đau khớp háng cho bà bầu tại nhà. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, nguyên liệu an toàn, tuy nhiên người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Một số cách điều trị đau khớp háng ở bà bầu tại nhà gồm có:

1. Chữa bằng lá ngải cứu

Trong ngải cứu có chứa các thành phần dược liệu tốt cho xương khớp, Đông y cũng sử dụng ngải cứu cho các bài thuốc an thai. Vì vậy, khi bị đau khớp háng mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng mẹo nhỏ này.

Lá ngải cứu có tác dụng với nhiều chứng bệnh xương khớp
Lá ngải cứu có tác dụng với nhiều chứng bệnh xương khớp

Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị: Lá cây ngải cứu, dấm gạo.

Thực hiện: 

  • Lá ngải cứu rửa sạch, giã nát trộn cùng với dấm ăn thành hỗn hợp đặc sệt.
  • Cho hỗn hợp vào một chiếc khăn vải mỏng, đắp lên vùng khớp bị đau để nguyên trong 14 phút.
  • Lau rửa lại bằng nước ấm, thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần.

2. Chườm nóng làm giảm đau khớp háng

Phương pháp chườm nóng với nước ấm hoặc ngâm mình trong nước ấm +  tinh dầu giúp mẹ bầu giảm đau và thư giãn tinh thần. Có thể dùng tinh dầu chanh, sả hoặc tinh dầu hoa hồng.

Chuẩn bị: Nước nóng, tinh dầu.

Thực hiện:

  • Cách 1: Cho nước ấm vào trong túi chườm rồi chườm lên vùng háng trong 10 – 15 phút.
  • Cách 2: Đổ nước ấm vào bồn tắm pha cùng với vài giọt tinh dầu rồi ngâm mình 15 phút.

3. Chườm lạnh chữa đau khớp háng

Cơn đau khớp háng dai dẳng có thể loại bỏ bằng phương pháp chườm lạnh. Nhiệt độ thay đổi đột ngột giúp làm giảm cơn đau đồng thời giảm sưng viêm ở vùng đau nhức. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Đá lạnh 5 – 10 viên nhỏ, túi chườm.
  • Thực hiện: Cho đá lạnh vào trong túi chườm sau đó áp nhẹ lên vùng khớp đang bị tổn thương, di chuyển nhẹ nhàng 5 – 10 phút

Cách chữa đau khớp háng ở bà bầu bằng thuốc Tây

Thuốc Tây luôn là sản phẩm cấm kỵ đối với những người đang mang bầu bởi thuốc Tây có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bà bầu nên chọn các phương án điều trị khác nếu không mang lại hiệu quả mới nên dùng thuốc Tây.

Hiện nay, đã có một số loại thuốc tây được bào chế dành riêng cho bà bầu với hàm lượng thấp, độ an toàn cao, ít ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu nên điều trị theo thuốc chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thông dụng chữa đau khớp háng khi mang thai gồm có Ibuprofen, acetaminophen, paracetamol, naproxen,….

Đông y chữa đau khớp háng khi mang thai

Ngoài việc lựa chọn phương phápTây y mẹ bầu có thể chữa đau khớp háng bằng các bài thuốc Đông y hay áp dụng liệu pháp châm cứu để loại bỏ các cơn đau nhức do bệnh viêm khớp háng, hay đau khớp háng thông thường. Phương pháp điều trị Đông y tập trung loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh từ đó mang lại hiệu quả tích cực.

Một số bài thuốc Đông y dành cho bà bầu:

  • Bài thuốc uống: Sử dụng rễ cây trinh nữ, rễ cây bưởi bung, rễ cúc tần, cam thảo, rễ đinh lăng sắc cùng 500ml nước. Đun gần cạn chắt lấy nước cốt chia làm 3 lần uống trong ngày, uống sau khi ăn 30 phút.
  • Bài thuốc xông hơi: Sử dụng trinh nữ, lá lốt, ngải cứu, hoắc hương, tía tô… cho vào nồi nấu rồi chùm chăn xông khoảng 15 phút mỗi ngày.

Chữa bằng châm cứu Đông y: Phương pháp này sẽ tác động vào một số huyệt vị liên quan đến vùng xương khớp háng giúp đả thông kinh lạc. Ngoài ra, châm cứu cùng với điện xung cường độ cao kích thích huyệt đạo làm giảm đau nhanh chóng, ngăn ngừa viêm khớp háng.

Bị đau khớp háng khi mang thai nên làm gì và kiêng gì?

Thói quen sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điều trị đau khớp háng. Mẹ bầu nên xây dựng lối sống khoa học, tập luyện hợp lý để loại bỏ và ngăn chặn cơn đau tái phát.

Tập yoga đúng tư thế là một cách để tăng sự dẻo dai của xương khớp và giảm đau
Tập yoga đúng tư thế là một cách để tăng sự dẻo dai của xương khớp và giảm đau

Lời khuyên của các chuyên gia dành cho các mẹ bầu như sau:

  • Có chế độ ăn uống phù hợp, loại bỏ các đồ ăn gây kích ứng cho xương khớp, bổ sung canxi, khoáng chất từ rau củ quả tự nhiên… Ngoài ra, thai phụ cần bổ sung thêm đạm từ các loại thịt trắng, tôm, cá, không nên ăn thịt đỏ và trứng.
  • Tập luyện các bài tập vận động tốt cho khớp háng và toàn cơ thể như yoga, đi bộ…
  • Nên sử dụng đeo đai hông để nâng đỡ phần hông, giảm áp lực cho vùng xương chậu và xương mu.
  • Ngủ với tư thế phù hợp, không nên nằm quá lâu một tư thế, mẹ bầu có thể kê gối để đỡ bụng hoặc kê gối giữa 2 chân để giảm áp lực cho hông và xương chậu.
  • Không nên ngồi quá lâu một chỗ, 45 phút nên đứng lên di chuyển nhẹ nhàng 1 lần.

Biện pháp phòng tránh đau khớp háng khi mang thai

Nếu có một thói quen sinh hoạt khoa học, chế độ ăn uống, vận động hợp lý mẹ bầu hoàn toàn có thể ngăn ngừa được đau khớp háng. Tuy nhiên, đối với các trường hợp đau khớp háng khi mang thai do lượng hormone quá lớn hoặc tiền sử xương khớp thì khó có thể tránh được.

Theo lời khuyên của các bác sĩ, mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp để ngăn ngừa và làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh như sau:

  • Không nên thức quá khuya, mỗi ngày ngủ đủ 8 tiếng, giữ tinh thần thoải mái.
  • Tránh vận động quá mạnh hoặc sai tư thế.
  • Tuyệt đối không được đi giày cao gót tạo áp lực cho vùng xương chậu. Hơn nữa, đi dép cao dễ vấp ngã, không an toàn cho mẹ và bé.
  • Trong những tháng cuối của thai kỳ thai phụ nên ngủ nghiêng, kê gối nâng bụng để làm giảm áp lực cho cột sống và xương chậu.
  • Nên bổ xung thêm canxi từ thực phẩm hàng ngày hoặc thuốc bổ trợ.

Toàn bộ những thông tin quan trọng về đau khớp háng khi mang thai đã được tổng hợp trong bài viết, mẹ bầu nên tham khảo để nắm bắt được những thông tin cần thiết. Ngoài ra trước khi thực hiện các biện pháp điều trị, mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật: 4:59 PM , 19/06/2023
đau khớp ngón chân

Đau Khớp Ngón Chân Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị 

Đau khớp ngón chân là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tình...
Bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang bao lâu thì khỏi?

Liệu Trình Chữa Viêm Đau Khớp Cốt Vương Thần Hiệu Thang Bao Lâu Khỏi?

Bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang đang áp dụng tại Bệnh viện Xương khớp Quân Dân 102  bao lâu...
Đau xương khớp kiêng ăn gì, nên ăn gì? [Bác sĩ giải đáp]

Đau Xương Khớp Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì? – Bác Sĩ Giải Đáp

Đau xương khớp kiêng ăn gì là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh. Bởi theo...
Viêm màng hoạt dịch khớp gối: Thông tin người bệnh cần nắm rõ

Viêm Màng Hoạt Dịch Khớp Gối Do Đâu? Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Viêm màng hoạt dịch khớp gối tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sinh hoạt và công việc....
Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp điều trị hiệu quả

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp điều trị hiệu...

Viêm khớp thái dương hàm tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể gây suy giảm chức năng hàm. Điều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top