Bị đau vai gáy có nguy hiểm không và làm sao để phòng tránh bệnh?
Đau vai gáy là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay và có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng. Bệnh do quá trình sinh hoạt, vận động, làm việc hoặc do vấn đề tuổi tác khiến xương khớp bị yếu đi và gây tổn thương ở vùng vai gáy. Vậy tình trạng đau vai gáy có nguy hiểm không và phòng ngừa bệnh như thế nào?
Giải đáp: Tình trạng đau vai gáy có nguy hiểm không?
Bệnh đau vai gáy có thể dễ dàng nhận biết thông qua những cơn đau nhức ở cổ, vai, gáy, khiến việc cử động trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và không chú ý, nghĩ rằng một thời gian bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng các chuyên gia cho biết, nếu không xử lý kịp thời, bệnh đau vai gáy có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
Biến chứng thiếu máu não, rối loạn tiền đình
Tiền đình là cơ quan nằm ở vị trí phía sau của ốc tai, chức năng của cơ quan này là duy trì sự thăng bằng và phối hợp cử động của toàn bộ cơ thể. Khi dây thần kinh số 8 bị tổn thương, rối loạn tiền đình sẽ xảy ra và gây đau đầu, ù tai, mất thăng bằng, hoa mắt, váng đầu, choáng váng,…
Ngoài ra, đau vai gáy cũng khiến mạch máu lên não bị chèn ép và không thể cung cấp đủ oxy cũng như chất dinh dưỡng tới não. Người trên 50 tuổi thường rất hay gặp phải tình trạng này.
Thiểu năng tuần hoàn não
Đau vai gáy có nguy hiểm không, câu trả lời là có, vì bệnh có thể gây thiểu năng tuần hoàn não. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não xảy ra do huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, viêm tắc động mạch,… Ngoài ra, các chuyên gia cũng khẳng định đau vai gáy cũng là một nguyên nhân gây bệnh.
Khi máu tuần hoàn lên não, đi qua cổ vai gáy và bị những cơn co cứng đột ngột chèn ép sẽ làm tắc nghẽn cũng như gián đoạn quá trình lưu thông máu lên não bộ. Nếu bạn bị đau vai gáy kèm hoa mắt, nhức đầu, trí nhớ giảm, kém tập trung, rối loạn cảm xúc,… thì rất có thể tình trạng thiểu năng tuần hoàn não đã xảy ra.
Bị đau vai gáy có nguy hiểm không – Nguy cơ rối loạn thần kinh thực vật
Các cơn đau ở vai gáy quá nặng có thể gây hẹp cột sống hoặc gây chèn ép lên tủy sống ở vùng cổ và gây rối loạn thần kinh thực vật. Điều này có thể khiến người bệnh bị nhịp tim nhanh chậm bất thường, trí nhớ suy giảm, đau nhức đầu, khó thở, hoặc bị tiêu chảy, táo bón,…
Tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra ở những người bị đau vai gáy do ngồi làm việc không đúng tư thế, thói quen sinh hoạt không khoa học.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết thêm, khi bị thoái hóa đốt sống cổ, các đốt sống bị bào mòn, chèn ép dây thần kinh và dẫn đến tình trạng nhức mỏi vai gáy. Nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn bình thường.
Tổn thương thần kinh cánh tay
Khi các cơn đau vai gáy lan rộng ra vai và lan xuống cánh tay sẽ gây tổn thương đám rối thần kinh ở cánh tay. Người bệnh sẽ bị tê bì tay, teo cơ, khả năng vận động giảm, thậm chí còn bị liệt vận động ở cánh tay, bàn tay,….
Tổn thương ở thần kinh cánh tay không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
XEM THÊM
Một số ảnh hưởng khác
Đau vai gáy kéo dài cũng khiến người bệnh luôn mệt mỏi, khó ngủ và kèm theo một biến chứng khác như: Tăng huyết áp, cơ thể suy nhược, trầm cảm và giảm năng suất lao động, luôn căng thẳng và ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống.
Ở trẻ nhỏ, bệnh đau mỏi vai gáy có thể là dấu hiệu của tình trạng u hố sau. Đây là bệnh khá nguy hiểm, chính là u vùng tiểu não, góc tiểu cầu não. Cơn đau lan nhanh từ vùng chẩm xuống gáy và khiến trẻ bị cứng gáy, cổ cứng, đi không vững,….
Vậy khi đánh giá tình trạng đau vai gáy có nguy hiểm không, một lần nữa phải khẳng định là CÓ. Bệnh có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống hàng ngày. Vậy nên ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh, bạn nên đi khám để được bác sĩ chụp chiếu, chẩn đoán chính xác bệnh, tránh để bệnh tiến triển nhanh và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Phòng ngừa đau vai gáy hiệu quả
Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, ngay từ bây giờ bạn có thể phòng ngừa bệnh đau mỏi vai gáy bằng những cách sau:
- Thay đổi tư thế ngồi học, ngồi làm việc. Nên ngồi đúng tư thế, thẳng lưng, loại bỏ tình trạng xoay cổ, vặn cổ quá đột ngột.
- Không nên mang vác đồ vật quá nặng, có thể nhờ sự hỗ trợ từ những người xung quanh hoặc máy móc.
- Không tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ dẫn của bác sĩ vì có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, C, kali,… để giúp xương chắc khỏe hơn.
- Nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức và không dành thời gian nghỉ ngơi.
- Uống đủ nước hàng ngày và không nên hút thuốc lá, uống bia, uống rượu.
- Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh cũng như theo dõi bệnh.
Vậy qua bài viết này chắc hẳn bạn đọc đã biết được bị đau vai gáy có nguy hiểm không. Bệnh gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến hệ xương khớp và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không xử lý kịp thời. Người bệnh nên phát hiện bệnh sớm và có lối sống khoa học để phòng ngừa bệnh cũng như đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
ĐỌC NGAY
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!