Bấm Huyệt Chữa Đau Vai Gáy – Hướng Dẫn Chi Tiết Phương Pháp

5/5 - (5 bình chọn)

Bấm huyệt chữa đau vai gáy là phương pháp điều trị có nền tảng từ Đông y. Liệu pháp này không cần dùng thuốc nên hạn chế được tối đa tác dụng phụ nguy hiểm. Đặc biệt phù hợp với bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ, hiệu quả cải thiện nhìn thấy rõ rệt sau khi thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể về phương pháp này.

Bấm huyệt chữa đau vai gáy có hiệu quả không?

Bệnh đau vai gáy gây ra những cơn đau nhức khó chịu tại vùng cổ, vai. Cơn đau nhức có thể lan dần xuống cánh tay kèm theo là cảm giác ê bì, tê mỏi. Theo quan điểm của Đông y, bệnh đau vai gáy xuất hiện do tấu lý sơ hở, phong, hàn, thấp xâm nhập vào cơ thể. Từ đó khiến người bệnh bị tổn thương kinh lạc, khí huyết ứ trệ, dễ dàng dẫn tới hiện tượng đau vai gáy.

Cơn đau có thể bất ngờ xuất hiện và thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Trong trường hợp bị đau mà vẫn tiếp tục lao động quá sức, bê vác vật nặng có thể khiến cơn đau diễn tiến nghiêm trọng hơn.

Để điều trị bệnh đau vai gáy, bên cạnh phương pháp Tây y như dùng thuốc và phẫu thuật, liệu pháp điều trị Đông y được nhiều người lựa chọn. Điều trị bằng Đông y thường không gây tác dụng phụ. Trong số đó kỹ thuật bấm huyệt có tác dụng hiệu quả khi cải thiện các triệu chứng của bệnh đau vai gáy.

Bấm huyệt chữa đau vai gáy là phương pháp hiệu quả giúp giảm đau nhức vùng vai gáy
Bấm huyệt chữa đau vai gáy là phương pháp hiệu quả giúp giảm đau nhức vùng vai gáy

Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt là giảm chứng đau nhức, cứng cổ và tê bì. Bên cạnh đó, kỹ thuật này cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường thư giãn các nhóm cơ. Biện pháp này cũng tăng cường lưu lượng máu tới não. Nhờ vậy giúp người bệnh ngăn chặn tình trạng đau nhức nửa đầu vai gáy, phòng ngừa các biến chứng rối loạn tiền đình.

Nhiều người đánh giá kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt có hiệu quả nhanh chóng hơn so với sử dụng thuốc uống. Tuy nhiên, bác sĩ cũng cho biết biện pháp sẽ không tác động sâu vào vị trí bị đau nhức. Vì thế người bệnh nên kết hợp xoa bóp bấm huyệt với các bài thuốc uống và chườm đắp để khả năng hồi phục đáp ứng hiệu quả nhất.

Hướng dẫn chi tiết cách bấm huyệt chữa đau vai gáy

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy là biện pháp điều trị nhức mỏi vai gáy không dùng thuốc. Người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp này trong thời gian dài. Tuy nhiên đánh giá chung thì phương pháp này có hiệu quả nhiều hơn với những bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ. Để đạt hiệu quả nhất người bệnh cũng cần thực hiện đúng kỹ thuật. Phần dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách bấm huyệt chữa đau vai gáy.

Thực hiện xoa bóp vùng vai gáy

Xoa bóp là bước cần thực hiện trước khi ấn hoặc day trực tiếp lên các huyệt vị. Tác dụng của bước này là làm nóng các cơ, khởi động kỹ càng cho các thao tác bấm huyệt sau. Bên cạnh đó, xoa bóp cũng giúp giảm đau nhức, tăng cường tuần hoàn máu. Tình trạng đau đầu chóng mặt cũng được cải thiện nhờ liệu pháp này.

Hướng dẫn kỹ thuật xoa bóp vùng vai gáy

  • Ngồi thẳng lưng: Mắt nhìn thẳng, phần tay cần được thả lỏng. Một tư thế khác có thể sử dụng đó là bệnh nhân nằm sấp trên giường.
  • Kỹ thuật xoa: Thực hiện xoa từ vùng cổ, sau gáy cho tới vùng bả vai. Mỗi bên nên xoa 2 lần và thực hiện bằng cả 2 tay với thời gian cần thực hiện động tác là từ 3 – 5 lần.
  • Kỹ thuật day: Sử dụng ngón cái ấn lên da, sau đó thực hiện xoay tròn di chuyển từ vùng trung tâm gáy tới bả vai. Nên thực hiện thao tác từ 2 – 3 lần.
  • Kỹ thuật bóp: Sử dụng lực của bàn tay để nắm và kéo toàn bộ vùng da ở cổ. Sau đó từ từ thả xuống di chuyển dần sang bả vai khoảng 5 lần. Để đạt hiệu quả hơn nên dùng cùng với rượu thuốc hoặc dầu nóng.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất, người bệnh nên được hỗ trợ bởi bác sĩ Đông y hoặc thầy thuốc có kinh nghiệm. Việc tự ý thực hiện có thể gây ảnh hưởng tới vùng vai gáy đang bị đau nhức và tổn thương.

Tiến hành bấm huyệt chữa đau vai gáy

Khi đã hoàn thành bước xoa bóp, người bệnh cần được day, ấn và tác động lực vào các huyệt vị. Thao tác sẽ giúp giảm tình trạng đau nhức và mỏi tại vùng vai gáy và cải thiện hiện tượng tê cứng vùng cổ. Người bệnh nên tìm tới sự hỗ trợ của bác sĩ Đông y hoặc thầy thuốc để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Việc bấm huyệt được thực hiện sau khi đã xoa bóp vùng vai gáy
Việc bấm huyệt được thực hiện sau khi đã xoa bóp vùng vai gáy

Người bệnh nên tập trung day ấn các huyệt vị sau để nhanh chóng khỏi cảm giác ê mỏi và đau nhức vùng vai gáy.

  • Huyệt phong trì: Đây là huyệt đạo có vị trí tại vùng lõm vờ ngoài cơ thang và phía trong cơ ức đòn chũm. Thao tác bấm huyệt này cần có cường độ nhẹ. Sau đó mức độ cần tăng dần để giảm được hiện tượng đau nhức. Bệnh nhân bị đau nhức do thời tiết bất ngờ chuyển lạnh hoặc hoạt động sai tư thế nên tập trung bấm dây huyệt đạo này.
  • Huyệt phong phủ: Đây là huyệt đạo có vị trí tại vùng lõm từ gáy tới chân tóc 1 thốn. Thực hiện day và ấn huyệt khoảng 3 phút để giảm đau vai gáy, giảm đau nửa đầu, ù tai hoặc hoa mắt.
  • Huyệt thiên trụ: Vị trí huyệt đạo nằm tại vùng sau gáy, từ chân tóc gáy lên khoảng 0.5 thốn. Thực hiện day và ấn huyệt này khoảng 3 phút để giảm đau nhức hiệu quả.
  • Huyệt đại chùy: Vị trí của huyệt đạo này nằm ở dưới phần gai đốt sống cổ C7. Tác động vào huyệt vị giúp giảm cảm cúm và hiện tượng tê cứng vai gáy.

Việc day bấm huyệt cần tập trung vào vị trí các huyệt vị kể trên. Kiên trì thực hiện phương pháp này sẽ giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên bệnh nhân nên được hỗ trợ từ phía người có chuyên môn để đảm bảo thực hiện kỹ thuật đúng nhất.

THAM KHẢO:

Lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa đau vai gáy

Bấm huyệt chữa đau vai gáy là biện pháp giảm đau an toàn hạn chế dùng thuốc. Để đạt hiệu quả cao nhất, việc thực hiện đúng kỹ thuật là quan trọng nhất. Bên cạnh đó người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

Thực hiện day và bấm huyệt ở mức độ vừa phải
Thực hiện day và bấm huyệt ở mức độ vừa phải
  • Chữa đau vai gáy bằng phương pháp bấm huyệt là phương pháp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này không cho hiệu quả triệt để căn nguyên của bệnh. Vì thế bệnh nhân nên kết hợp các biện pháp khác để điều trị triệt để.
  • Thực hiện day và bấm huyệt với cường độ vừa phải, không nên sử dụng lực quá mạnh vì có thể gây tổn thương vùng vai gáy.
  • Không thực hiện bấm huyệt chữa đau vai gáy khi vừa ăn no. Người bệnh nên được bấm huyệt vào buổi sáng hoặc buổi tối.
  • Người bệnh nên tới những cơ sở y tế để thực hiện bấm huyệt để đảm bảo hiệu quả. Có thể kết hợp bấm huyệt và thực hiện vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị.
  • Bệnh nhân mắc đau vai gáy kéo dài do yếu tố bệnh lý nền nên thực hiện việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Khi thực hiện bấm huyệt nên thận trọng đồng thời sử dụng kết hợp với các liệu pháp điều trị khác.
  • Bệnh nhân nên ngừng phương pháp này khi cảm thấy cơn đau nhức tăng lên. 
  • Bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm có chứa nhiều canxi. Điều này giúp tăng cường sự chắc khỏe cho xương khớp.
  • Không sử dụng đồ uống có chứa cồn và các chất kích thích khác.
  • Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu khác như châm cứu để quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.
  • Thực hiện khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan tới xương khớp.

Bấm huyệt chữa đau vai gáy là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Đây là liệu pháp giảm đau nhức an toàn và ít tác dụng phụ. Người bệnh nên nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ Đông y giỏi chuyên môn để hiệu quả điều trị đảm bảo nhất.

THÔNG TIN THÊM:

Cập nhật: 5:43 PM , 19/06/2023
Đau lưng nhức mỏi vai gáy

Đau Lưng Nhức Mỏi Vai Gáy: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh

Đau lưng nhức mỏi vai gáy có thể do việc vận động mạnh gây ảnh hưởng cũng có thể là...
Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền

Điều Trị Đau Vai Gáy Bằng Y Học Cổ Truyền – Bài Thuốc Tốt Nhất

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền nhờ các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên được...
Đau vai gáy nên ăn gì

Đau Vai Gáy Nên Ăn Gì? Top 8 Thực Phẩm Có Lợi Nhất

Đau vai gáy nên ăn gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Chế độ ăn phù hợp...
đau mỏi vai gáy hoa mắt chóng mặt

Đau Mỏi Vai Gáy Hoa Mắt Chóng Mặt Là Bệnh Gì, Cách Xử Lý Ra...

Trên thực tế, có khá nhiều người đã từng gặp phải triệu chứng đau mỏi vai gáy, hoa mắt, chóng...
Đau vai gáy mất ngủ: Nguyên nhân, cách chữa và phòng tránh bệnh hiệu quả

Đau Vai Gáy Mất Ngủ: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị Và Phòng Bệnh

Đau vai gáy mất ngủ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ người trẻ đến người già. Tình...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top