Điều Trị Đau Vai Gáy Bằng Y Học Cổ Truyền – Bài Thuốc Tốt Nhất

5/5 - (5 bình chọn)

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền nhờ các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Phương pháp điều trị này hầu như không gây ra tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài cho người bệnh ở nhiều độ tuổi với các mức độ bệnh khác nhau. Dưới đây là những thông tin chi tiết cần biết về phương pháp này. 

Quan điểm y học cổ truyền về bệnh đau vai gáy

Đau vai gáy là bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Nam giới hay nữ giới đều có thể mắc bệnh này. Bệnh không ảnh hưởng nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng tới công việc và hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân. 

Theo Đông y đau vai gáy còn được gọi với tên gọi khác là chứng kiên tý. Bệnh xảy ra do nguyên nhân tấu lý sơ hở khiến hàn, phong xâm nhập nên gây tổn thương kinh lạc. Do đó, quá trình lưu thông khí huyết bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn tới chứng đau mỏi, nhức ở vùng vai gáy. 

Bên cạnh đó, Đông y cũng cho rằng chứng đau nhức vai gáy xảy ra ở người cao tuổi có thể do tình trạng can thận hư dẫn tới khí huyết giảm sút và tạng thận bị tổn thương. Tình trạng này sẽ khiến cơ thể không làm chủ được cốt tủy. Tình trạng can huyết hư cũng là nguyên nhân dẫn tới giảm khả năng nuôi dưỡng gân cơ. Vì thế hình thành thành tình trạng đau vai gáy.

Đau vai gáy xảy ra do tình trạng can huyết hư
Đau vai gáy xảy ra do tình trạng can huyết hư

Một số yếu tố hoặc thói quen bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng và gây bệnh. Trong đó có thể kể tới việc ngồi sai tư thế, kê gối quá cao khi ngủ….Cũng theo Đông y, bệnh nhân đau vai gáy sẽ có các biểu hiện như phần vai gáy bị đau cứng, cụ thể là hiện tượng co cứng khớp. Biểu hiện của bệnh có thể xuất hiện đột ngột. Tuy nhiên, phổ biến nhất là khi người bệnh mang vác đồ nặng, nhiễm lạnh hoặc khi mới thức dậy vào buổi sáng.

Ngoài ra, theo đánh giá các triệu chứng của bệnh có thể giảm khi nghỉ ngơi và tăng dần khi vận động. Đồng thời nghiêm trọng hơn khi không có phương hướng điều trị hiệu quả và kịp thời.

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền với các bài thuốc

Phương pháp Tây y sẽ tập trung việc điều trị bệnh bằng thuốc giảm đau, giãn cơ, chống viêm. Biện pháp này có thể giảm đau tức thì tuy nhiên phần lớn chỉ điều trị triệu chứng mà không tác động vào căn nguyên gây ra bệnh. Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền tập trung vào các loại dược liệu tác động vào tận căn nguyên gây bệnh. Nhờ đó giúp bồi bổ khí huyết, giải phóng ứ trệ đồng thời cải thiện chức năng vận động.

XEM THÊM:

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền với bài thuốc thể phong hàn

Theo Đông y, bệnh nhân bị mắc chứng đau vai gáy ở thể phong hàn do tiếp xúc lâu với nước lạnh. Vào thời tiết giao mùa, trời trở lạnh nhanh chóng cũng là nguyên nhân gây ra chứng đau vai gáy. Biểu hiện của người bệnh mắc đau vai gáy kéo dài ở thể phong hàn như sau:

  • Cơ thang và đòn chũm có hiện tượng co cứng.
  • Khi xoay hoặc gập cổ cảm thấy khó khăn, thậm chí hơi đau nhẹ.
  • Cơ thể có cảm giác sợ nhiễm lạnh.
  • Mạch phù và rêu lưỡi trắng.

Đông y chữa bệnh với bài thuốc thể phong hàn sẽ tập trung vào thông kinh, hoạt lạc, đồng thời tán hàn, khu phong để đẩy phong hàn ra ngoài cơ thể. Từ đó, có thể cải thiện các chức năng vận động đồng thời giảm tình trạng đau nhức. Dưới đây là một số bài thuốc được sử dụng nhiều nhất:

  • Bài thuốc từ dược liệu phục linh, xuyên khung: Bên cạnh 2 dược liệu chủ yếu kể trên, bài thuốc còn được bổ sung nhiều dược liệu khác. Trong đó có thể kể tới quế chi, thương truật, can khương, cam thảo. Cách sử  dụng là sắc với nước và chắt lấy nước thuốc uống trong ngày.
  • Bài thuốc từ đương quy, khương hoạt: Bổ sung thêm tần giao, độc hoạt, quế chi, mộc hương, nhũ hương, cam thảo. Sử dụng bằng cách sắc uống hàng ngày.
  • Bài thuốc từ phòng phong, đại táo: Bổ sung thêm sinh khương, ma hoàng, bạch chỉ, cam thảo. Người bệnh sắc dược liệu với nước và uống trong ngày.
  • Bài thuốc từ dược liệu xích thược, quy xuyên: Bổ sung thêm bạch chỉ, ma hoàng, hoàng kỳ, đại táo, trích thảo, khương hoạt, sinh khương, phòng phong, quế chi. Sử dụng thuốc bằng cách sắc uống với nước.
Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền với bài thuốc thể phong hàn cho hiệu quả cao
Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền với bài thuốc thể phong hàn cho hiệu quả cao

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc trên bệnh nhân cũng có thể thực hiện phương pháp xoa bóp bấm huyệt. Đây cũng là những thủ thuật từ Đông y. Bằng cách này các cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Bài thuốc thể thấp nhiệt

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền nhờ bài thuốc thể thấp nhiệt được nhiều người sử dụng. Bài thuốc thường áp dụng cho các trường hợp bị đau vai gáy do viêm nhiễm phổ biến nhất là do người bệnh cảm cúm hay cảm lạnh. Bệnh thường xuất hiện bất ngờ và đột ngột hơn so với các chứng bệnh khác.

Biểu hiện của tình trạng mắc bệnh thể thấp nhiệt là khu vực vai gáy sưng đỏ, đau nhức, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ. Người bệnh có thể sốt cao, đi lại vận động vùng cổ khó khăn.

Điều trị nhờ bài thuốc thể thấp nhiệt sẽ tăng hành khí hoạt huyết, có tác dụng giải độc và thanh nhiệt hiệu quả. 

  • Bài thuốc số 1: Dược liệu sử dụng bao gồm sinh địa, cỏ xước, hoa truật, huyền sâm, tỳ giải. Ngoài ra còn bổ sung thêm rễ xấu hổ, kim ngân hoa, hy thiêm, sài đất, diếp cá. Tùy theo tình trạng của bệnh để sử dụng với định lượng phù hợp. Sử dụng đơn giản bằng cách sắc uống với nước.
  • Bài thuốc số 2: Sử dụng các dược liệu  khương hoạt, hoàng cầm, cát cánh, thạch cao, bạch chỉ, bạch thược. Nên sắc kỹ thuốc với nước sau đó chắt nước ra bát và uống nước thuốc trong ngày.

Bên cạnh đó, trong quá trình dùng thuốc nên kết hợp với việc châm cứu, bấm huyệt. Các huyệt cần tác động là khúc trì, phong môn, đại chùy, hợp cốc. Tuy nhiên, không nên sử dụng phương pháp xoa bóp trong trường hợp này.

Bài thuốc y học cổ truyền thể khí trệ huyết ứ

Khí trệ huyết ứ là thể bệnh khởi phát khi người bệnh thường xuyên mang vác nặng, cử động sai tư thế. Người bệnh có thể mắc một số chấn thương ở vùng vai gáy. Biểu hiện rõ nhất là xuất hiện hiện tượng cứng vùng gáy, đau và nhức, di chuyển cổ khó khăn. Lưỡi thâm tím, chân tay tê bì, phần xương đau mỏi.

Trường hợp đau vai gáy nhức mỏi lưng do mắc bệnh ở thể khí trệ huyết ứ sẽ tập trung điều trị bằng các bài thuốc tiêu ứ hoạt huyết và trừ thấp.

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng dược liệu khương hoạt, phòng phong, đương quy, độc hoạt. Bên cạnh đó còn có ngưu tất, đỗ trọng, ngũ gia bì, hồng hoa, kinh giới. Sử dụng mỗi ngày 1 thang bằng cách sắc uống.
  • Bài thuốc số 2: Dùng dược liệu đương quy, đào nhân, thục địa, xích thược, xuyên khung. Sử dụng bằng cách sắc lấy nước thuốc uống trong ngày.
  • Bài thuốc số 3: Sử dụng dược liệu đào nhân, nga truật, tô mộc, uất kim, cam thảo, quế chi, hồng hoa, bạch thược. Bệnh nhân dùng mỗi ngày 1 thang. Sắc nước thuốc, uống trong ngày.
Kết hợp bài thuốc y học cổ truyền thể khí trệ huyết ứ với việc xoa bóp để đạt hiệu quả cao nhất
Kết hợp bài thuốc y học cổ truyền thể khí trệ huyết ứ với việc xoa bóp để đạt hiệu quả cao nhất

Thể bệnh này cũng có thể áp dụng các bài xoa bóp bấm huyệt. Ngoài ra nên tăng cường vận động nhẹ nhàng để nhanh chóng hồi phục.

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền thể phong đờm

Thể bệnh phong đờm xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh thời gian dài. Bệnh có thể đã tiến triển thành mãn tính. Biểu hiện của thể bệnh này ở bệnh nhân là phần gáy cứng, chân tay tê. Hiện tượng đau nhức xuất hiện thường xuyên, đôi khi mắt và miệng bị méo.

Điều trị bệnh đau vai gáy ở thể phong đờm cần tập trung vào hành khí thông lạc, trừ thấp và quyết đờm. Bài thuốc thực hiện chi tiết như sau:

  • Dược liệu: Đờm nam tinh, quy đầu, khương hoạt, bạch giới tử, tang chi, lộ thông, uy linh tiên, xuyên khung, bạch chỉ.
  • Cách dùng: Sử dụng bài thuốc bằng cách rửa sạch dược liệu cho vào sắc với nước. Sau đó dùng nước thuốc để uống mỗi ngày. 
  • Lưu ý: Người bệnh nên sử dụng mỗi ngày 1 thang thuốc. Mỗi liệu trình điều trị thường kéo dài 6 ngày. Sau đó dừng lại 1 ngày và tiếp tục sử dụng liệu trình thứ 2.

Bài thuốc y học cổ truyền – Thể hàn đờm

Điều trị chứng đau vai gáy thể hàn đờm khi người bệnh có chứng đau nhức, cứng cổ. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể cảm nhận rõ ràng phần bả vai bị tê bì. Cơn đau nhức, tê bì có thể lan dần tới cánh tay. Đây là thể bệnh gây giảm hiệu suất và khả năng lao động của người bệnh. Việc điều trị nên được tiến hành ngay khi có triệu chứng đầu tiên.

  • Dược liệu cần chuẩn bị: Bao gồm trần bì, phòng phong, quế chi, xuyên khung, cốt toái bổ, hoàng cầm, xương truật, khương hoạt, bạch linh, đẳng sâm.
  • Cách dùng: Người bệnh sử dụng nước thuốc để uống mỗi ngày.

Bài thuốc thể âm hư dương can

Bệnh nhân mắc bệnh đau vai gáy thể âm hư dương can thường có triệu chứng phần cổ đơ và cứng. Một số dấu hiệu kèm theo là chóng mặt, ù tai, đầu nặng, đi đứng khó khăn. Bài thuốc điều trị sẽ tập trung vào nhu cân, tức phong.

  • Dược liệu cần sử dụng: Đan sâm, hoài sơn, mẫu lễ, phục thần, ngọc trúc, cúc hoa, sơn thù, câu đằng, long cốt, phòng phong, thục địa.
  • Sử dụng: Sắc dược liệu với nước và dùng nước thuốc để uống. Mỗi ngày nên sử dụng 1 thang.
Trong quá trình điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền nên hạn chế việc mang vác nặng
Trong quá trình điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền nên hạn chế việc mang vác nặng

Trong quá trình sử dụng bài thuốc bệnh nhân nên hạn chế việc mang vác nặng. Thay vào đó hãy nghỉ ngơi nhiều hơn để mau chóng bình phục hoàn toàn.

Bài thuốc Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền thể thận hư phong thấp

Thể bệnh này thường xuất hiện do tuổi tác hoặc tính chất công việc nặng nhọc. Biểu hiện của bệnh là phần gáy cứng, lưng và cột sống đau nhức, cử động khó. Hiện tượng đau nhức diễn ra dai dẳng và kéo dài.

  • Dược liệu sử dụng: Bao gồm đan sâm, uy linh tiên, thanh đăng phòng, nhục thung dung.
  • Sử dụng: Tán dược liệu thành bột trộn làm viên hoàn.

Người bệnh đồng thời nên hạn chế việc vận động mạnh, nghỉ ngơi thường xuyên để không gây ảnh hưởng lên vị trí xương khớp đã bị tổn thương.

Lưu ý khi điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền giúp cải thiện hiện tượng đau nhức, tê mỏi. Hiện tượng này có thể xảy ra ở vùng cổ và đau lan dần xuống cánh tay, bả vai. Phương pháp không chỉ giúp điều trị triệu chứng bệnh mà còn đảm bảo khí huyết lưu thông, cải thiện căn nguyên của bệnh. Nhờ vậy sức khỏe bệnh nhân được cải thiện về mặt tổng thể một cách toàn diện. 

So với Tây y các bài thuốc từ Đông y thường ít tác dụng phụ hơn. Có thể sử dụng thuốc với nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc có thể gây ra một số vấn đề nguy hiểm khác. 

Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị
Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị
  • Nên tham khảo tư vấn của bác sĩ Đông y để lựa chọn được bài thuốc phù hợp nhất.
  • Quá trình điều trị nên kiên trì mới có kết quả tốt.
  • Không sử dụng thuốc Đông y cùng với các thuốc bổ Tây y. Khi dùng nên cân nhắc và tham khảo tư vấn của bác sĩ.
  • Bệnh nhân đang mang thai hoặc bệnh nhân có bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch cần thận trọng trước khi sử dụng thuốc. Tốt nhất hãy lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nên ngưng sử dụng nếu thấy xuất hiện các biểu hiện như nôn, phát ban hoặc tiêu chảy.
  • Nên sử dụng thuốc từ những địa chỉ uy tín đảm bảo chất lượng. Tránh hiện tượng mua thuốc kém chất lượng gây ra nguy hiểm khi sử dụng.
  • Người bệnh nên thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Không nên mang vác vật dụng có kích thước lớn, cồng kềnh. Việc mang vác vật nặng có thể khiến quá trình điều trị không hiệu quả và kéo dài hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Trong đó chú ý bổ sung các thực phẩm có lượng canxi cao. Bên cạnh đó, người bệnh nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu omega 3, chất xơ. 
  • Người bệnh kết hợp việc điều trị vai gáy bằng y học cổ truyền với các bài tập thể dục đơn giản. Bài tập sẽ tăng cường sự linh hoạt cơ xương khớp, thúc đẩy tuần hoàn máu. Từ đó hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng nhất.
  • Bệnh nhân nên tới bệnh viện thăm khám sau khi thực hiện việc điều trị. Điều này giúp người bệnh kiểm tra và đánh giá chính xác việc điều trị có hiệu quả hay không. Nhờ đó đưa ra phương án thích hợp nhất.

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền là biện pháp an toàn, lành tính. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất người bệnh nên kiên trì và tham khảo tư vấn của bác sĩ Đông y trong quá trình điều trị.

TÌM HIỂU:

Cập nhật: 5:36 PM , 19/06/2023
Đau vai gáy lan xuống cánh tay

Đau Vai Gáy Lan Xuống Cánh Tay Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đau vai gáy lan xuống cánh tay là căn bệnh ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của bệnh nhân. Nguyên...
Đau vai gáy nên ăn gì

Đau Vai Gáy Nên Ăn Gì? Top 8 Thực Phẩm Có Lợi Nhất

Đau vai gáy nên ăn gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Chế độ ăn phù hợp...
Đau vai gáy kéo dài

Đau Vai Gáy Kéo Dài Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đau vai gáy kéo dài là căn bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của bệnh nhân. Chứng...
Combo vật lý trị liệu chữa đau vai gáy

Đánh Bay Đau Vai Gáy Với COMBO Gói Điều Trị Bằng Vật Lý Trị Liệu

Theo các nghiên cứu, hai căn bệnh mà dân văn phòng thường mắc phải nhiều nhất là: Bệnh về tiêu...
Đau cổ vai gáy khám ở đâu

Đau Cổ Vai Gáy Khám Ở Đâu Tốt Nhất? Thông Tin Chi Tiết Các Bệnh...

Đau cổ vai gáy khám ở đâu để đảm bảo an toàn và hiệu quả là thắc mắc của nhiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top