Thoái Hóa Đốt Sống Lưng L4 L5: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

5/5 - (5 bình chọn)

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 có phải là bệnh nguy hiểm? Phương hướng điều trị nào là hiệu quả nhất là thắc mắc chung của nhiều người không may mắc căn bệnh này. Những thông tin cung cấp trong bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp chi tiết những vấn đề kể trên.

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là bệnh gì?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết cấu tạo chung của đốt sống gồm 33 đốt xương. Trong đó bao gồm 12 đốt sống ngực được đánh thứ tự từ T1 tới T12, 7 đốt sống cổ đánh số từ C1 tới C7. Đốt sống lưng bao gồm 5 vị trí và được đánh số thứ tự từ từ L1 tới L5. Đốt sống cùng từ S1 tới S5 và 4 đốt sống cụt.

Đánh giá cho thấy đốt sống lưng có thể phải chịu nhiều áp lực từ tải trọng của cơ thể. Vì thế đây là phần đốt sống dễ bị tổn thương dẫn tới thoái hóa cột sống.

Đốt sống L4 L5 được nằm ở vị trí thấp nhất của cột sống lưng. Hai đốt sống này có nhiệm vụ giữ thăng bằng và nâng đỡ toàn bộ phần thân phía trên. Nhờ đó giúp phần cột sống lưng dễ dàng thực hiện động tác vặn mình hoặc xoay, cúi. 

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là tình trạng tổn thương gây biến dạng tại đốt sống này
Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là tình trạng tổn thương gây biến dạng tại đốt sống này

Hiện tượng thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là tình trạng tổn thương, biến dạng tại đốt sống. Đây cũng là đốt sống dễ dàng bị thoái hóa và ảnh hưởng nhất trọng hệ cột sống lưng.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5

Việc xác định rõ nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống L4 L5 có ý nghĩa quan trọng. Điều này giúp hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn. Theo bác sĩ chuyên khoa, hiện nay có 2 nhóm nguyên nhân gây bệnh chính bao gồm:

Nguyên nhân do tác động bên ngoài:

  • Tuổi tác: Bệnh thoái hóa đốt sống L4 L5 thường xảy ra ở trung niên và người lớn tuổi. Dĩ nhiên khi tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa xương cũng sẽ diễn ra càng nhiều. Theo đánh giá đây là nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh.
  • Thói quen lười vận động: Cột sống không được hoạt động thường xuyên tới tình trạng thoái hóa. Vì vậy dân văn phòng, lái xe hoặc thợ may là những đối tượng dễ mắc bệnh.
  • Chấn thương do tai nạn: Chấn thương do chơi thể thao, tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông. Tổn thương kéo dài có thể gây ra thoái hóa đốt sống lưng L4-L5.
  • Béo phì: Thừa cân làm gia tăng áp lực cho cột sống. Nếu áp lực tới cột sống kéo dài thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng thoái hóa đốt sống lưng.
  • Sử dụng chất kích thích: Thường xuyên sử dụng chất kích thích sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5. Chuyên gia giải thích chất kích thích này sẽ gây ảnh hưởng tới việc cung cấp dưỡng chất cần thiết.
Tình trạng thừa cân cũng là nguyên nhân gây bệnh
Tình trạng thừa cân cũng là nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân do bệnh lý:

  • Bệnh lý viêm nhiễm và hẹp cột sống: Xảy ra ở đối tượng là người cao tuổi mắc bệnh lý tại cột sống. Từ các yếu tố bệnh nền dẫn tới tình trạng thoái hóa đốt sống lưng L5.
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống lưng L4 L5. Nhân nhầy không còn ở vị trí ban đầu, thoát ra ngoài chèn ép tới dây thần kinh. Từ đó gây thúc đẩy quá trình thoái hóa.
  • Phình đĩa đệm: Tình trạng phình đĩa đệm gây ra hiện tượng chèn ép dây thần kinh và gây thoái hóa đốt sống.

Triệu chứng điển hình của bệnh

Bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 có thể phát hiện thông qua các triệu chứng sau:

  • Đau nhức vùng thắt lưng: Cơn đau xuất hiện khi người bệnh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Một vài trường hợp thấy đau nhức khi vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
  • Đau hông: Bệnh thoái hóa đốt sống L4 L5 sẽ gây ra những cơn đau thần kinh tọa. Đau nhức vùng hông diễn ra thường xuyên khi vận động, đốt sống L4 và L5 cọ sát vào nhau.
  • Tê bì tay chân: Bệnh nhân cảm nhận thấy tê bì hoặc ngứa ran ở ngón chân và một số khớp khi mắc bệnh.
Đau nhức vùng thắt lưng là biểu hiện rõ rệt của bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5
Đau nhức vùng thắt lưng là biểu hiện rõ rệt của bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 có nguy hiểm không?

Thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân là thoái hóa đốt sống L4 L5 có nguy hiểm hay không. Bệnh có thể không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nếu không điều trị sẽ gây biến chứng. Điều này làm ảnh hưởng tới cuộc sống và vận động hàng ngày.

  • Cột sống biến dạng: Cột sống bị gù, cong hay vẹo có thể gây ra tình trạng đau nhức và gây mất thẩm mỹ.
  • Chèn ép rễ thần kinh: Tình trạng có thể khiến bệnh nhân bị co cơ, vận động khó khăn. Nếu kéo dài bệnh nhân có thể bị liệt và không thể di chuyển.
  • Tổn thương đĩa đệm và cột sống: Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm, gai cột sống.
  • Chèn ép thắt lưng và tủy: Bệnh nhân có thể bị tàn phế hoặc bại chân khi không được điều trị.

ĐỌC THÊM: Top 7 bài tập chữa thoái hóa đốt sống lưng tại nhà hiệu quả

Phương hướng điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5

Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 được bệnh nhân quan tâm hàng đầu. Người bệnh có thể chọn phương pháp trị bệnh bằng Tây y, Đông y hoặc các mẹo dân gian.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Hiện nay có nhiều phương pháp Tây y hiện đại được áp dụng để điều trị căn bệnh. Bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc Tây để giảm các cơn đau nhức cấp tính. Tùy theo mức độ của từng bệnh nhân, liều lượng chỉ định sẽ có sự thay đổi.

Thuốc Tây điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả
Thuốc Tây điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả
  • Thuốc giảm đau: Thuốc nhằm giảm triệu chứng đau nhức cấp tính, loại thuốc phổ biến nhất là Paracetamol.
  • Thuốc chống viêm: Loại thuốc được sử dụng trong các trường hợp có nguyên nhân bệnh xuất phát từ tình trạng viêm nhiễm. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định là Diclofenac, Indomethacin, Phenylbutazone,…
  • Thuốc giãn cơ: Loại thuốc sử dụng với bệnh nhân có dấu hiệu co cứng cơ, co cứng ở lưng hoặc ở chân. Thuốc phổ biến nhất hiện nay là Tanaldecoltyl, Ryzonal, Decontractyl, Mydocalm,…

Việc sử dụng thuốc Tây phải cần chỉ định và tư vấn chi tiết của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được thay đổi liều lượng của thuốc. Thuốc này có thể gây ra áp lực cho gan, thận và dạ dày nếu dùng không đúng hàm lượng.

Can thiệp ngoại khoa

Phương pháp phẫu thuật được thực hiện với những bệnh nhân nặng và không hiệu quả khi dùng thuốc. Tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp này cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Nguyên nhân là bởi đây là biện pháp vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro.

Các thủ thuật chính sử dụng trong can thiệp ngoại khoa trị thoái hóa đốt sống L4 L5 bao gồm:

  • Cắt gai xương tại cột sống.
  • Can thiệp để bỏ dịch nhầy trong khối thoát vị.
  • Thay thế đốt sống, thay thế đĩa đệm sang nhân tạo.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu trong quá trình điều trị. Kỹ thuật có thể áp dụng bao gồm chườm nóng lạnh, kích thích điện, sử dụng tia hồng ngoại. Phương pháp hỗ trợ không dùng thuốc cần kiên trì và tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện.

Đông y điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5

Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 bằng thuốc Đông y được đánh giá cao. Phương pháp an toàn và ít gây tác dụng phụ. Tuy vậy, để đạt hiệu quả bệnh nhân cần kiên trì thực hiện đầy đủ liệu trình.

Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 bằng thuốc Đông y an toàn và lành tính
Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 bằng thuốc Đông y an toàn và lành tính

Bài thuốc từ bắc kỳ và kê huyết đằng:

  • Chuẩn bị: Bắc kỳ (18g), kê huyết đằng (15g), xuyên xích thược (12g), phấn cát (9g), quế chi (9g), 3 quả táo và gừng tươi (6g).
  • Sử dụng: Cho toàn bộ các vị thuốc đã chuẩn bị vào sắc cùng với nước thật kỹ. Sau đó chắt lấy nước thuốc uống trong ngày. Bệnh nhân áp dụng bài thuốc trong vòng 10 ngày để thấy bệnh cải thiện.

Bài thuốc từ cát căn và đương quy

  • Chuẩn bị: Cát căn (15g), đương quy (9g), tra tử (9g), kỳ tích (9g), dược cần (9g), quế liễu (9g), cam thảo trích (6g), 3 quả táo.
  • Sử dụng: Toàn bộ dược liệu đem đun kỹ cùng với nước, sau đó chắt nước thuốc để uống trong ngày. Liệu trình điều trị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 bằng bài thuốc kéo dài khoảng 10 ngày.

Mẹo điều trị bệnh tại nhà

Phương pháp dân gian điều trị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Mẹo dân gian phù hợp với bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ. Quá trình điều trị thoái hóa cột sống theo dân gian được thực hiện ngay tại nhà vì vậy tiết kiệm được rất nhiều chi phí. 

Tuy vậy phương pháp sẽ cần sự kiên trì của người bệnh. Việc nôn nóng sẽ khiến hiệu quả không đạt được như mong muốn. Bệnh nhân có thể lựa chọn bài thuốc từ dược liệu xương rồng hoặc lá ngải cứu sau đây:

Bài thuốc từ xương rồng

  • Chuẩn bị: Xương rồng bẹ khoảng 2 nhánh.
  • Thực hiện: Xương rồng đem cắt bỏ gai và ngâm nước cho hết nhựa. Xương rồng đã hết nhựa cần đem nướng cho nóng ấm. Sử dụng xương rồng chườm, đắp lên vùng đau nhức.
Bài thuốc từ xương rồng hiệu quả với bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ
Bài thuốc từ xương rồng hiệu quả với bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ

Bài thuốc từ lá ngải cứu

  • Chuẩn bị: Để thực hiện bài thuốc, người bệnh cần chuẩn bị lá lốt tươi và một lượng muối hạt vừa đủ.
  • Thực hiện: Ngải cứu cần nhặt bỏ lá úa và đem sao nóng. Trong quá trình sao cho thêm vài hạt muối hạt. Khi dược liệu còn nóng ấm bọc vào 1 tấm vải sạch và chườm lên vùng lưng bị đau nhức. Bài thuốc nên thực hiện mỗi ngày 2 lần để có hiệu quả nhanh hơn.

Bài tập thể dục hỗ trợ điều trị

Bài tập vận động có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Người bệnh có thể tham khảo 2 bài tập phổ biến sau đây:

  • Bài tập tư thế rắn hổ mang: Bệnh nhân ở tư thế nằm sấp với 2 tay chống sàn. Sử dụng lực của tay để nâng thân người phía trước lên cao sao cho phần tay duỗi thẳng. Bên cạnh đó đầu và lưng cũng cần được duỗi thẳng. Tư thế giữ nguyên khoảng 5 giây và trở lại ban đầu.
  • Bài tập với tư thế cánh cung: Bệnh nhân ở tư thế nằm sấp sao cho phần khuỷu tay chạm sàn. Sử dụng lực của cánh tay để nâng toàn bộ thân người lên cao trong khi mũi chân chạm sàn. Giữ nguyên tư thế khoảng 5 giây và tiếp tục lặp lại động tác khoảng 5 lần thì dừng lại.
Bài tập thể dục giúp bệnh nhân thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 hồi phục nhanh hơn
Bài tập thể dục giúp bệnh nhân thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 hồi phục nhanh hơn

Biện pháp phòng bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5

Để hạn chế bệnh thoái hóa L4 L5, trong quá trình làm việc và sinh hoạt cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Hạn chế tình trạng ngồi làm việc hoặc ngồi học không đúng tư thế và diễn ra trong thời gian dài.
  • Người bệnh hoặc những người lớn tuổi nên hạn chế việc mang vác vật nặng vì có thể tác động tới cột sống.
  • Tham gia giao thông và lao động an toàn, sử dụng đồ bảo hộ để bảo vệ cơ thể khỏi chấn thương.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung rau củ quả và thực phẩm chứa nhiều canxi. 
  • Thực hiện các bài tập luyện thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe và tăng cường sự cứng chắc cho xương khớp.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nhất các bệnh lý gây ảnh hưởng tới hệ xương khớp.

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là bệnh lý có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân cần khám bệnh và điều trị ngay khi phát hiện triệu chứng đầu tiên. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là cách để phòng tránh và điều trị hiệu quả căn bệnh.

ĐỪNG BỎ QUA:

Cập nhật: 4:51 PM , 30/05/2023
Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không

Thoái Hóa Cột Sống Lưng Có Nguy Hiểm Không? (Giải Đáp Chi Tiết)

Thoái hóa cột sống lưng được coi là căn bệnh của người già, nhưng ngày càng có xu hướng trẻ...
sữa dành cho người thoái hóa cột sống

TOP 9 Loại Sữa Dành Cho Người Thoái Hóa Cột Sống Tốt Nhất

Sữa dành cho người thoái hóa cột sống là nguồn sinh dưỡng dồi dào, giàu khoáng chất, vitamin và canxi....
Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống lưng được khán nhiều người xem như biện pháp hỗ trợ điều trị

Phương Pháp Cấy Chỉ Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Và Một Số Lưu Ý

Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống lưng là biện pháp trị liệu của Đông y, có khả năng chữa...
Thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối

Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Có Nên Nằm Gối Hay Không Và Tư Vấn Chi...

Thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối hay không là vấn đề rất nhiều người bệnh thắc mắc....
Chi tiết bệnh án thoái hoá cột sống thắt lưng bạn cần nắm rõ

Chi Tiết Bệnh Án Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng Bạn Cần Nắm Rõ

Bệnh án thoái hóa cột sống thắt lưng có tác dụng gì và gồm những phần nào? Chắc hẳn còn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top