Mỏi Vai Gáy Phải Làm Sao? Tổng Hợp 11 Mẹo Chữa Tại Nhà Hiệu Quả

5/5 - (5 bình chọn)

Mỏi vai gáy phải làm sao là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Thực tế với những trường hợp cơn đau nhẹ và mới xuất hiện bệnh nhân hoàn toàn có thể nghỉ ngơi kết hợp các mẹo điều trị tại nhà, thay vì việc ngay lập tức tới bệnh viện. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin tổng hợp các phương pháp hiệu quả nhất.

Mỏi vai gáy phải làm sao? Tổng hợp các mẹo chữa tại nhà hiệu quả

Mỏi vai gáy là tình trạng ê mỏi xảy ra tại vùng cổ, vùng vai gáy. Tình trạng này có thể bất ngờ xuất hiện sau đó lặp lại khiến người mắc cảm thấy mệt mỏi. Trong một số trường hợp hiện tượng đau nhức có thể xuất hiện kèm theo dấu hiệu mỏi.

Bệnh nhân bị đau mỏi vai gáy do vận động không đúng tư thế có thể khỏi sau 1 tháng khi kết hợp nghỉ ngơi với việc sử dụng các mẹo chữa ngay tại nhà. Phần dưới đây là tổng hợp các phương pháp được áp dụng và cho hiệu quả cao.

Bài thuốc từ hạt gấc

Đau vai gáy nên làm gì? Bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc từ hạt gấc dưới đây để giảm đau và điều trị. Theo Đông y hạt gấc có vị đắng, tính ôn. Dược liệu được sử dụng trong việc tiêu thũng, giảm đau, chống ứ. Hạt gấc được sử dụng trong việc giảm đau nhức xương khớp, ê mỏi vai gáy hoặc chấn thương.

Mỏi vai gáy phải làm sao đừng bỏ qua bài thuốc từ hạt gấc
Mỏi vai gáy phải làm sao? Đừng bỏ qua bài thuốc từ hạt gấc

Y học hiện đại cho rằng trong nhân hạt gấc có chứa rất nhiều hoạt chất thiết yếu. Trong đó có các hoạt chất lipit, xenlulo, invedaxa. Thực tế đây là những thành phần có tác dụng chống viêm, làm dịu cơn đau và giảm sưng tấy. Vì thế từ lâu bài thuốc giảm đau nhức xương khớp từ hạt gấc đã được áp dụng.

Chuẩn bị: Hạt gấc đã chín, rượu gạo.

Thực hiện:

  • Từ quả gấc cắt đôi để lấy hạt. Thực hiện bỏ màng đỏ bên ngoài hạt. Sau đó mang phần hạt đi phơi khô.
  • Sử dụng hạt gấc khô để rang cho đến khi có mùi thơm.
  • Cho hạt đã rang vào cối và giã thật nhỏ.
  • Đem ngâm hạt với rượu gạo. Tốt nhất nên sử dụng bình thủy tinh.
  • Ngâm hạt gấc với rượu trong thời gian khoảng 1 tuần.
  • Sau đó dùng rượu gấc thoa đều lên vùng vai gáy bị nhức mỏi lâu ngày.
  • Người thực hiện có thể xoa bóp nhẹ nhàng để phần dưỡng chất được thẩm thấu vào cơ thể.
  • Nên thực hiện bài thuốc khoảng 3 lần mỗi ngày. Khi cơn đau xuất hiện cũng có thể sử dụng thuốc xoa đều để có hiệu quả giảm đau ngay.

Tuy nhiên người sử dụng cũng cần lưu ý, trong thành phần của hạt gấc có chứa một số độc tố. Vì thế người sử dụng không nên bôi lên vết thương hở. Tuyệt đối không nên sử dụng theo đường uống. Hiện tượng ngộ độc có thể xảy ra.

Bài thuốc từ lá ngải cứu

Đau vai gáy nên làm gì? Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc với ngải cứu để giảm tình trạng đau mỏi. Theo Y học cổ truyền, ngải cứu là loài cây có vị hơi đắng, có mùi thơm.

Trong thành phần của cây có chứa hoạt chất kháng viêm, tinh chất giảm đau. Đây cũng là dược liệu có tác dụng cầm máu và hoạt huyết. Vì thế, lá ngải cứu được sử dụng phổ biến trong việc điều trị chứng đau nhức.

Thành phần từ ngải cứu có tác dụng giảm đau và kháng viêm hiệu quả
Thành phần từ ngải cứu có tác dụng giảm đau và kháng viêm hiệu quả

Sử dụng bài thuốc từ lá ngải cứu sẽ giúp khu vực cổ và vai gáy tăng cường lưu thông máu. Từ đó giảm tình trạng co cứng ở cổ. Đây cũng là bài thuốc có thể thực hiện với bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm.

Bài thuốc 1: Chườm lá ngải cứu

Chuẩn bị: Ngải cứu tươi và muối hạt

Thực hiện:

  • Nhặt bỏ lá úa và đem ngải cứu đi rửa thật sạch.
  • Sau khi đã ráo nước cho ngải cứu vào chảo rang nóng. Trong quá trình rang cho thêm một chút muối hạt.
  • Khi toàn bộ dược liệu còn ấm cho vào túi chườm.
  • Dùng túi chườm để đắp lên vùng vai gáy đang bị đau.
  • Nếu thuốc nguội có thể đem rang cho ấm nóng và tiếp tục sử dụng.
  • Sử dụng bài thuốc khoảng 2 lần mỗi ngày và trong khoảng thời gian 10 phút mỗi lần để có hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 2: Uống nước lá ngải cứu là mẹo chữa mỏi vai gáy hiệu quả.

Chuẩn bị: Lá ngải cứu tươi với số lượng khoảng 100 gram.

Thực hiện:

  • Đem rửa thật sạch phần lá rau ngải đã nhặt sạch
  • Cho lá ngải vào máy và xay cùng với nước. Nên sử dụng lượng nước vừa phải để khi uống không bị đắng.
  • Lọc lấy phần nước cốt sau khi xay.
  • Dùng nước ngải cứu để uống. Nên sử dụng 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả nhất.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh có thể kết hợp cả 2 bài thuốc uống và bài thuốc chườm ngải cứu.

Bài thuốc dân gian từ cây trinh nữ

Đau vai gáy làm thế nào hay mỏi vai gáy phải làm sao là băn khoăn của nhiều người bệnh. Mẹo điều trị từ cây trinh nữ hoàng cung sẽ giúp bệnh nhân giảm đau hiệu quả. Đây là bài thuốc được dân gian sử dụng nhiều. Thực tế đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt.

Mỏi vai gáy phải làm sao? Bài thuốc từ cây trinh nữ có tác dụng giảm đau hiệu quả
Mỏi vai gáy phải làm sao? Bài thuốc từ cây trinh nữ có tác dụng giảm đau hiệu quả

Theo Đông y, trinh nữ có vị hơi đắng, tính hàn. Tác dụng của loài cây này là kháng viêm, giảm đau, an thần và tiêu thũng. Theo y học hiện đại, trong loài cây có chứa thành phần ức chế thần kinh.

Thành phần này sẽ giúp ngăn cản quá trình truyền dẫn cảm giác đau nhức và khó chịu lên não bộ. Nhờ vậy bệnh nhân giảm đi cảm giác đau đồng thời có một giấc ngủ ngon. Người bệnh có thể lựa chọn các bài thuốc sau đây.

Bài thuốc 1: Bài thuốc uống 

Chuẩn bị: Rễ trinh nữ và rượu trắng

Thực hiện

  • Phần rễ cây đem thái thành từng lát mỏng. Trước đó nên rửa sạch phần đất và cát bên ngoài.
  • Phần rễ được thái đem đi sao. Khi sao nên cho thêm một chút rượu.
  • Sau khi sao vàng đem dược liệu này đi sắc với khoảng 500ml nước. 
  • Sắc kỹ sau đó lọc lấy nước thuốc và dùng nước thuốc này để uống.
  • Nên uống mỗi ngày 2 lần vào sau các bữa ăn.

Bài thuốc 2: Bài thuốc kết hợp với các dược liệu khác

Chuẩn bị: Rễ của cây trinh nữ, rễ đinh lăng, rễ cây cơm rượu và rượu gạo.

Thực hiện

  • Dược liệu đem đi rửa sạch và để ráo nước.
  • Thái dược liệu thành lát mỏng sau đó đem ngâm với rượu gạo.
  • Thời gian ngâm thuốc khoảng 1 tháng.
  • Dùng rượu thuốc sau khi ngâm để uống. Nên uống thuốc trước khi ăn. Liều lượng nên sử dụng là từ 30 tới 45 ml.

Người bệnh nên sử dụng đúng với liều lượng này. Không nên dùng quá liều lượng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Gừng chữa đau vai gáy

Làm thế nào để hết đau mỏi vai gáy? Bài thuốc từ gừng tươi giúp người bệnh điều trị hiệu quả. Theo nghiên cứu trong gừng có chứa thành phần chính là zingibain, đây là hoạt chất giúp thư giãn cơ bắp hiệu quả.

Hoạt chất này cũng có tác dụng cải thiện tình trạng co cứng cơ. Chính vì vậy gừng là dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa đau nhức xương khớp trong đó có chứng bệnh đau nhức mỏi vai gáy lan xuống cánh tay.

Bài thuốc từ gừng tươi giúp người bệnh điều trị hiệu quả
Bài thuốc từ gừng tươi giúp người bệnh điều trị hiệu quả

Bài thuốc 1: Bài thuốc đắp từ gừng

Chuẩn bị: Gừng tươi, muối hạt và giấm ăn

Thực hiện

  • Gừng tươi đem rửa thật sạch sau đó đem giã nát.
  • Khi giã cho thêm một lượng muối hạt
  • Sử dụng dược liệu đã giã nát trộn cùng với giấm.
  • Dùng nguyên liệu này đắp lên vùng vai và gáy bị đau nhức trong khoảng thời gian 15 phút.
  • Nên thực hiện bài thuốc này từ 1 đến 2 lần mỗi ngày cho tới khi các cơn đau thuyên giảm.

Bài thuốc 2: Bài thuốc uống nước gừng.

Chuẩn bị: Gừng tươi và mật ong.

Thực hiện

  • Gừng đem rửa thật sạch và cạo bỏ hết vỏ.
  • Thái gừng thành từng lát nhỏ sau đó thêm nước vào và đun sôi kỹ,
  • Thêm một lượng mật ong vừa đủ vào nước gừng và uống.
  • Nên uống nước gừng với mật ong vào buổi sáng và buổi tối mỗi ngày.

Bài thuốc từ cam nướng, phèn và hành tây

Mỏi vai gáy phải làm sao? Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc từ các dược liệu cam, phèn và hành tây. Đây đều là những dược liệu có tác dụng giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Việc kết hợp bài thuốc này chắc chắn sẽ mang đến những hiệu quả bất ngờ. Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 1 quả cam, phèn và 1 củ hành tây.

Thực hiện

  • Phần hành tây bóc bỏ vỏ đập dập hoặc thái nhỏ.
  • Cam đem rửa sạch sau đó cắt phần đầu,
  • Sử dụng dụng cụ khoét bỏ phần ruột cam phía trong. Sau đó nhét thêm hành đã đập dập vào phía trong.
  • Đem quả cam đã có đủ dược liệu đi nướng trên than.
  • Sau đó thái cam thành nhiều lát mỏng và đắp lên phần vai gáy đang bị đau nhức.
  • Thực hiện bài thuốc mỗi ngày 2 lần cho đến khi các cơn đau thuyên giảm.

Bài thuốc từ lá lốt

Bị mỏi vai gáy phải làm sao? Bài thuốc từ lá lốt có tác dụng giảm đau nhức hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà hạn chế tới mức tối đa các chi phí. Theo y học cổ truyền, lá lốt là loại thảo dược có chứa các hoạt chất kháng viêm tự nhiên.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại thì trong thành phần của lá lốt có chứa benzylaxetat và ancaloit. Đây là những thành phần có tác dụng tăng cường lưu thông máu. Đồng thời giảm tình trạng đau nhức và co cứng xương khớp.

Lá lốt là loại thảo dược có chứa các
Lá lốt là loại thảo dược có chứa các hoạt chất kháng viêm tự nhiên

Bài thuốc 1: Chườm lá lốt

Chuẩn bị: Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm lá lốt, muối hột.

Cách thực hiện

  • Đem rửa thật sạch lá lốt
  • Thực hiện rang nóng lá lốt cùng với một chút muối hạt.
  • Bọc dược liệu vào túi chườm và chườm lên vùng vai bị đau nhức.
  • Nên thực hiện bài thuốc từ 2 tới 3 lần mỗi ngày.

Bài thuốc 2: Bài thuốc uống từ lá lốt

Chuẩn bị: Lá lốt và nước sạch

Thực hiện

  • Sau khi rửa sạch lá lốt thêm một chút nước sạch và sắc kỹ.
  • Sau khi sắc kỹ chắt lấy nước cốt và uống trong ngày. Người bệnh nên uống nước lá lốt vào các buổi sáng và tối.
  • Thực hiện bài thuốc trong khoảng 7 đến 10 ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc tốt từ cây kinh giới

Đau mỏi vai gáy phải làm sao? Người bệnh có thể sử dụng các mẹo giảm đau tại nhà. Trong đó bài thuốc từ cây kinh giới được nhiều người bệnh lựa chọn. Theo nghiên cứu thì trong thành phần của loài cây có chứa các chất làm giảm nhức mỏi.

Thêm vào đó các chất này có tác dụng kháng viêm và tăng cường tuần hoàn máu. Vì vậy bài thuốc được dân gian lưu truyền và sử dụng thường xuyên.

Chuẩn bị: Lá rau kinh giới

Thực hiện

  • Rửa sạch lá và đem hong khô
  • Sử dụng dược liệu khô đặt dưới gối. Kê gối dưới vùng đầu khi ngủ.
  • Cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi sử dụng bài thuốc này.

Bài thuốc dân gian từ cây lá đắng

Bài thuốc nhờ cây lá đắng được dân gian lựa chọn sử dụng nhiều hơn cả. Theo Đông y loài cây có tính đắng và vị mát. Tác dụng của dược liệu là giảm hiện tượng co cứng vùng khớp, giảm đau nhức vùng vai gáy.

Chuẩn bị: Vỏ cây lá đắng

Thực hiện

  • Sử dụng phần vỏ cây đem phơi khôi 
  • Đem vỏ cây sắc cùng với nước.
  • Sau khi sôi kỹ gạn lấy nước và uống nước thuốc trong ngày.
  • Thực hiện bài thuốc trong khoảng 10 ngày để thấy hiệu quả.

XEM THÊM: Tổng hợp 11 bài tập mỏi vai gáy có thể thực hiện ngay tại nhà

Áp dụng phương pháp chườm lạnh

Biện pháp chườm lạnh có tác dụng giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Thực tế đây là phương pháp được nhiều người áp dụng. Đặc biệt với những người bị đau nhức ở thể nhẹ. Những người bị chấn thương gây đau nhức vùng vai gáy cũng có thể áp dụng liệu pháp này.

Phương pháp chườm lạnh giúp giảm đau mỏi vai gáy
Phương pháp chườm lạnh giúp giảm đau mỏi vai gáy

Chuẩn bị: Túi chườm, đá viên.

Thực hiện

  • Cho toàn bộ lượng đá đã chuẩn bị vào túi chườm.
  • Đặt túi lên vùng vai gáy đang bị đau nhức. Có thể kéo dần túi chườm xuống vùng cột sống cổ.
  • Bệnh nhân nên áp dụng khoảng 4 lần trong ngày. Tuy nhiên mỗi lần thực hiện nên cách nhau khoảng từ 2 đến 3 giờ đồng hồ. Thời gian chườm là từ 10 tới 15 phút.

Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không chườm lạnh lên vết thương hở. Nguy cơ bỏng lạnh có thể xảy ra.

Xoa bóp bấm huyệt tại nhà

Bị mỏi vai gáy phải làm sao? Các biện pháp giảm đau bằng cách xoa bóp và bấm huyệt chữa đau vai gáy mang lại hiệu quả cao. Đây là biện pháp giảm đau không dùng thuốc mà người bệnh có thể tự mình thực hiện tại nhà. Tác dụng của phương pháp này là giảm đau nhức, tăng cường lưu thông máu tới vùng tổn thương.

Mỏi vai gáy phải làm sao? Bệnh nhân nên thực hiện xoa bóp để nhanh chóng giảm đau
Mỏi vai gáy phải làm sao? Bệnh nhân nên thực hiện xoa bóp để nhanh chóng giảm đau

Người bệnh có thể thực hiện theo các bước sau

  • Người bệnh ngồi trên ghế. Người hỗ trợ đứng phía sau. 
  • Sử dụng dầu nóng, dầu tràm để thoa lên vùng vai gáy. Thực hiện xoa bóp theo vòng tròn bắt đầu từ vùng vai gáy và lan sang các khu vực lân cận khác.
  • Bài xoa bóp nên thực hiện liên tục trong khoảng 3 phút sau đó dừng lại.

Thực hiện các bài tập tại nhà

Đau vai gáy làm thế nào? Các bài tập tại nhà sẽ giúp người bệnh thuyên giảm tình trạng đau nhức. Đồng thời tăng cường sự dẻo dai của xương khớp và sức khỏe nói chung. Bệnh nhân mắc mỏi vai gáy nên bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng với các động tác đơn giản. Trong đó tập yoga hoặc tập gym đều có thể áp dụng.

Tuy vậy người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khi chọn lựa bài tập và động tác. Quá trình tập luyện cần kiên trì. Nếu như tình trạng đau diễn ra nên dừng lại và thăm khám ngay. Dưới đây là một số bài tập người bệnh có thể tham khảo.

Bài tập với tư thế chiến binh

Các động tác của bài tập sẽ giúp cơ vai giãn nở, tăng cường sự dẻo dai. Nhờ vậy phần cổ sẽ được nâng đỡ. Ngoài ra việc được vận động cũng giúp giảm đau nhức hiệu quả.

Động tác thực hiện

  • Người tập ở tư thế đứng trên sàn, chú ý giữ thẳng phần lưng.
  • Từ từ di chuyển chân phải lên phía trước. Phần chân trái khi ấy ở phía sau. Người tập xoay bàn chân trái để mặt trong của chân trái thẳng hàng với chân phải. 
  • Phần tay phải của người tập khi ấy hướng về phía đằng trước. Tay trái hướng ra phía sau. Hai tay ở tư thế ngang vai và song song với mặt sàn. Phần lòng bàn tay úp.
  • Người tập từ từ hạ thấp trọng tâm bên gối phải, dồn toàn bộ trọng tâm cơ thể về phía đằng trước. Ở tư thế này lực cần dồn vào hai chân.
  • Thực hiện tư thế trong khoảng 30 giây sau đó trở lại tư thế ban đầu và tiếp tục thực hiện với chân còn lại.

Bài tập với tư thế nhân sự

Mỏi vai gáy phải làm sao? Bệnh nhân có thể áp dụng bài tập yoga với tư thế nhân sự để làm giảm cơn đau nhức. Động tác của bài tập này có thể tác động lên cơ vùng lưng và vai gáy. Nhờ vậy bài tập có tác dụng giảm áp lực đè lên vùng vai gáy. 

Động tác thực hiện:

  • Người thực hiện ở tư thế xuất phát là nằm sấp. Hai chân duỗi thẳng và phần tay chống sàn.
  • Sử dụng lực của cơ tay từ từ nâng phần thân trên rời khỏi mặt sàn. Người tập nên hít sâu và giữ nguyên động tác này khoảng 15 giây.
  • Thực hiện động tác liên tục 10 lần mỗi ngày.

Lưu ý điều trị và phòng ngừa đau vai gáy

Khi sử dụng các mẹo điều trị bệnh tại nhà, để đạt hiệu quả cao nhất người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau.

  • Dừng phương pháp ngay khi các biểu hiện đau tăng lên hoặc sau thời gian dài mà không thuyên giảm.
  • Chọn lựa nguồn dược liệu đảm bảo an toàn.
  • Thực hiện các mẹo tại nhà cần kiên trì tránh bỏ dở giữa chừng.
  • Kết hợp việc điều trị với chế độ ăn uống tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ xương khớp.
  • Tuy có tính hiệu quả cao tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với bệnh nhân nhẹ. Trường hợp đau vai gáy do mãn tính nên tới bệnh viện để được khám và điều trị.

Mỏi vai gáy phải làm sao? Các mẹo điều trị tại nhà cho hiệu quả đặc biệt, hạn chế việc sử dụng thuốc giảm đau. Hiệu quả điều trị nhanh hơn với những bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ.

ĐỪNG BỎ QUA:

Cập nhật: 4:48 PM , 30/05/2023
Tư thế ngủ cho người đau vai gáy

Tư Thế Ngủ Cho Người Đau Vai Gáy Giúp Giảm Đau Hiệu Quả

Tư thế ngủ cho người đau vai gáy là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế ngủ...
Đau cổ vai gáy khám ở đâu

Đau Cổ Vai Gáy Khám Ở Đâu Tốt Nhất? Thông Tin Chi Tiết Các Bệnh...

Đau cổ vai gáy khám ở đâu để đảm bảo an toàn và hiệu quả là thắc mắc của nhiều...
Đau vai gáy nên ăn gì

Đau Vai Gáy Nên Ăn Gì? Top 8 Thực Phẩm Có Lợi Nhất

Đau vai gáy nên ăn gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Chế độ ăn phù hợp...
Đau vai gáy sau khi sinh mổ: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Đau Vai Gáy Sau Khi Sinh Mổ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý An Toàn

Phụ nữ sau khi sinh mổ thường gặp phải nhiều ảnh hưởng, trong đó có tình trạng đau vai gáy....
Đau vai gáy lan xuống cánh tay

Đau Vai Gáy Lan Xuống Cánh Tay Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đau vai gáy lan xuống cánh tay là căn bệnh ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của bệnh nhân. Nguyên...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top