Châm Cứu Chữa Viêm Khớp Được Không? Cách Thực Hiện Và Lưu Ý

4.8/5 - (6 bình chọn)

Châm cứu chữa viêm khớp là phương pháp điều trị đang được áp dụng tại nhiều bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng xương khớp. Cho đến nay, hiệu quả của cách chữa trị này được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Vừa giúp người bệnh loại bỏ các triệu chứng đau đớn dai dẳng, vừa ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. 

Hiệu quả của phương pháp châm cứu chữa viêm khớp

Viêm khớp khiến người bệnh gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Chưa kể đến những hệ lụy do điều trị bằng thuốc Tây gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và một số cơ quan chức năng khác.

Kỹ thuật châm cứu mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị bệnh viêm khớp
Kỹ thuật châm cứu mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị bệnh viêm khớp

Trong những năm gần đây, y học đã nghiên cứu và ứng dụng thành công phương pháp điều trị viêm khớp bằng châm cứu. Có rất nhiều những dấu hiệu chuyển biến tích cực vượt xa cả phương pháp chữa xương khớp truyền thống bằng thuốc Tây.

Giới chuyên môn đưa ra nhận định rằng phương pháp châm cứu chữa viêm khớp có thể giúp người bệnh kiểm soát tình trạng sưng viêm, loại bỏ các cơn đau tại chỗ cho bệnh nhân bị bệnh viêm khớp. Ngoài ra, châm cứu vào huyệt đạo sẽ kích thích khả năng tuần hoàn máu, mang theo các hoạt chất đến nuôi dưỡng khớp bị sưng viêm, làm lành thương tổn.

Bệnh nhân mắc chứng viêm khớp, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng và lựa chọn liệu pháp điều trị bằng châm cứu. Đây là phương pháp có tác động sâu, tình trạng sưng viêm sẽ thuyên giảm ngay sau buổi đầu tiên của liệu trình. Bên cạnh đó, châm cứu chữa viêm khớp còn có những tác dụng như:

  • Giảm cơn đau co thắt nhanh chóng.
  • Tăng cường lưu thông máu đến các khớp, chữa lành tổn thương, ngăn ngừa tình trạng căng cứng, giúp người bệnh dễ dàng di chuyển hơn.
  • Ngăn ngừa những diễn biến xấu như nhiễm trùng khớp, khô khớp…
  • Giúp người bệnh thoải mái tinh thần, giải tỏa căng thẳng,ngủ ngon hơn nhờ việc kiểm soát được các cơn đau sau châm cứu.
Châm cứu là phương pháp điều trị an toàn, ngăn ngừa các diễn biến xấu của bệnh
Châm cứu là phương pháp điều trị an toàn, ngăn ngừa các diễn biến xấu của bệnh

Tính hiệu quả của châm cứu chữa viêm khớp đã được chứng minh. Tuy nhiên, đây là một phương pháp điều trị yêu cầu kỹ thuật chính xác, cần xác định được đúng vị trí huyệt đạo cần tác động mới mang lại hiệu quả cao. Mọi người nên chọn cơ sở điều trị uy tín để đảm bảo an toàn và loại bỏ được những cơn đau do viêm khớp mang lại.

Các huyệt đạo sử dụng để châm cứu chữa bệnh viêm khớp

Mỗi cơ quan trên cơ thể đều bị chi phối bởi các huyệt vị riêng biệt. Do đó, khi chữa bệnh viêm khớp bằng phương pháp châm cứu cần tác động lên những huyệt vị có liên quan để giải trừ bệnh lý. Tùy vào các thể viêm khớp sẽ tác động vào các huyệt khác nhau. Cụ thể:

1. Viêm khớp do thể phong thấp nhiệt tý

Đây là tình trạng viêm khớp dạng thấp có xuất hiện đợt tiến triển cấp. Khi châm cứu điều trị bệnh do thể phong thấp nhiệt tý cần tác động vào nhóm huyệt Phong trì, Hợp cốc, Phong môn, A thị huyệt, Túc tam lý và huyệt Khúc trì.

Kết hợp với đó là dùng phương pháp điện châm với cường độ thích hợp (mức cường độ tùy theo khả năng chịu đựng của từng bệnh nhân). Thời gian châm cứu từ 20 – 30 phút cho mỗi lần châm, tần số nhanh.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH: Top 9+ loại thuốc xương khớp Malaysia an toàn, hiệu quả điều trị cao

2. Viêm khớp thể thấp nhiệt thương âm 

Viêm khớp thể thấp nhiệt thương âm là tình trạng bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn mãn tính. Khi châm cứu cần kết hợp bộ huyệt A thị huyệt, thái khê, huyết hải, túc tam lý, hợp cốc và huyệt phong môn.

Tiếp đến sử dụng điện châm với xung điện có cường độ thích hợp, tần số chậm trong khoảng 20 – 30 phút/lần châm.

3. Viêm khớp thể đàm ứ ở kinh lạc

Là tình trạng viêm khớp dạng thấp trong thời gian dài, có biểu hiện của biến dạng teo cơ và dính cơ. Trường hợp này cần tác động trực tiếp vào nhóm huyệt a thị huyệt, đại chùy, khúc trì, phong môn, âm lăng tuyền, huyền chung, phong long và huyệt túc tam lý.

Kết hợp phương pháp điện châm với xung điện cường độ thích hợp, tần số chậm. Khoảng cách giữa các lần châm là từ 20 – 30 phút.

Các huyệt cần châm cứu sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên viêm khớp
Các huyệt cần châm cứu sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên viêm khớp

Cách xác định một số huyệt đạo liên quan đến châm cứu chữa viêm khớp như sau:

  • A thị huyệt: Huyệt này không có vị trí xác định và chỉ xuất hiện ở những vị trí đau. Vì thế khi xác định huyệt a thị cần nhắm vào chỗ đau nhất của vùng bị tổn thương.
  • Huyệt túc tam lý: Nằm dưới lõm gối khoảng 3 thốn, ngay ở mào trước xương chày ra ngoài theo chiều ngang của một ngón tay.
  • Huyệt phong trì: Nằm trong góc lõm do bờ ngoài cơ thẳng đồng thời ở bờ trong cơ ức đòn chũm bám vào đáy hộp sọ tạo nên.
  • Huyệt hợp cốc: Vị trí huyệt ở khe giữa điểm nối của ngón tay cái và ngón tay trỏ.
  • Huyệt khúc trì: Xác định vị trí huyệt bằng cách gập khuỷu tay cong lại sẽ có một chỗ hõm gọi là khúc trì.
  • Huyệt âm lăng tuyền: Vị trí huyệt ở mé trong dưới đầu gối, chỗ lõm dưới xương ống chân.
  • Huyệt phong môn: Huyệt nằm dưới mỏm gai đốt sống lưng 2, ra ngang 1, 5 thốn.

Hướng dẫn cách châm cứu trị viêm khớp

Châm cứu chữa viêm khớp mang lại hiệu quả tích cực nhưng cũng cần hết sức lưu ý. Bởi kỹ thuật này cần tác động đến nhiều huyệt vị trên hệ thống kinh lạc, có ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Một số trường hợp có thể bị liệt do người châm cứu sai quy trình và thao tác thực hiện.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các bước cơ bản khi châm cứu chữa viêm khớp như sau:

Bước 1: Bệnh nhân đến thăm khám và xác định tình trạng viêm khớp có thể là bệnh lý viêm khớp cấp, viêm khớp mạn, viêm khớp phản ứng… Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị dựa trên mức độ và tiền sử bệnh của bệnh nhân.

Trước khi thực hiện châm cứu, bác sĩ cần khám và chẩn đoán tình trạng cụ thể của người bệnh
Trước khi thực hiện châm cứu, bác sĩ cần khám và chẩn đoán tình trạng cụ thể của người bệnh

Bước 2: Xác định phác đồ và liệu trình cụ thể cho mỗi buổi châm cứu.

Bước 3: Tiến hành thực hiện châm cứu cho bệnh nhân.

  • Hướng dẫn bệnh nhân nằm hoặc ngồi sao cho thuận để tiến hành châm cứu.
  • Bác sĩ khử trùng kim châm, các thiết bị và vị trí huyệt đạo.
  • Tiến hành châm kim qua da trên từng huyệt, đẩy kim vào từ từ, xác nhận đắc khí. Trường hợp bệnh nhân chưa cảm nhận đắc khí bác sĩ cần thực hiện một số thủ thuật cho đến khi đạt đắc khí.
  • Sử dụng máy điện châm với cường độ phù hợp, tăng tác động lên huyệt đạo.
  • Rút kim ra khỏi huyệt đạo và sát khuẩn ngoài da.

Bước 4: Theo dõi sau châm cứu, bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại chỗ, bác sĩ xác nhận phản ứng và kết quả trị liệu sau khi châm cứu.

Bước 5: Dặn dò bệnh nhân cách chăm sóc và tập luyện tại nhà, hẹn lịch buổi tiếp theo của liệu trình.

Một số lưu ý trước, trong và sau khi châm cứu chữa viêm khớp

Để châm cứu mang lại hiệu quả cao nhất thì trước, trong và sau khi thực hiện người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc an toàn sau:

  • Lựa chọn địa chỉ uy tín đảm bảo an toàn, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, kỹ thuật châm cứu cao.
  • Những người bị huyết áp, hen suyễn, nhồi máu cơ tim, thần kinh không ổn định thì không nên châm cứu. Ngoài ra nhóm đối tượng bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng Aspirin cũng không nên điều trị bằng phương pháp này.
  • Không thực hiện châm cứu khi vị trí huyệt đạo nằm trên vùng có vết thương hở, lở loét.
  • Trước khi châm cứu chữa viêm khớp không nên ăn quá no hoặc để quá đói.
  • Cần kết hợp châm cứu với việc sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm.
  • Không nên vận động quá mạnh hoặc tác động mạnh vào vị trí mới châm cứu.
  • Thực hiện châm cứu theo đúng liệu trình, không nên bỏ dở giữa chừng, gây khó khăn cho những lần điều trị sau.

Như vậy bài viết đã cung cấp cho mọi người một số thông tin về phương pháp châm cứu chữa viêm khớp. Hi vọng những người đang bị bệnh viêm khớp sớm nắm bắt được thông tin, đi thăm khám điều trị kịp thời. Không nên để bệnh diễn tiến nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cập nhật: 11:43 AM , 12/12/2023
Tại sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả

Đau Khớp Háng Khi Tập Yoga Do Đâu? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Đau khớp háng khi tập yoga là tình trạng rất nhiều người gặp phải, cơn đau hình thành do nhiều...
Viêm khớp phản ứng có hết không? Biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất

Viêm Khớp Phản Ứng Có Hết Không? Cách Phòng Ngừa Tốt Nhất

Viêm khớp phản ứng có hết không là một câu hỏi còn bỏ ngỏ được không ít người đang mắc...
13+ mẹo chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam hiệu nghiệm nhất

13+ Mẹo Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Thuốc Nam 2022

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam là biện pháp được nhiều người lựa chọn bởi sự lành tính,...
Viêm khớp cấp: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị triệt để

Viêm khớp cấp: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị triệt để

Viêm khớp cấp là bệnh lý thường gặp, biểu hiện đặc trưng là những cơn đau âm ỉ gây ra...
Đau khớp hàm khi há miệng hoặc nhai là bệnh gì? Cách xử lý triệt để?

Đau Khớp Hàm Khi Há Miệng Hoặc Nhai Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý

Đau khớp hàm khi há miệng, khi nhai nuốt có thể làm phiền bất cứ bệnh nhân nào. Cơn đau...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top