Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

5/5 - (5 bình chọn)

Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý xương khớp gây ra những cơn đau nhức ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Việc nhận biết dấu hiệu, tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin đầy đủ về căn bệnh này.

Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh gì?

Cột sống cấu tạo gồm các đốt sống, đốt sống sẽ được liên kết với nhau bằng địa đệm. Khi đĩa đệm và thân cột sống bị tổn thương, biến dạng khiến cột sống bị mất đi cấu trúc ban đầu cũng có nghĩa là thoái hóa đốt sống xuất hiện.

Thoái hóa đốt sống lưng thường xảy ra tại các đốt L4 – L5 và L5 – S1. Nguyên nhân là bởi khu vực này thường phải chịu áp lực rất lớn từ cơ thể. Một số vị trí đốt sống còn lại ít xuất hiện tình trạng thoái hóa hơn.

Thoái hóa đốt sống lưng là căn bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi
Thoái hóa đốt sống lưng là căn bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi

Căn bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên người cao tuổi, dân văn phòng là những người dễ mắc bệnh hơn cả. Bệnh thoái hóa cột sống lưng có chữa được không, thực tế có thể điều trị để hồi phục tới 90%. Tuy vậy muốn đạt được điều đó người bệnh nên được thăm khám sớm nhất.

Nguyên nhân dẫn tới thoái hóa cột sống thắt lưng

Có nhiều nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuy nhiên về cơ bản có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan

Nhóm nguyên nhân khách quan do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc yếu tố di truyền:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên: Khi tuổi ngày càng cao, xương khớp sẽ yếu hơn đồng thời xuất hiện các yếu tố lão hóa. Mô sụn có thể bị mòn, bao xơ bị rách, đĩa đệm cũng bị mất nước,…
  • Do các yếu tố di truyền: Bố mẹ bị thoái hóa cột sống thì sinh ra con cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.

Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, một số các nguyên nhân do thói quen đi đứng và làm việc cũng có thể gây ra tình trạng thoái hóa.

Lao động nặng thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây bệnh
Lao động nặng thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây bệnh
  • Ngồi quá lâu một tư thế: Khi ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế xương khớp sẽ không còn độ linh hoạt. Từ đó tình trạng xơ vữa và thoái hóa xương khớp bắt đầu xuất hiện.
  • Lao động nặng thường xuyên: Mang vác đồ vật nặng và sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống. 
  • Chấn thương: Tai nạn giao thông gây chấn thương tại vùng cột sống là nguyên nhân gây bệnh.
  • Thừa cân: Tình trạng béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây áp lực lên cột sống. Áp lực kéo dài sẽ gây ra tổn thương và thoái hóa.
  • Thiếu canxi: Thiếu canxi và các dưỡng chất cần thiết khiến cho cơ thể mệt mỏi, cột sống bị bào mòn. Lâu dần tình trạng này sẽ dẫn tới thoái hóa hệ xương khớp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa đốt sống lưng

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thường thể hiện bởi các yếu tố sau đây:

  • Đau nhức: Thoái hóa đốt sống lưng triệu chứng nhức mỏi kéo dài gây ra sự khó chịu cho bệnh nhân. Thậm chí các cơn đau có thể kéo dài và lan xuống vùng mông, chân. Kèm theo đó là tình trạng co cứng phần đốt sống lưng.
  • Tê bì: Hiện tượng này có thể xảy ra ở vùng thắt lưng, đùi, bàn chân, ngón chân. Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có thể khó khăn trong việc vận động và đi lại.
  • Mất kiểm soát bàng quang: Đây là triệu chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh. Người bệnh cần khám, điều trị ngay để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Đau nhức là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh thoái hóa đốt sống lưng
Đau nhức là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh thoái hóa đốt sống lưng

Bệnh thoái hóa đốt sống lưng có nguy hiểm hay không?

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy hiểm hay không là thắc mắc của nhiều người. Bác sĩ chuyên khoa cho biết căn bệnh có thể không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nếu như không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể mắc nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

  • Chèn ép dây thần kinh: Người bệnh có thể bị đau nhức khó chịu và kéo dài thường xuyên. Một số bệnh nhân bị tê chân thời gian dài do máu không lưu thông tới chân.
  • Gù, biến dạng cột sống: Biến chứng ảnh hưởng tới cuộc sống và làm suy giảm năng suất lao động. 
  • Teo cơ, liệt chân: Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể bị liệt hoàn toàn và không còn khả năng đi lại.

Thực tế toàn bộ biến chứng của căn bệnh đều ảnh hưởng tới cuộc sống bệnh nhân. Do đó, chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên điều trị sớm nhất có thể.

Biện pháp điều trị thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả

Hiện nay để điều trị, bệnh nhân có thể lựa chọn thuốc Tây, thuốc Đông y, vật lý trị liệu. Lựa chọn biện pháp nào phụ thuộc vào tình trạng của từng người. Đặc biệt thoái hóa đốt sống lưng ở người trẻ tuổi cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Thuốc Tây trị bệnh hiệu quả

Sử dụng thuốc Tây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Tác dụng chính là giảm đau nhức cấp tính. Bệnh nhân cần được thăm khám và tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Loại thuốc có tác dụng giảm đau nhức đặc biệt là giảm các cơn đau cấp tính. Tuy vậy bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc do có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Các loại thuốc được sử dụng nhiều là Paracetamol hoặc Acetaminophen.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc được chỉ định với các bệnh nhân mắc chứng co rút cơ. Tác dụng của thuốc sẽ giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn. Những loại thuốc dành cho thoái hóa cột sống phổ biến hơn cả là Myonal, Mydocalm,…
  • Thuốc chống viêm không Steroids: Tác dụng của thuốc là hạn chế tình trạng sưng và viêm do thoái hóa cột sống lưng gây ra. Các loại thuốc phổ biến hiện nay là Celebrex, Mobic…
  • Vitamin: Vitamin sẽ bổ sung dưỡng chất, thúc đẩy quá trình hồi phục. Trong đó vitamin D, E và K là những loại vitamin cần thiết cho bệnh nhân thoái hóa cột sống.
Thuốc Tây thường được chỉ định với mục đích giảm đau cấp tính
Thuốc Tây thường được chỉ định với mục đích giảm đau cấp tính

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị không dùng thuốc được đánh giá cao. Hiệu quả của phương pháp tập trung vào việc giảm đau nhức và cải thiện gốc rễ căn bệnh. Dưới đây là một số liệu pháp trị liệu bệnh nhân có thể lựa chọn:

  • Châm cứu: Phương pháp sử dụng kim châm để tác động lên các vị trí huyệt đạo, từ đó giúp đả thông khí huyết và giảm đau.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Phương pháp sử dụng lực của tay để tác động tới huyệt đạo và làm giảm đau nhức cho người bệnh.
  • Bài tập căng cơ: Các bài tập có thể áp dụng cho bệnh nhân thoái hóa cột sống như đạp xe, đi bộ. Áp dụng thường xuyên bài tập để tăng hiệu quả giảm đau nhức và thúc đẩy việc hồi phục.

ĐỌC THÊM: Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 – Dấu hiệu, nguyên nhân và phương hướng điều trị

Thuốc Đông y trị thoái hóa đốt sống lưng

So với Tây y, Đông y có ưu điểm trị bệnh an toàn và lành tính, hầu như rất ít tác dụng phụ. Dược liệu sử dụng đều có nguồn gốc tự nhiên, nhờ vậy có thể dễ dàng dung nạp vào cơ thể. Sử dụng thuốc Đông y cũng giúp bệnh nhân tiết kiệm nhiều chi phí do có thể điều trị ngay tại nhà.

Bệnh nhân thoái hóa đốt sống lưng có thể lựa chọn thuốc Đông y để điều trị
Bệnh nhân thoái hóa đốt sống lưng có thể lựa chọn thuốc Đông y để điều trị

Tuy vậy hiệu quả của thuốc Đông y còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh. Ngoài ra phương pháp cần người bệnh kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới đạt hiệu quả tối đa. Một số bài thuốc bệnh nhân có thể sử dụng như sau:

Bài thuốc độc hoạt ký sinh thang:

  • Dược liệu: Độc hoạt, đỗ trọng, mẫu đơn trắng, ứng sinh địa mỗi loại 12g. Đẳng sâm và tần quy mỗi loại 16g. Thanh táo, quế chi, phụ tử mỗi dược liệu sử dụng 8g. 
  • Sử dụng: Sắc với nước và sử dụng nước thuốc uống trong ngày.

Bài thuốc hữu quy hoàn:

  • Dược liệu: Đỗ trọng, lông cu li, kỳ tử mỗi loại 12g, củ mài, thục địa mỗi loại 16g. Sơn thù 10g, trôm lay 8g, nhục quế 4g.
  • Sử dụng: Sắc toàn bộ dược liệu với nước, dùng nước thuốc để uống sau các bữa ăn. Bệnh nhân cần sử dụng khoảng 10 liệu trình mới có hiệu quả.

Mẹo điều trị tại nhà

Bệnh nhân mắc thoái hóa đốt sống lưng giai đoạn nhẹ có thể sử dụng mẹo dân gian ngay tại nhà bằng những dược liệu quen thuộc, dễ tìm và dễ kiếm. Lá lốt, cây xương rồng và lá ngải cứu là những mẹo điều trị quen thuộc và hiệu quả.

Trị thoái hóa đốt sống lưng bằng lá lốt

Thành phần của lá lốt có chất kháng viêm, vì vậy dược liệu rất phù hợp để điều trị thoái hóa đốt sống lưng. 

Chuẩn bị: Lá lốt và mật ong

Thực hiện:

  • Lá lốt đem rửa sạch cho hết phần đất cát sau đó đem đi giã thật nhỏ, vắt lấy nước.
  • Phần nước cốt được đem đi chưng nóng và thêm một chút mật ong vào để uống trong ngày.
  • Phần bã lá lốt đem đi sao nóng và đắp lên vùng đốt sống lưng bị thoái hóa.

Bài thuốc từ cây xương rồng

Xương rồng cũng là dược liệu có tác dụng trị bệnh xương khớp khá hiệu quả. Bài thuốc thoái hóa cột sống từ xương rồng được nhiều bệnh nhân áp dụng.

Bài thuốc từ cây xương rồng được đánh giá cao về tính hiệu quả
Bài thuốc từ cây xương rồng được đánh giá cao về tính hiệu quả

Chuẩn bị: Xương rồng và một nắm muối hạt.

Thực hiện:

  • Thân cây xương rồng đem cắt bỏ gai và ngâm với nước cho bớt nhựa. 
  • Bệnh nhân cần đem thân cây xương rồng đã bỏ gai đi hơ nóng trên bếp. Khi xương rồng còn nóng ấm đem đắp lên vùng lưng bị đau nhức.
  • Bài thuốc nên thực hiện mỗi ngày khoảng 2 lần và trong vòng 1 tuần để thấy hiệu quả.

Bài thuốc trị thoái hóa đốt sống lưng từ ngải cứu

Bài thuốc từ ngải cứu giúp cải thiện tình trạng đau nhức cho bệnh nhân. Ngải cứu có tính ấm, có khả năng kháng viêm. Nếu được áp dụng thường xuyên sẽ cho hiệu quả rõ rệt.

Người bệnh có thể lựa chọn lá ngải cứu để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng
Người bệnh có thể lựa chọn lá ngải cứu để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng

Chuẩn bị: Người bệnh cần chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu và một chút muối hạt.

Thực hiện:

  • Ngải cứu sau khi nhặt bỏ lá úa cần đem rửa thật sạch và để ráo nước.
  • Bệnh nhân cần sao ngải cứu cùng với muối hạt cho nóng, sau đó dùng lá ngải vẫn còn nóng để chườm lên vùng bị đau nhức.
  • Mỗi ngày người bệnh nên chườm thuốc 2 lần và kéo dài trong khoảng 2 tuần để thấy hiệu quả.

Lưu ý khi điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng

Bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và đi lại của người bệnh. Việc điều trị cần được thực hiện ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên. 

  • Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Việc bỏ dở giữa chừng có thể khiến quá trình điều trị thoái hóa đốt sống thắt lưng kéo dài và không hiệu quả.
  • Với thuốc Đông y và các mẹo điều trị tại nhà, bệnh nhân cần kiên trì áp dụng.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm có chứa canxi, omega 3, chất đạm và chất xơ.
  • Không nên sử dụng chất kích thích và những đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ gây ảnh hưởng tới việc điều trị.
  • Người bệnh thực hiện các bài tập thể dục, yoga, đi bộ hoặc đạp xe để có quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.

Bệnh thoái hóa đốt sống lưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị. Người bệnh nên tới các bệnh viện uy tín để được khám và tư vấn sớm nhất.

ĐỪNG BỎ QUA:

Cập nhật: 4:51 PM , 30/05/2023
Bài tập trị liệu thoái hóa đốt sống cổ

Bài Tập Trị Liệu Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Đơn Giản Tại Nhà

Bài tập trị liệu thoái hóa đốt sống cổ có tác dụng tốt trong việc giảm đau và hỗ trợ...
bài tập thể dục cho người bị thoái hóa cột sống

Bài tập Thể Dục Cho Người Bị Thoái Hóa Cột Sống – 13 Bài Tập...

Bài tập thể dục cho người bị thoái hóa cột sống là liệu pháp không cần dùng thuốc vừa có...
Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng lá lốt được rất nhiều người áp dụng

6 Cách Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Bằng Lá Lốt Hiệu Quả 2022

Chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng lá lốt là biện pháp được rất nhiều người công nhận vì tính...
Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng diện chẩn vẫn còn ít người biết tới

Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Bằng Diện Chẩn Hiệu Quả Nhất

Chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng diện chẩn chưa phải phương pháp phổ biến và vẫn có ít người...
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Nam: 10 cách đơn giản, hiệu quả nhất

Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Bằng Thuốc Nam: 10 Cách Hiệu Quả Nhất

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Nam là giải pháp điều trị lành tính được nhiều người bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top