Đau Khớp Ngón Chân Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị
Đau khớp ngón chân là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này không những tác động tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân mà còn để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm.
Đau khớp ngón chân là gì? Có nguy hiểm không?
Trong hệ thống xương khớp, ngón chân và khớp ngón chân có vai trò nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, bao gồm việc thực hiện thao tác đi lại, đứng và các hoạt động khác. Vậy, đau khớp ngón chân cái là bệnh gì?
Đây là tình trạng các ngón chân bị đau nhức, sưng và có thể tấy đỏ ở bất kỳ vị trí nào trên bàn chân. Thông thường, đau nhức khớp ngón chân cái, đau khớp ngón chân giữa hay đau khớp ngón chân út là tình trạng do cấu trúc khớp gặp vấn đề kèm theo các biến đổi cơ học ở bàn chân.
Khớp ngón chân bị đau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tuy nhiên, đây là vị trí khớp dễ bị tổn thương nên bệnh nhân thường chủ quan với những cơn đau ở khớp ngón chân. Vậy, bệnh đau nhức khớp ngón chân có nguy hiểm không?
Trên thực tế, đau khớp ngón chân có thể tiến triển thành bệnh lý xương khớp nặng với các biến chứng như biến dạng khớp, teo cơ, viêm thoái hóa khớp, thậm chí là tàn phế nếu bệnh nhân không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Nguyên nhân gây đau khớp ngón chân
Theo nghiên cứu, có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng đau sưng khớp ngón chân như sau:
Nhóm nguyên nhân bệnh lý
Các bệnh viêm nhiễm hay hao mòn xương khớp ở vị trí khớp chân liên quan đến tuổi tác cũng có thể là nguyên nhân gây đau. Theo đó, có một số bệnh lý liên quan có thể kể đến như:
- Thoái hóa khớp chân: Thoái hóa khớp gần như là một quy luật khi bệnh nhân bước vào tuổi trung niên. Lúc này, hoạt động tiết dịch và vận động của xương khớp suy giảm, khiến lớp mô sụn bị mòn làm cho các khớp va chạm vào nhau. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến đau ở khớp ngón chân mà còn ở các vùng khớp khác như đầu gối, thắt lưng, gây bệnh viêm khớp gối, đau thắt lưng cột sống…
- Do nhiễm trùng: Tình trạng viêm mô tế bào, nhiễm trùng xương, viêm khớp nhiễm khuẩn,… sẽ có biểu hiện ban đầu là triệu chứng đau ở khớp ngón chân và lan cả bàn chân.
- Bệnh thần kinh ngoại biên: Đau khớp sẽ đi kèm các triệu chứng như tê, ngứa ran ngón chân, yếu cơ, mất thăng bằng,… Căn bệnh này xảy ra các dây thần kinh ở vị trí khớp ngón chân xảy ra tổn thương, làm gián đoạn hoạt động thông thường.
- Bệnh viêm khớp dạng thấp: Đau khớp ngón chân trỏ, sưng đau khớp ngón chân cái,… kèm theo sưng nhức do vi khuẩn xâm nhập và tấn công các mô mềm quanh khớp là nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp. Căn bệnh này tác động trực tiếp lên khớp ngón chân, gây đau nhức, sưng và hạn chế vận động bàn chân của bệnh nhân.
- Do bệnh gút ở khớp ngón chân: Chế độ ăn uống không lành mạnh trong thời gian dài làm nồng độ axit uric trong máu tăng cao là nguyên nhân gây bệnh gút. Đau đốt ngón chân cái, sưng, tấy đỏ, nóng rát ở khớp ngón chân là biểu hiện thường thấy của bệnh gút.
- Viêm khớp ngón chân: Các khớp ngón chân bị nhiễm virus trong quá trình điều trị chấn thương, gây tình trạng viêm, đau và biến dạng bề mặt sụn khớp. Đau ở khớp ngón chân cái hay các ngón chân khác có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh viêm khớp ngón chân.
Nhóm nguyên nhân tác động bên ngoài
Bên cạnh các tác động do bệnh lý từ bên trong, triệu chứng đau cũng có thể hình thành do một số nguyên nhân tác động bên ngoài như:
- Do chấn thương: Đau khớp ngón chân cái khi đá bóng, chạy bộ, tai nạn giao thông, trật khớp, vật nặng rơi vào chân,… là nguyên nhân phổ biến. Đa phần đau khớp ngón chân cái bên phải, bên trái hay ở vị trí khác do chấn thương đều có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, các trường hợp gãy, nứt xương ngón chân thì cần được điều trị chuyên sâu.
- Do tính chất công việc: Những công việc cần sự hoạt động liên tục của bàn chân như cầu thủ bóng đá, nghệ sĩ múa ballet, người mẫu, vận động viên chạy,… Việc sử dụng bàn chân liên tục với cường độ cao có thể gây sức ép lên các khớp ngón chân.
Triệu chứng đi kèm đau khớp ngón chân
Xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh, sưng đau khớp bàn ngón chân cái, ngón chân út hay ngón chân trỏ có thể kèm theo một số triệu chứng khác như:
- Sưng khớp và nóng đỏ: Tình trạng này thường xuất hiện tại các khớp bị viêm do nhiễm khuẩn, nhiễm virus.
- Đau nhức khớp: Thường xảy ra vào thời điểm về đêm, buổi sáng sau khi thức dậy hoặc diễn ra bất thường. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi và đau khi vận động bàn chân.
- Cứng khớp: Các khớp ngón chân có hiện tượng co cứng, tê bì, ngứa dẫn đến vận động kém linh hoạt. Thậm chí, bệnh nhân còn có thể bị mất cảm giác tại các khớp.
- Ngón chân biến dạng: Bệnh nhân có thể nhận biết bằng mắt thường những dấu hiệu biến dạng như ngón chân cái bị quặp về phía ngón chân trỏ, chân bị sưng lớn hơn,…
- Giảm sức lực ở chân: Khi bị sưng viêm và đau nhức, bàn chân sẽ gặp khó khăn trong việc vận động và chống đỡ cơ thể. Áp lực toàn toàn bộ cơ thể sẽ hạn chế khả năng di chuyển cho bệnh nhân.
Cách chẩn đoán bệnh
Để xác định chính xác nguyên nhân gây đau, bệnh nhân có thể được chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán chuyên sâu như:
- Chụp X-quang: Thông qua hình ảnh chụp khớp ngón chân, bác sĩ có thể xác định vị trí đau, mức độ tổn thương và nguyên nhân gây là đau do bệnh lý hay do tác động bên ngoài.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Khi nghi ngờ bệnh nhân bị đau do bệnh lý xương khớp, bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI. Phương pháp này có thể cho hình ảnh rõ nét về các mô mềm xung quanh khớp ngón chân như dây thần kinh, mao mạch, sụn khớp,… gặp vấn đề gì.
- Chọc hút dịch khớp: Nhằm xác định loại vi khuẩn, virus hay kháng thể có trong dịch khớp có thể gây ảnh hưởng đến khớp ngón chân, ví dụ như lượng axit uric dư thừa, tinh thể muối urat,…
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Phương pháp điều trị đau khớp ngón chân
Từ nguyên nhân và các biểu hiện cụ thể, bệnh nhân có thể được chỉ định hoặc tham khảo một số cách chữa tùy theo mức độ tiến triển của bệnh như sau:
Chữa bằng Tây y
Bệnh nhân bị đau khớp do bệnh lý xương khớp ở giai đoạn đầu sẽ được chỉ định dùng thuốc Tây mà chưa cần sự can thiệp của phẫu thuật hay vật lý trị liệu. Theo đó, bệnh nhân có thể tham khảo một số loại thuốc dạng bôi và uống để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh như sau:
- Thuốc giảm đau khớp thông thường không kê theo toa như paracetamol, acetaminophen,… dùng cho bệnh nhân xuất hiện những cơn đau dai dẳng gây khó khăn trong việc đi lại.
- Thuốc bôi chống sưng viêm không chứa steroid hoặc gel tinh dầu dùng để bôi lên các khớp ngón chân bị sưng và đau nhức.
- Khi bị cứng cơ hay tê bì, bệnh nhân được chỉ định các thuốc giãn cơ như diazepam, baclofen, dantrolene,…
- Cơn đau do bệnh gút, bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm nồng độ axit uric trong máu như colchicin, allopurinol, fabuxostat, probenecid, benzbriodaron,…
- Ngoài ra, bệnh nhân có thể bổ sung thêm thức uống cung cấp canxi và vitamin D để rút ngắn thời gian phục hồi.
Chữa bằng Đông y
Trong Đông y, căn bệnh này có thể được điều trị bằng dạng uống hoặc tác động vào huyệt đạo bị tổn thương. Bệnh nhân có thể tham khảo một số cách chữa đau nhức xương khớp bằng Đông y cụ thể như sau:
Bài thuốc uống
- Tác dụng: Trừ phong, hàn, cường kiện gân cốt, bồi bổ can thận, lưu thông khí huyết.
- Các vị thuốc: Liên kiều, ý dĩ, đan sâm, tang chi, bạch thược, tri mẫu, phòng phong, hoàng bá, tri mẫu mỗi vị lấy 12g. Thêm thổ phục linh và hy thiêm mỗi loại 20g. Thương truật, quế chi và cam thảo mỗi loại 8g. Kim ngân hoa, kết huyết đằng, tỷ giải cùng lượng 16g.
- Cách dùng: Sắc thang thuốc này với 1 lít nước, thu về được 2 chén thuốc. Bệnh nhân dùng thuốc để uống 2 lần mỗi ngày, uống khi còn ấm. Dùng đều đặn mỗi ngày 1 thang và liên tục trong 2 – 3 tuần.
Châm cứu bấm huyệt
Đây là biện pháp tác động vào điểm huyệt đạo trên các ngón chân bằng những cây kim châm nhỏ. Phương pháp này có tác dụng trong việc giảm đau, giãn cơ, lưu thông khí huyết và giảm viêm hiệu quả.
Châm cứu kết hợp bấm huyệt tại các khớp ngón chân nhằm mục đích giảm đau và thư giãn các khớp. Khi bị đau nhức khớp ngón chân, lương y thực hiện bấm huyệt bằng các nắm lấy ngón chân cái (hoặc ngón chân khác) kéo mạnh. Sau đó xoay xoay một lực vừa phải để tạo sự linh hoạt cho khớp, đồng thời tăng tiết dịch.
Cấy chỉ
Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa một đoạn chỉ tự tiêu Catgut vào huyệt đạo bị viêm, đau. Trong thời gian tự tiêu là 15 – 20 ngày, chỉ Catgut có tác dụng kích thích lên huyệt đạo bị tổn thương, giải phóng khí huyết bị ứ trệ. Từ đó giúp cho mạch máu tại khớp được lưu thông, giảm đau, giảm tê liệt và tăng chức năng vận động của khớp.
Chữa bằng mẹo dân gian tại nhà
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều bài mẹo dân gian sử dụng những nguyên liệu tự nhiên dùng để trị nhiều chứng bệnh như đau khớp ngón tay, viêm khớp cổ chân, viêm khớp khuỷu tay… Theo đó, các bài thuốc nam được người bệnh áp dụng phổ biến nhất có thể kể đến như:
- Cây tướng quân và dạ cẩm: Cho hai nguyên liệu này đem giã nát rồi trực tiếp đắp lên vị trí khớp chân bị đau. Bệnh nhân có thể thêm ít rượu trắng hoặc muối hạt đắp cùng để tăng độ hiệu quả.
- Đu đủ xanh và mễ nhân: Đu đủ xanh gọt vỏ, thái nhỏ rồi cho vào nồi cùng với mễ nhân. Thêm ít nước rồi đun sôi đến khi mễ nhân chín mềm thì tắt bếp. Dùng hỗn hợp này trực tiếp ăn khi còn nóng.
- Cà tím tươi: Cà tím đem thái mỏng rồi đun sôi với nước và lọc bỏ bã, lấy phần nước dùng để uống mỗi ngày.
- Trà xanh: Bệnh nhân có thể nấu trà xanh tươi với nước dùng để uống thay nước hàng ngày hoặc để ngâm chân.
- Rễ cây trinh nữ: Đem rửa sạch rồi sao vàng trên chảo nóng. Sau đó đem sắc với nước cho thật sôi rồi tắt bếp. Dùng nước rễ cây trinh nữ chia làm 3 bát, sử dụng hết trong ngày.
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định khi bệnh nhân bị đau khớp mức độ nặng, có thể gây biến chứng tê liệt hoặc tàn phế nếu không được điều trị. Nhằm hạn chế biến chứng, bệnh nhân sẽ được chỉ định một số kỹ thuật phẫu thuật cho khớp ngón chân như sau:
- Phẫu thuật cố định khớp ngón chân: Giúp các đốt xương ngón chân liền lại với nhau, đồng thời giảm triệu chứng đau nhức và khôi phục khả năng vận động, đi lại.
- Phẫu thuật thay khớp ngón chân: Thay thế các khớp ngón chân gặp vấn đề bằng khớp nhân tạo từ kim loại hoặc nhựa. Các khớp sau khi được thay thế sẽ hoạt động một cách bình thường.
Ngoài sự can thiệp sâu bên trong khớp, bệnh nhân có thể được chỉ định các phương pháp giảm đau không cần phẫu thuật như bó bột, nẹp ngón chân, băng thun,… để cố định vị trí khớp ngón chân.
Lời khuyên dành cho người bị đau khớp ngón chân
Dù đau ở mức độ nặng hay nhẹ, bệnh nhân cũng cần phải lưu ý những thói quen trong sinh hoạt để kiểm soát và phòng ngừa bệnh một cách tốt hơn, cụ thể như:
- Bỏ các thói quen xấu như bẻ khớp ngón chân, rút khớp,… Đây là những động tác khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra sớm hơn.
- Hạn chế tác động vào khớp ngón chân bằng việc mang giày dép thoải mái, có đế cứng và lót êm. Đặc biệt với phái nữ không nên mang giày cao gót, tránh tạo áp lực cho các khớp ngón chân.
- Dành thời gian tập luyện các bài tập tốt cho khớp ngón chân như: bài tập gắp bi, xoay khớp chân,…
- Chườm lạnh hoặc chườm nóng khi bị sưng, viêm cấp tính.
- Ngâm bàn chân với nước ấm pha gừng, muối hột hoặc tinh dầu trước khi đi ngủ.
Có thể thấy, đau khớp ngón chân có thể đi kèm với các triệu chứng khác tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Do đó, bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở khớp ngón chân.
NỘI DUNG HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!