Thoái Hóa Đốt Sống Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

5/5 - (5 bình chọn)

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh xương khớp có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh sớm được chuyên gia y tế khuyến cáo hàng đầu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về căn bệnh này.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là bệnh gì?

Cột sống cổ có cấu trúc bao gồm 7 đốt sống và được ngăn cách với nhau bởi đĩa đệm. Ngoài ra trong cấu trúc của cột sống còn có dây chằng và nhiều dây thần kinh. Đĩa đệm sẽ hấp thụ xung động để cổ hoạt động tốt nhất, tránh chấn thương xảy ra.

Thời gian và tuổi tác sẽ khiến đĩa đệm bị xẹp dần, phần dây chằng cũng bị xơ cứng. Từ đó xương phát triển lệch khiến dây thần kinh bị chèn ép gây đau nhức. Đây chính là cơ chế gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.

Bệnh thoái hóa cột sống nói chung thường xảy ra với người lao động nặng thường xuyên hoặc những đối tượng trong tuổi trung niên. Tuy nhiên điểm đáng lo ngại nhất là xu hướng mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa, rất nhiều bệnh nhân đã mắc bệnh khi chỉ mới 30 tuổi.

"<yoastmark

Nếu như không được điều trị sớm và kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân có thể bị liệt và không thể vận động hay đi lại.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Nghiên cứu và đánh giá nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ để có thể điều trị và phòng bệnh tốt hơn. Dưới đây là những nguyên nhân đã được chứng minh có liên quan đến căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ:

  • Sai tư thế: Ngồi làm việc sai tư thế trong khoảng thời gian quá dài hoặc thường xuyên mang vác đồ vật nặng ảnh hưởng tới cổ là nguyên nhân dẫn tới đốt sống cổ bị thoái hóa.
  • Hoạt động cúi cổ quá nhiều: Vấn đề này xảy ra với những người làm việc máy tính trong thời gian dài, đồng thời thường xuyên phải cúi đầu.
  • Thói quen sinh hoạt: Việc ăn uống thiếu canxi, vitamin, sử dụng nhiều chất kích thích cũng là nguyên nhân gây bệnh. 
Sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây bệnh
Sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Tác nhân trên qua thời gian dài sẽ khiến sụn và xương cổ bị thoái hóa. Cụ thể những thay đổi này gồm có: Thoái hóa đĩa đệm, thay đổi về xương và xơ hóa dây chằng. Người bệnh nên tới bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị sớm khi phát hiện thấy các biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Căn bệnh có sự tiến triển âm thầm, trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ rệt. Vì vậy bệnh nhân có thể chỉ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn sau.

Dưới đây là một số triệu chứng thoái hóa cột sống cổ để người bệnh tham khảo:

  • Hiện tượng đau nhức xảy ra ở vùng cổ sau đó lan dần xuống bả vai, cánh tay, thậm chí cả bàn tay.
  • Lực ở cánh tay giảm và càng ngày càng yếu dần khiến vận động khó khăn. Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ có thể nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác nên người bệnh cần hết sức chú ý.
  • Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng tê cánh tay, bàn tay hoặc thậm chí là các ngón tay.
  • Cứng cổ và khó vận động vùng cổ kèm theo hiện tượng đau nhức vùng cổ dưới gáy. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu khá điển hình, người bệnh nên thăm khám ngay khi phát hiện.
  • Chóng mặt, mất khả năng giữ thăng bằng, rối loạn chức năng tiểu tiện.

Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu kể trên người bệnh nên tới bệnh viện chuyên khoa để thăm khám. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn.

Thoái hóa đốt sống cổ có phải là căn bệnh nguy hiểm?

Thoái hóa đốt sống cổ không gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh nhưng biến chứng gây ra ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của bệnh nhân.

"Bệnh

  • Rối loạn tiền đình khiến bệnh nhân thường xuyên đau đầu, chóng mặt và buồn nôn khi thay đổi tư thế. Nếu như kéo dài hiện tượng này, người bệnh có thể bị mệt mỏi, lo lắng, suy nhược. 
  • Biến chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây chèn ép dây thần kinh, bại liệt hoặc rối loạn thực vật. Biến chứng này hết sức nguy hiểm vì có thể khiến bệnh nhân không thể vận động.

Bác sĩ chuyên khoa nhận định bất cứ biến chứng nào của bệnh có thể dẫn tới suy giảm chức năng vận động của bệnh nhân.

Phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Hiện nay để nhận định chính xác tình trạng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm sau:

  • X-quang đốt sống cổ: Thông qua phương pháp này có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu bất thường. Bác sĩ có thể nhìn thấy gai xương xuất hiện trên thân đốt sống, chiều cao đĩa đệm giảm, hẹp lỗ liên hợp, mất đường cong sinh lý…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp hiện đại có tác dụng xác định chính xác vị trí rễ thần kinh đang bị chèn ép. Thông qua hình ảnh chụp lại có thể xác định mức độ hẹp cột sống, phát hiện viêm đĩa đệm cột sống và các khối u.
  • Chụp CT-scan: Phương pháp giúp xác định chính xác tình trạng của cột sống. Tuy nhiên do yếu tố chính xác kém hơn nên liệu pháp này chỉ được chỉ định khi bệnh nhân không có đủ điều kiện tài chính thực hiện chụp cộng hưởng từ.
Chụp cộng hưởng từ là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả và hiện đại
Chụp cộng hưởng từ là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả và hiện đại

Biện pháp điều trị căn bệnh hiệu quả nhất

Thông qua những phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng trị bệnh phù hợp. Hiện nay, bệnh nhân có thể thực hiện việc điều trị căn bệnh bằng thuốc Tây hay thuốc Đông y và một số biện pháp khác.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Thực tế thuốc Tây là phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ phổ biến nhất. Phương pháp thường cho hiệu quả giảm đau nhanh và rất phù hợp với các cơn đau cấp tính. 

  • Thuốc giảm đau: Loại thuốc phổ biến hơn cả hiện nay là Paracetamol, Aspirin,… Thuốc có tác dụng giảm nhanh triệu chứng đau nhức, khó chịu ở vùng cột sống cổ bị thoái hóa.
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc phổ biến trong nhóm này là Diclofenac, Indomethacin, Ibuprofen,… Thuốc được sử dụng với mục đích giảm tình trạng viêm xảy ra ở vùng đốt sống cổ bị thoái hóa.
  • Thuốc giãn cơ: Phổ biến hơn cả là Notrixum, Acrium, Eretab,… Thuốc được chỉ định với trường hợp bệnh nhân bị đau nhức kèm theo hiện tượng co cứng cơ.
  • Thuốc chống động kinh: Bao gồm thuốc Phenytoin, Carbamazepin, Valproat, Oxcarbazepin. Chỉ sử dụng thuốc khi cần phòng tránh các biến chứng chèn ép dây thần kinh.
  • Vitamin: Bệnh nhân thường được chỉ định bổ sung các vitamin D, K, D. Tác dụng của nhóm thuốc này là cung cấp dưỡng chất, thúc đẩy quá trình hồi phục.

Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý tăng giảm liều lượng. Quá trình điều trị nếu bỏ dở giữa chừng có thể khiến bệnh tình không thuyên giảm.

Trị bệnh bằng thuốc Đông y

Đông y trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng những dược liệu tự nhiên. Biện pháp này được đánh giá cho hiệu quả cao, an toàn và không gây tác dụng phụ. Tuy vậy để đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân cần kiên trì dùng thuốc.

"Thuốc

Một số bài thuốc dân gian được nhiều bệnh nhân lựa chọn:

Bài thuốc từ ngưu tất, thục địa và đan sâm

  • Dược liệu sử dụng: Thục địa, ngưu tất, đan sâm mỗi dược liệu 10g. Đương quy, kê huyết đằng, thỏ ty tử, quy bản, bạch thược, hoàng bá mỗi dược liệu 8g.
  • Thực hiện: Dược liệu cho toàn bộ vào sắc cùng với nước thật kỹ, sau khi cô lại dùng nước thuốc để uống.

Bài thuốc từ quế chi, tri mẫu và thạch cao

  • Dược liệu sử dụng: Thạch cao, quế chi, tri mẫu mỗi dược liệu 10g, cam thảo 6g.
  • Thực hiện: Cho toàn bộ dược liệu vào ấm sắc chung với nước, chắt nước thuốc để uống trong ngày.

ĐỌC THÊM: Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không và tư vấn chi tiết

Mẹo dân gian trị bệnh tại nhà

Bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ ở giai đoạn nhẹ có thể sử dụng các mẹo dân gian. Nguyên liệu của phương pháp này thường rất quen thuộc và dễ dàng tìm kiếm. Phương pháp được thực hiện ngay tại nhà nên rất tiết kiệm chi phí điều trị.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng lá ngải cứu

Lá ngải cứu có thành phần kháng viêm hiệu quả, bài thuốc từ dược liệu được sử dụng phổ biến. Trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp này cần 1 quá trình kiên trì.

Trong lá ngải cứu có thành phần kháng viêm, giảm đau hiệu quả
Trong lá ngải cứu có thành phần kháng viêm, giảm đau hiệu quả

Chuẩn bị: Bên cạnh lá ngải, người bệnh cần chuẩn bị thêm 1 chút mật ong.

Thực hiện:

  • Lá ngải đem nhặt bỏ lá úa và ngâm rửa thật sạch.
  • Sau khi lá ráo nước cần cho dược liệu vào cối giã nhỏ, lọc lấy nước cốt.
  • Người bệnh sử dụng phần nước cốt này pha với mật ong để uống trong ngày.
  • Bài thuốc nên thực hiện liên tục từ 10 đến 12 ngày để thấy chuyển biến của bệnh.

Bài thuốc từ cây xấu hổ

Là loài cây quen thuộc trong cuộc sống, cây xấu hổ cũng được dùng điều trị bệnh xương khớp. Bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ có thể sử dụng dược liệu này bằng cách sắc nước uống hàng ngày.

Bài thuốc trị bệnh từ cây xấu hổ được nhiều bệnh nhân lựa chọn
Bài thuốc trị bệnh từ cây xấu hổ được nhiều bệnh nhân lựa chọn

Chuẩn bị: Cây xấu hổ.

Thực hiện:

  • Cây xấu hổ mang về cắt bỏ phần lá úa vàng sau đó rửa sạch đất cát và để ráo nước.
  • Thân, lá cây sau đó cần được cắt thành từng khúc nhỏ, đem phơi khô.
  • Dược liệu đã khô đem đun kỹ cùng với nước và sử dụng nước này để uống hàng ngày.

Một số biện pháp điều trị khác

Bên cạnh điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc, bệnh nhân cần thực hiện một số phương pháp khác. Bài tập luyện thể dục tại nhà là cách để thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn. Phương pháp có thể được thực hiện song song với việc dùng thuốc.

Bài tập gập cổ

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ này có tác dụng giảm đau và tăng cường sự linh hoạt cho cơ cột sống cổ. Động tác khá đơn giản nên bệnh nhân có thể tập luyện ngay tại nhà.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bệnh nhân xuất phát từ tư thế đứng với chân dang rộng bằng vai. Khi đó 2 tay đan vào nhau theo hướng ép chặt phía trước vùng bụng.
  • Cổ gập về phía đằng trước sao cho cằm chạm ngực.
  • Đầu từ tư thế ban đầu từ từ ngả về phía sau và giữ nguyên trong khoảng thời gian 5 giây.
  • Thực hiện bài tập mỗi ngày khoảng 3 lần để có hiệu quả.

Bài tập tư thế xoay cổ

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh gì là thắc mắc chung của nhiều người. Bệnh nhân có thể thực hiện bài tập với động tác xoay cổ. Kiên trì tập luyện sẽ giúp tăng sự linh hoạt cho vùng cột sống cổ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bệnh nhân thực hiện bài tập này ở tư thế ngồi và thả lỏng cơ thể.
  • Động tác đầu tiên là từ từ cúi đầu về phía trước sao cho phần cằm chạm ngực.
  • Tiếp theo nghiêng cổ sang bên trái và chạm vai, sau đó về tư thế ban đầu.
  • Người tập thực hiện động tác ngả đầu ra phía sau lưng mắt hướng lên trên. Mỗi tư thế thực hiện cần giữ nguyên trong khoảng thời gian là 5 tới 7 giây.
  • Bài tập nên được thực hiện mỗi ngày 2 lần để có hiệu quả cao nhất.

Lưu ý khi điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được thay đổi liều lượng thuốc. Điều này có thể khiến việc điều trị không đạt hiệu quả như mong muốn.
  • Điều trị bằng mẹo dân gian cần lựa chọn dược liệu an toàn và đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó không nên lạm dụng phương pháp này trong thời gian dài.
  • Chọn lựa bệnh viện khám và điều trị uy tín, đảm bảo độ tin cậy và có chuyên môn cao nhất.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để thay đổi phương hướng điều trị phù hợp.
  • Bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn khoa học bổ sung thực phẩm có chứa nhiều canxi, omega 3. Hạn chế sử dụng các đồ có chứa chất kích thích hoặc đồ ăn chế biến sẵn.
  • Người bệnh nên tập luyện thể thao thường xuyên để cải thiện tình trạng bệnh và thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân cần thực hiện việc điều trị sớm để có thể hồi phục hoạt động của cột sống cổ.

ĐỪNG BỎ QUA:

Cập nhật: 4:51 PM , 30/05/2023
Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì

Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Và Giải Đáp Chi Tiết

Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Thực tế chế...
thoái hóa cột sống có chữa được không

Thoái Hóa Cột Sống Có Chữa Được Không? Giải Đáp Chi Tiết

Thoái hóa cột sống có chữa được không là thắc mắc của đa số người bệnh trước thông tin đây...
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Bài Tập Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Và Tổng Hợp 10 Động Tác Phổ Biến...

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ có hiệu quả giảm đau, tăng cường độ linh hoạt cho hệ thống...
Cách chữa thoái hóa cột sống

TOP 6 Cách Chữa Thoái Hóa Cột Sống An Toàn Hiệu Quả

Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp mãn tính xuất hiện ở người trung tuổi nhưng đang có xu...
Tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống lưng - Nằm ngửa

5 Tư Thế Nằm Cho Người Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Tránh Bị Đau Nhức

Tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống lưng không bị đau là vấn đề được nhiều người quan...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top