Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Tê Chân Phải Làm Sao? Tư Vấn Chi Tiết

4.9/5 - (7 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là dấu hiệu bệnh lý nhiều người bệnh đang gặp phải. Bệnh gây khó khăn cho quá trình đi lại và di chuyển của người mắc. Ngoài ra, chứng bệnh này còn có thể gây ra những biến chứng khác hết sức nguy hiểm. Vì vậy người bệnh cần thăm khám và có phương pháp điều trị ngay khi phát hiện thấy các dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp có số lượng bệnh nhân tăng lên nhanh trong thời gian gần đây. Bệnh gây ra khi phần bao xơ của đĩa đệm bị rách. Nhân nhầy sẽ thoát ra khỏi vị trí ban đầu, tác động và làm ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác nhau như đau nhức vùng thắt lưng, mỏi và tê chân.

Theo các bác sĩ chuyên khoa khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, các dây thần kinh chạy dọc từ thắt lưng xuống hông và bàn chân sẽ bị ảnh hưởng. Cơn đau nhức sẽ xuất hiện và gây ra ảnh hưởng tới bàn chân. Nguy cơ người bệnh mắc chứng tê chân khi ấy là rất cao. Thậm chí nguy hiểm hơn nếu như các biện pháp điều trị không được tiến hành ngay. Bệnh tiếp tục diễn tiến nguy hiểm và có thể dẫn tới liệt chi. Khi đó, căn bệnh khiến người mắc không thể di chuyển, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt.

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là một trong số những triệu chứng khi người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là một trong số những triệu chứng khi người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm

Như vậy có thể kết luận thoát vị đĩa đệm gây tê chân là chứng bệnh NGUY HIỂM. Chúng tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng tới việc đi lại của bệnh nhân sau này. Chứng teo cơ, bại liệt là những biến chứng khôn lường của bệnh lý này. 

Bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết tùy theo vị trí của hệ thống rễ thần kinh bị chèn ép mà triệu chứng tê chân xuất hiện tại mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước đùi hoặc vùng gót chân. Các cảm giác tê bì thường không xuất hiện sau cơn đau. Nhưng nếu như bệnh nhân thường xuyên xuất hiện triệu chứng này thì có thể bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khác.

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân có nguyên nhân do đâu?

Chứng thoát vị đĩa đệm xảy ra khi bao xơ bị rách. Khi đó, nhân nhầy thoát ra ngoài và ảnh hưởng tới các rễ thần kinh. Khi các dây thần kinh bị chèn ép đồng nghĩa với quá trình truyền tín hiệu tới các chi bị suy giảm. Khi ấy các mạch máu khó lưu thông, tình trạng này kéo dài sẽ gây ra hiện tượng tê bì tay chân. Một số nguyên nhân gây ra chứng thoát vị đĩa đệm gây tê chân cụ thể như sau:

Ngồi sai tư thế kéo dài là nguyên nhân khiến thoát vị đĩa đệm gây tê chân
Ngồi sai tư thế kéo dài là nguyên nhân khiến thoát vị đĩa đệm gây tê chân
  • Ngồi sai tư thế trong thời gian dài: Đối tượng mắc nguyên nhân này thường là nhân viên văn phòng. Việc ngồi sai tư thế kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cột sống và gây ra các chứng đau nhức. Sau đó ảnh hưởng tới chân gây tê bì.
  • Vận động hoặc khuân vác nặng: Gây ảnh hưởng tới cột sống và đĩa đệm gây ra tình trạng thoát vị. 
  • Chấn thương do lao động hoặc tai nạn giao thông: Cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới đĩa đệm và cột sống.

Bác sĩ chuyên khoa lý giải khi bị thoát vị đĩa đệm, khối nhân nhầy thoát vị chèn ép tới các dây thần kinh khiến việc gập duỗi ở bàn chân khó khăn hơn. Khi các cơ không còn phát huy hoạt động như bình thường có thể dẫn đến mất kiểm soát ở vùng chân. Do đó, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tàn phế, bại liệt.

Như vậy, có thể thấy chứng thoát vị đĩa đệm gây tê chân là chứng bệnh nguy hiểm. Khi ấy, sự lưu thông máu giảm và không tới được vùng chân bị tê, vùng này có thể bị teo nhỏ. Khối lượng và kích thước giảm dần sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.

Điều trị thoát vị đĩa đệm gây tê chân như thế nào?

Bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm gây tê chân cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Sau khi chẩn đoán bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến và hiệu quả để điều trị căn bệnh này.

Sử dụng thuốc Tây y điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm gây tê chân

Thuốc Tây y là biện pháp được chỉ định với bệnh nhân mắc chứng thoát vị đĩa đệm này ở thể nhẹ. Sử dụng thuốc Tây cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhờ sự tiện lợi, dễ sử dụng và cho tác dụng nhanh. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà vì điều này có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm. Việc sử dụng loại thuốc nào? Liều lượng ra sao sẽ được bác sĩ kê đơn, chỉ định.

Thuốc Tây là liệu pháp điều trị được nhiều người bệnh lựa chọn
Thuốc Tây là liệu pháp điều trị được nhiều người bệnh lựa chọn

Các loại thuốc thường sử dụng với bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm gây tê chân như sau:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol là loại thuốc giảm đau phổ biến nhất. Thuốc có tác dụng giảm đau, giảm hiện tượng tê buốt do các dây thần kinh bị chèn ép.
  • Thuốc chống viêm: Bệnh nhân có thể được sử dụng Meloxicam hoặc Diclofenac. Các loại thuốc này sử dụng với mục đích làm giảm tình trạng viêm nhiễm.
  • Thuốc giãn cơ: Sử dụng giảm hiện tượng co cứng cơ ở người bệnh. Các loại thuốc phổ biến hiện nay là Myonal, mydocalm…
  • Vitamin: Sử dụng nhằm bổ sung dưỡng chất, tăng sức đề kháng cho người bệnh.

THAM KHẢO THÊM:

Dùng mẹo dân gian cải thiện triệu chứng

Người mắc thoát vị đĩa đệm gây tê chân ở giai đoạn nhẹ cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian trị thoát vị đĩa đệm để điều trị. Phương pháp mang lại hiệu quả, an toàn và cũng rất tiết kiệm chi phí. Người bệnh có thể tìm kiếm những dược liệu quen thuộc có ngay tại vườn nhà mình. Tuy nhiên để đạt hiệu quả với phương pháp này bệnh nhân cần kiên trì, không bỏ dở giữa chừng. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến có thể tham khảo: 

Xương rồng kết hợp với dấm nuôi và cám

Chuẩn bị: Xương rồng, cám gạo, dấm nuôi

Cách thực hiện:

  • Xương rồng cắt bỏ gai, thái miếng nhỏ và đem giã.
  • Cho thêm cám và dấm nuôi vào giã cùng với xương rồng cho đến khi trở thành hỗn hợp nhỏ.
  • Đem rang hỗn hợp trên chảo nóng.
  • Dùng lá chuối bọc hỗn hợp và chườm lên vị trí có cảm giác tê bì.
  • Thực hiện hàng ngày trong khoảng 10 ngày liên tiếp để thấy được hiệu quả bài thuốc.

Bài thuốc từ ngải cứu

Chuẩn bị: Lá ngải cứu, lá lốt, rượu và ống tre.

Cách thực hiện:

  • Lá ngải cứu đem rửa sạch và giã nhỏ.
  • Khi giã cho thêm một vài cái lá lốt và chút rượu gạo. Giã cho đến khi các dược liệu nhỏ nát.
  • Nhồi dược liệu vào một chiếc ống tre và mang hơ nóng trên bếp lửa.
  • Lọc lấy phần nước cốt sau đó bảo quản lạnh.
  • Sử dụng nước cốt để bôi lên vùng bị tê nhức mỗi ngày.

Bài thuốc từ cây trinh nữ

Chuẩn bị: Cây trinh nữ, nước

Sử dụng cây trinh nữ là mẹo dân gian được nhiều người lựa chọn
Sử dụng cây trinh nữ là mẹo dân gian được nhiều người lựa chọn

Cách thực hiện:

  • Cây trinh nữ đem rửa thật sạch.
  • Cho phần cây đã rửa sạch vào ấm sắc cùng với nước thật kỹ.
  • Sử dụng nước thuốc uống trong ngày.
  • Thực hiện phương pháp khoảng 2 tuần để có hiệu quả.

Bài thuốc từ lá mướp hương

Chuẩn bị: Lá mướp hương, muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Lá mướp hương đem rửa thật sạch sau đó mang đi giã nhỏ. Khi giã cho thêm chút muối hạt.
  • Sau khi dược liệu đã được giã nhỏ đem chườm hoặc đắp vào vị trí bị tê bì.
  • Thực hiện bài thuốc khoảng 1 tuần để thấy kết quả.

Các bài thuốc dân gian thường tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì mới đạt hiệu quả. Có thể kết hợp bài thuốc này với các phương pháp vật lý trị liệu khác để đạt hiệu quả cao nhất.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh không dùng thuốc hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng phương pháp này cùng với các biện pháp dùng thuốc khác. Dưới đây là một số phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả nhất hiện nay.

  • Châm cứu: Đây là liệu pháp xuất phát từ Đông y. Theo nguyên tắc điều trị, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng kim để châm vào các huyệt đạo liên quan trên cơ thể người bệnh. Tác động này sẽ giúp kích thích lưu thông máu tới các vị trí bị tê bì. Nhờ đó người bệnh sẽ giảm tê bì và đau nhức tại chân cũng như các vùng ảnh hưởng khác.
  • Kéo giãn cột sống: Thực hiện nhờ vào máy kéo giãn cột sống. Phần cột sống được tác động sẽ giảm ảnh hưởng của đĩa đệm lên cột sống cũng như các dây thần kinh. Từ đó giúp giảm đau, giảm tê bì chân tay hiệu quả.
  • Xoa bóp: Là phương pháp dùng lực của tay để tác động tới các vùng tê bì, đau nhức của người bệnh. Biện pháp phù hợp với các đối tượng mắc bệnh khác nhau từ người lớn tuổi cho tới nhóm đối tượng trẻ tuổi.
  • Yoga: Động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp người bệnh giảm đau nhức và giảm tê bì chân tay hiệu quả. Ngoài ra yoga cũng giúp người bệnh có tinh thần thoải mái và thư thái nhất. Nhờ đó bệnh nhân có thể nhanh chóng hồi phục căn bệnh.

Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật sẽ được chỉ định với các bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp dùng thuốc. Ngoài ra các bệnh nhân nặng cũng sẽ được thực hiện phương pháp điều trị này. Tuy nhiên phẫu thuật chỉ là giải pháp cuối cùng. Thực tế thống kê cho thấy chỉ có khoảng 5% số lượng bệnh nhân được chỉ định phương pháp này.

Việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm khá phức tạp nên cần thực hiện ngay tại các bệnh viện uy tín. Địa điểm phẫu thuật phải được trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết và máy móc hiện đại. Ngoài ra để ca phẫu thuật thành công cũng đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao.

Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm gây tê chân

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân có thể gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm nếu như không được điều trị sớm. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý vấn đề sau.

Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3 trong thực đơn hàng ngày
Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3 trong thực đơn hàng ngày
  • Bổ sung vào thực đơn hàng ngày các món ăn có chứa canxi, omega 3, chất xơ và vitamin.
  • Chú ý kiểm soát cân nặng tránh để tăng cân quá nhiều gây áp lực lên đĩa đệm và cột sống.
  • Ngồi đúng tư thế, tránh mang vác vật nặng.
  • Nên thực hiện các bài tập luyện nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng và phòng tránh bệnh tật.
  • Ngủ đúng giờ, không nên thức khuya, tránh căng thẳng, stress gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
  • Khi thấy các triệu chứng tê bì và đau nhức tăng lên cần tới gặp bác sĩ điều trị để được thăm khám và có hướng xử lý phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Người bệnh nên tới bệnh viện để khám và điều trị sớm, tránh nguy cơ biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Đồng thời, chủ động thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt để ngăn ngừa bệnh lý xương khớp nguy hiểm.

TÌM HIỂU THÊM:

Cập nhật: 4:49 PM , 30/05/2023
Hẹp ống sống cổ

Hẹp Ống Sống Cổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị

Hẹp ống sống cổ là tình trạng gây ra ảnh hưởng xấu đến tủy sống và rễ dây thần kinh,...
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Với tính...
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? - Chuyên gia nói gì?

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Nhiều Không? – Chuyên Gia Nói Gì?

Rất nhiều người cho rằng, việc nằm nghỉ ngơi sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh xương khớp...
Thuốc thoát vị đĩa đệm Nhật Bản

Thuốc Thoát Vị Đĩa Đệm Nhật Bản – Top 7 Loại Phổ Biến Nhất

Thuốc thoát vị đĩa đệm Nhật Bản được nhiều người mắc bệnh xương khớp lựa chọn và ứng dụng trong...
Thoát vị đĩa đệm có tập gym được không

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Tập Gym Được Không? Tư Vấn Từ Bác Sĩ

Thoát vị đĩa đệm có tập gym được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Thực tế quá trình...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top