Đau Vai Gáy Uống thuốc Gì? Top 8 Loại Thuốc Hiệu Quả Nhất

Cập nhật: 26/03/2024

Đau vai gáy uống thuốc gì là câu hỏi thường trực của nhiều bệnh nhân. Thực tế các loại thuốc này sẽ được chỉ định phù hợp với tình trạng của từng người bệnh. Mục đích dùng thuốc thường là để giảm bớt cơn đau nhức, cải thiện tình trạng cứng ở các khớp cổ. Ngoài ra thuốc cũng được sử dụng để giảm ê mỏi vùng bả vai.

Đau vai gáy uống thuốc gì? Tổng hợp 8 loại thuốc phổ biến nhất

Đau vai gáy là một trong số những chứng bệnh thường gặp, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Cơn đau đầu tiên chủ yếu xuất hiện ở vùng cổ sau đó nhanh chóng lan sang vùng bả vai, cánh tay và vùng lưng phía trên. Đau nhức là biểu hiện rõ ràng của chứng bệnh đau vai gáy này.

Tuy nhiên đi kèm với đó là một số triệu chứng khác. Trong đó có thể kể tới các biểu hiện đau cứng phần cổ, khó khăn khi xoay cổ và cúi đầu. Đồng thời, phần bả vai thường xuyên cảm thấy tê bì. Hệ thống chi trên yếu, xuất hiện hiện tượng nóng rát và có thể xuất hiện hiện tượng rối loạn cảm giác.

Đau vai gáy là bệnh ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người
Đau vai gáy uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân

Đau vai gáy không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Nhưng đây là chứng bệnh thường xuyên ảnh hưởng tới mọi hoạt động của người bệnh. Các hoạt động làm việc hay học tập đều bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chứng bệnh này.

Bên cạnh đó, nếu không có phương pháp để cải thiện, tình trạng diễn ra trong thời gian kéo dài, người bệnh không những suy giảm khả năng vận động mà còn tăng nguy cơ mắc phải các bệnh mãn tính nguy hiểm khác.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết việc điều trị đau vai gáy sẽ tập trung vào sử dụng thuốc nhằm cải thiện triệu chứng. Vì thế thuốc được chỉ định cho bệnh lý này sẽ còn phù thuộc vào tình trạng và mức độ đau mỏi của người bệnh. Việc chỉ định sử dụng thuốc còn phụ thuộc vào độ tuổi và việc đáp ứng thuốc. Bệnh nhân có thể tham khảo những loại thuốc sau đây.

Thuốc giảm đau thông thường Paracetamol

Là một trong số những loại thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến hiện nay, Paracetamol được dùng với các bệnh nhân có cơn đau từ nhẹ tới mức độ trung bình.

Theo đánh giá của bác sĩ đây là loại thuốc tương đối an toàn. Vì thế thuốc được sử dụng trong việc điều trị các chứng đau nhức xương khớp nói chung trong đó có cả hiện tượng đau mỏi vai gáy. 

Cơ chế tác động của Paracetamol là kích thích vào cyclooxygenase hoặc prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương. Từ đó có tác dụng giảm dần cơn đau. Thuốc cũng kèm theo công dụng hạ sốt với các bệnh nhân đang sốt.

Tuy nhiên bác sĩ cũng cảnh báo đây là loại thuốc có thể gây độc gan. Vì vậy lưu ý cần thiết cho bệnh nhân là không sử dụng thuốc kèm với đồ uống có chất kích thích cụ thể là không dùng thuốc cùng với bia hoặc rượu hay các loại đồ uống khác.

Dưới đây là các trường hợp bệnh nhân không nên sử dụng paracetamol để giảm đau:

  • Người bị thiếu lượng glucose-6-phosphate dehydrogenase.
  • Người bệnh có tình trạng thiếu máu.
  • Bệnh nhân mắc kèm các chứng bệnh liên quan đến gan, thận, tim và phổi.

Người sử dụng cũng cần lưu ý trong số ít trường hợp sử dụng thuốc có thể xuất hiện mề đay, ban đỏ, buồn nôn. Một số rất ít người bệnh bị nôn mửa. Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì paracetamol là loại thuốc hiếm khi gây tác dụng phụ nếu tuân thủ đúng chỉ định.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với paracetamol, bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng thuốc nhóm NSAID. Đây là nhóm thuốc chống viêm không steroid. Thực chất đây cũng là thuốc giảm đau. Tuy nhiên nhóm các loại thuốc này còn có khả năng chống viêm nhờ ức chế enzyme cyclooxygenase. 

Tuy nhiên, thuốc này tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác dụng phụ là viêm loét dạ dày. Thậm chí có thể gây xuất huyết tiêu hóa hoặc gây chảy máu kéo dài.

Thuốc chống viêm không steroid là loại thuốc có tác dụng giảm hiện tượng đau vai gáy cột sống cổ và kháng viêm hiệu quả. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể sử dụng loại thuốc này. Các trường hợp không nên dùng thuốc bao gồm.

  • Người mắc các chứng bệnh liên quan tới dạ dày nhất là viêm loét dạ dày.
  • Người mắc chứng viêm xoang cấp.
  • Bệnh nhân đã từng bị xuất huyết tiêu hóa.

Nhóm thuốc NSAID thường bao gồm các loại thuốc sau:

  • Diclofenac hàm lượng 50mg: Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc 2 viên mỗi ngày chia làm 2 lần uống sau mỗi bữa ăn. Cũng có thể sử dụng bằng cách tiêm bắp liều lượng mỗi lần tiêm là 75mg/ngày. Lưu ý chỉ sử dụng thuốc dạng tiêm khi có triệu chứng đau nhức nhiều.
  • Meloxicam hàm lượng 7.5mg: Người bệnh dùng thuốc với liều lượng 1 đến 2 viên mỗi ngày. Đây là liều lượng chỉ định dùng theo đường uống với 1 đến 2 viên trong ngày. Bệnh nhân nên dùng thuốc sau bữa ăn . Ngoài ra cũng có thể sử dụng thuốc này để tiêm bắp.  Liều lượng sử dụng là khoảng 15 mg trong 1 ngày. Lưu ý chỉ nên sử dụng bằng phương pháp tiêm trong vòng từ 2 – 3 ngày khi tình trạng bệnh quá nặng. 
  • Celecoxib hàm lượng 200mg: Chỉ định sử dụng từ 1 – 2 viên trong 1 ngày đồng thời nên dùng thuốc sau bữa ăn. 
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân

Lưu ý nên thận trọng khi sử dụng thuốc với các bệnh nhân có vấn đề vệ dạ dày. Người bệnh nên chủ động trao đổi với bác sĩ để có phương án xử lý.

Bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách bổ sung thuốc bảo vệ niêm mạc. Trong một số trường hợp sẽ sử dụng thay thế bằng các loại thuốc khác. Đặc biệt người bệnh không sử dụng bia rượu hoặc các chất kích thích khác trong quá trình sử dụng thuốc.

Thuốc giãn cơ

Đau vai gáy uống thuốc gì? Bệnh nhân không thể bỏ qua nhóm thuốc giãn cơ. Nhóm thuốc này được sử dụng tương đối phổ biến với các bệnh nhân mắc chứng đau mỏi vai gáy.

Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế dẫn truyền ở dây thần kinh nguyên phát và các noron thần kinh vận động. Nhóm thuốc này cũng có tác động ức chế tái hấp thu Ca2+ để thư giãn các nhóm cơ.

Sử dụng thuốc với các trường hợp đau mỏi vai gáy kèm theo co thắt cơ. Bệnh nhân co thắt cơ kèm theo các bệnh lý vận động khác như thoái hóa cột sống hoặc đau mỏi vai gáy cũng được chỉ định sử dụng nhóm thuốc này.

Trường hợp không nên dùng thuốc bao gồm:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với một trong số thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân đang cho con bú hoặc phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Không sử dụng với trẻ em.

Dưới đây là một số loại thuốc giãn cơ được sử dụng phổ biến nhất:

  • Tolperisone hàm lượng 150 mg: Bệnh nhân có thể dùng 3 viên thuốc trong một ngày.
  • Eperisone hàm lượng 50mg: Người bệnh có thể sử dụng với liều lượng 3 viên mỗi ngày và nên chia đều thành nhiều lần uống trong ngày.

Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là có thể gây phát ban trên cơ thể. Bệnh nhân cũng xuất hiện cảm giác chóng mặt, buồn ngủ thường xuyên. Đồng thời người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng táo bón hoặc các cơn đau đầu khó chịu.

Thuốc giảm đau thần kinh

Đau vai gáy uống thuốc gì? Một số bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau thần kinh. Thuốc dùng để cải thiện các cơn đau khi dây thần kinh bị chèn ép gây ra. Ngoài ra thuốc cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng tê cứng phần cổ. Chứng tê bì phần cánh tay và bả vai cũng được thuyên giảm sau khi bệnh nhân dùng thuốc.

Cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này do đây là những loại thuốc tác động trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương. Thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ hoặc chứng hay quên.

Do vậy, trong quá trình sử dụng thuốc nên hạn chế việc điều khiển phương tiện giao thông cá nhân. Thuốc không được sử dụng với người có thai hoặc đang cho con bú 

Đau vai gáy uống thuốc gì? – Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B được chỉ định sử dụng khi cần hồi phục các dây thần kinh bị tổn thương. Do vậy đây là nhóm thuốc hỗ trợ quan trọng trong quá trình điều trị căn bệnh đau vai gáy.

Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giảm co cứng cơ ở phần cổ. Hiện nay, vitamin B12, B9, B1 và B6 là những loại vitamin được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân đau vai gáy kéo dài.

Bệnh nhân cũng lưu ý không nên lạm dụng nhóm thuốc này ngay cả khi đây là nhóm thuốc hỗ trợ. Việc sử dụng thuốc nên tuân thủ theo đúng liều lượng của bác sĩ. Trường hợp lạm dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Thuốc giảm đau tại chỗ

Đây là nhóm thuốc được sử dụng khi bệnh nhân mắc đau vai gáy ở mức độ nhẹ. Nguyên nhân gây hiện tượng đau vai gáy có thể là do lao động nặng. Thuốc được đánh giá là an toàn và cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Thuốc cũng hiếm khi gây tác dụng phụ và không gây ảnh hưởng tới dạ dày hay gan, thận.

Thuốc giảm đau tại chỗ thường được sử dụng bên ngoài vùng đau nhức. Người bệnh lưu ý không sử dụng thuốc trong các trường hợp quá hạn hoặc có vết thương hở cũng thận trọng khi sử dụng.

Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến hiện nay:

  • Miếng dán Salonpas: Sử dụng với các trường hợp đau vai gáy do làm việc quá sức. Thuốc có khả năng giảm đau, làm mát vùng tổn thương. Có thể sử dụng loại thuốc này với trẻ em trên 12 tuổi.
  • Capsaicin gel: Thuốc chứa thành phần có khả năng giảm đau và gây tê cho khu vực bị tổn thương. Sản phẩm được đánh giá là có độ an toàn cao. Tuy nhiên cũng có thể gây kích ứng khi sử dụng khiến vùng dùng thuốc bị phồng, đỏ.
  • Voltaren Emugel: Là thuốc được bào chế dạng gel nên sử dụng khá dễ dàng. Bệnh nhân thoa thuốc nên vùng vai gáy bị đau nhức. 

Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids)

Đây là loại thuốc chỉ định sử dụng với bệnh nhân vừa và nặng. Bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh nhân có thể gặp phải một số rủi ro trong quá trình sử dụng thuốc này. Vì thế bệnh nhân chỉ nên sử dụng nhóm thuốc này khi được chỉ định và trong trường hợp thực sự cần thiết.

Bên cạnh đó, việc dùng thuốc thường xuyên có thể gây ra tình trạng phụ thuộc thuốc. Khi ấy người bệnh cần phải tăng liều lượng. Do vậy sẽ khiến hội chứng cai nghiện xuất hiện nếu ngưng thuốc đột ngột. Một số tác dụng phụ của thuốc bao gồm táo bón, buồn ngủ và suy hô hấp.

Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids) được chỉ định với bệnh nhân vừa và nặng
Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids) được chỉ định với bệnh nhân vừa và nặng

Không dùng thuốc với các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân mắc chứng hen ở phế quản.
  • Người mắc bệnh suy hô hấp.

Lưu ý khi sử dụng thuốc nên tránh việc sử dụng bia hay rượu. Đồ uống có cồn có thể là tác nhân gây ra các tác dụng phụ của thuốc.

Đau vai gáy uống thuốc gì? Nhóm thực phẩm chức năng hỗ trợ

Bên cạnh các loại thuốc được chỉ định khi người bệnh mắc chứng đau vai gáy, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa căn bệnh. Tuy nhiên lưu ý đây chỉ là thực phẩm hỗ trợ và không thể thay thế thuốc chữa bệnh. 

Ngoài ra việc sử dụng thực phẩm chức năng này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt chú ý khi sử dụng cùng với thuốc điều trị. 

Lưu ý khi sử dụng thuốc đau vai gáy

Đau vai gáy uống thuốc gì? Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau thần kinh, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, vitamin nhóm B… Tuy nhiên quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuân thủ đúng liều lượng và sử dụng các loại thuốc cần thiết.
  • Bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, gan hoặc thận cần thận trọng khi sử dụng các nhóm thuốc có tác dụng giảm đau theo đường uống hoặc tiêm.
  • Nên chú ý tới hạn sử dụng trước khi dùng thuốc. Không sử dụng các loại thuốc đã quá hạn, thuốc đổi màu hoặc thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm cần thiết giúp tăng cường sức khỏe của hệ xương khớp. Đặc biệt chú ý tới các loại thực phẩm giàu canxi, chất xơ và omega 3. Không sử dụng chất kích thích trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Bổ sung các bài tập thể dục giúp tăng cường sự vận động cho hệ xương khớp, hạn chế tình trạng đau nhức vùng vai gáy và cánh tay.

Đau vai gáy uống thuốc gì? Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau paracetamol thông thường, thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc giảm đau thần kinh… Tuy nhiên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bệnh nhân cũng cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC