Viêm Khớp Ức Sườn Do Đâu? Dấu Hiệu Bệnh Và Cách Điều Trị

Cập nhật: 08/04/2024

Viêm khớp ức sườn là bệnh lý thường gây cảm giác đau nhói, căng tức phần trước ngực. Bệnh nhân sẽ có cảm giác khó thở và không dám hít thở sâu. Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên điều trị từ sớm và dứt điểm để bệnh không gây ra biến chứng, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống.

Viêm khớp ức sườn là gì?

Viêm khớp ức sườn là tình trạng khớp nối giữa xương ức và xương sườn bị viêm đau. Người bệnh xuất hiện những cơn đau kéo dài, có thể ngắt quãng hoặc có thể liên tục. Hoặc người bệnh có cảm giác đau, căng tức ở thành ngực mỗi khi vận động, hắt hơi.

Nguy cơ xuất hiện viêm khớp ức sườn ở phụ nữ cao hơn
Nguy cơ xuất hiện viêm khớp ức sườn ở phụ nữ cao hơn

Những biểu hiện của bệnh rất dễ khiến nhầm lẫn với bệnh lý liên quan đến tim mạch, phổi. Bởi các triệu chứng của viêm khớp ức sườn và các bệnh lý đó khá giống nhau. Theo các chuyên gia, khớp ức sườn bị viêm cũng có tính chất tương đối giống với viêm khớp sụn sườn và viêm khớp ức đòn.

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu về cơ xương khớp, nguy cơ xuất hiện viêm khớp ức sườn ở phụ nữ cao hơn, chiếm tới 70% phụ nữ ở độ tuổi từ 40 – 45 tuổi. Tuy nhiên, thực tế bệnh vẫn xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Các nguyên nhân gây bệnh

Người bệnh nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và nắm bắt được các biểu hiện khi bị bệnh. Bệnh lý này được chẩn đoán là do nhiều nguyên nhân gây nên, chủ yếu do những tác nhân sau:

Nguyên nhân trực tiếp

Các tác nhân trực tiếp gây ra tình trạng viêm khớp ức sườn có thể kể đến như:

  • Tổn thương vùng ngực: Khi có va chạm hoặc tác động mạnh, vùng ngực rất dễ bị chấn thương. Do các xương sườn nối với xương ức qua các khớp nối ức sườn và tạo thành lồng ngực. Vì vậy, khi lồng ngực bị chấn thương thì các khớp nối bị ảnh hưởng, gây viêm đau.
  • Vận động gắng sức: Do tính chất công việc nên nhiều người phải hoạt động tay chân nhiều, thường xuyên làm việc nặng nhọc. Khi vận động gắng sức sẽ tạo áp lực đặt lên lồng ngực và các khớp ức sườn cũng gia tăng.

Nguyên nhân gián tiếp

Bên cạnh những tác nhân trực tiếp, bệnh lý xương khớp này cũng có thể do những nguyên nhân sau gây nên:

  • Khối u trong lồng ngực: Phụ thuộc vào tình trạng của khối u mà gây các ảnh hưởng khác nhau. U ác tính có thể dẫn đến di căn, ung thư xương.
  • Bệnh về đường hô hấp: Các bệnh lý ho hen, cảm cúm kéo dài cũng khiến khớp ức sườn bị ảnh hưởng. Đặc biệt khi người bệnh lên cơn ho kéo dài.
  • Cơ thể nhiễm khuẩn: Khi cơ thể bị suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập tới các bộ phận khác. Khi chúng xâm nhập đến tới khớp ức sườn sẽ gây viêm nhiễm các khớp này.
  • Các bệnh lý khác: Các bệnh về miễn dịch, thừa cân, béo phì, viêm khớp phản ứng cũng có thể gây ra tình trạng đau nhức, viêm khớp ức sườn.
  • Nguyên nhân khác: Người bệnh sử dụng thường xuyên, quá nhiều các chất kích thích, ít vận động,…

Triệu chứng điển hình của bệnh

Các dấu hiệu của bệnh viêm khớp ức sườn khá giống với các bệnh lý về tim mạch, phổi. Do đó, người bệnh cần nắm rõ các biểu hiện đặc trưng của bệnh để sớm nhận biết:

  • Đau tức lồng ngực: Người bệnh cảm thấy đau theo từng cơn, các cơn đau có thể ngắn hoặc dài, cơn đau dai dẳng gây khó chịu và bất tiện cho người bệnh. Cơn đau ban đầu ở trung tâm lồng ngực, sau đó lan dần sang 2 bên cạnh sườn, có thể chếch lệch lên trên về hướng 2 cánh tay. Cảm giác đau nhiều khi hắt hơi, ho, vận động, thậm chí khi nhai, nuốt thức ăn và uống nước cũng cảm giác nhói đau.
  • Khó thở: Người bệnh cảm giác nặng nề, khó chịu, khó thở, hơi thở ngắn, thở gấp và đau khi hít thở. Bên cạnh đó, bệnh nhân có biểu hiện hụt hơi, đặc biệt khi có vận động dù là nặng hoặc nhẹ. Đáng nói, các biểu hiện này sẽ xảy ra tùy lúc và bất thường, không có triệu chứng báo trước.

Bệnh viêm khớp ức sườn có nguy hiểm không?

Những người ở tuổi trung niên từ 50 tuổi trở đi dễ mắc viêm khớp ức sườn. Nguyên nhân là do những đối tượng này thường đã qua giai đoạn lao động vất vả. Lúc này các khớp xương cũng có dấu hiệu bắt đầu thoái hóa và yếu đi.

Một điểm nữa là ở nhóm người này cũng mang nhiều nền bệnh lý hơn. Cho nên họ dễ gặp phải tình trạng viêm và đau xương khớp hơn. Viêm khớp ức sườn được đánh giá là không mang tới quá nhiều nguy hại cho sức khỏe người bệnh. Nhưng triệu chứng của bệnh vẫn ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và công việc của bệnh nhân.

Khi các khớp sườn bị viêm sưng thì mọi hoạt động hàng ngày đều khiến cơn đau gia tăng. Do vậy, bệnh nhân có xu hướng nghỉ ngơi nhiều, lười vận động để tránh đau. Tình trạng này kéo dài càng khiến xương khớp của người bệnh trở nên khô cứng và khó vận động hơn.

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp ức sườn

Khi bắt gặp các triệu chứng của viêm khớp ức sườn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Tại đây, bác sĩ sẽ hỏi thăm về các thông tin cá nhân, thói quen sinh hoạt, làm việc, tiền sử bệnh tật. Kết hợp với các kết quả khác như chụp X-quang, xét nghiệm bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về bệnh.

Cận lâm sàng

Các chẩn đoán lâm sàng bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này để kiểm tra chỉ số tốc độ máu lắng. Kết quả sẽ hỗ trợ rất nhiều trong nhận định diễn biến của bệnh viêm.
  • Chụp X quang: Từ kết quả hình ảnh chụp, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định về trị trí khớp ức sườn bị viêm và đánh giá về mức độ viêm nhiễm tại chỗ khớp nối đó.
  • Xét nghiệm kháng thể: Xét nghiệm này được thực hiện để tìm ra có các kháng khuẩn hay không. Nếu có các kháng khuẩn thì chứng tỏ cơ thể đang trong tình trạng nhiễm khuẩn.

Chẩn đoán phân biệt

Biểu hiện của viêm khớp ức sườn dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do vậy, cần thực hiện các chẩn đoán để phân biệt với các bệnh và tình trạng khác như bệnh về phổi, bệnh tim mạch,…

Biện pháp điều trị viêm khớp ức sườn

Sau khi đã chẩn đoán được nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Các biện pháp được áp dụng hiện nay gồm các bài thuốc dân gian, điều trị bằng Tây y và Đông y. Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ, chỉ định của bác sĩ để đạt được kết quả tốt.

Hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng bệnh bằng mẹo dân gian

Trong dân gian lưu truyền nhiều mẹo có thể chữa viêm khớp ức sườn hiệu quả. Các mẹo này thường sử dụng những nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm, cách thực hiện đơn giản và giúp tiết kiệm chi phí.

Muối biển

Muối là gia vị không thể thiếu trong các món ăn thường ngày của người Việt. Không chỉ làm gia vị, mà muối còn giúp khỏe xương và phòng bệnh loãng xương. Bên cạnh đó, chất kiềm hoá của muối biển giúp cân bằng độ PH của não và của thận.

Chuẩn bị: Một bát muối, chảo, khăn bông dày.

Cách thực hiện:

  • Bắc chảo lên bếp cho nóng, cho muối vào đảo đều với lửa nhỏ.
  • Đảo đều tay đến khi muối hơi chuyển sang màu vàng nhạt thì tắt bếp.
  • Cho muối vào khăn bông dày ủ lại, đắp lên vị trí đau.
  • Chườm khăn bông ủ muối nóng khoảng 15 – 20 phút.
  • Nếu thấy nóng quá thì bỏ ra ngoài một tí rồi tiếp tục chườm cho đến khi muối nguội.

Lá lốt

Theo Đông y, lá lốt có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm và các tác dụng chỉ thống, tiêu viêm, hành khí. Từ lâu, loại thảo dược này được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến tiêu hoá và xương khớp, điển hình là viêm khớp ức sườn, viêm khớp liên cầu, viêm khớp dạng thấp,… Cách chữa viêm khớp ức sườn từ lá lốt mang lại tác dụng tăng cường khí huyết, giảm đau, tiêu viêm.

Chuẩn bị: Lá lốt.

Cách thực hiện:

  • Chọn những lá già, to, còn nguyên vẹn, đem đi rửa sạch và để khô.
  • Bật bếp để lửa nhỏ, rồi cho lá lốt lên hơ cho tới khi lá nóng. Lưu ý không để lá bị cháy đen và bị co lại.
  • Lấy phiến lá lốt vừa hơ nóng đắp lên vị trí bị sưng đau.
  • Người bệnh thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần.

Gừng tươi

Gừng là một loại cây nhỏ, lá mọc so le, không cuống và có mùi thơm đặc trưng của gừng. Theo Đông y, gừng có vị cay nóng, mùi thơm và tính ấm. Gừng thường được sử dụng để chữa các bệnh về tiêu hoá và chống say tàu xe. Đến nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh gừng có công dụng thông mạch, chống viêm, giảm đau hiệu quả đối với bệnh lý xương khớp.

Mẹo dân gian từ gừng giúp giảm đau hiệu quả với bệnh lý xương khớp
Mẹo dân gian từ gừng giúp giảm đau hiệu quả với bệnh lý xương khớp

Chuẩn bị: Gừng tươi, muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch gừng, cạo vỏ, có thể giã dập hoặc nạo nhỏ.
  • Bắc chảo lên bếp, cho gừng vào đảo đều khoảng vài phút.
  • Cho thêm muối hạt vào chảo gừng đang sao, đảo đều đến khi hỗn hợp nóng lên và muối hơi ngả vàng thì được.
  • Dùng một cái khăn dày, cho hỗn hợp vào và bọc lại, đắp lên vị trí đau.

Thuốc Tây điều trị viêm khớp ức sườn

Phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc Tây cũng như các biện pháp hiện đại luôn được ưu tiên sử dụng. Bởi tính thuận tiện và hiệu quả nhanh chóng mà nó mang lại. Một số loại thuốc điều trị viêm khớp ức sườn thường được bác sĩ kê đơn gồm:

  • Thuốc giảm đau chống viêm thông thường: Gồm các thuốc như paracetamol, codein, hoặc sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid như ibuprofen, diclofenac….
  • Tiêm steroid trực tiếp vào khớp đau: Chỉ áp dụng biện pháp này khi tình trạng bệnh diễn biến nặng, người bệnh vận động rất khó khăn.
  • Cao dán: Hiện nay có nhiều loại miếng cao dán chứa các chất chống viêm giảm đau. Chúng được dán trực tiếp lên vùng khớp ức sườn bị đau, tiện lợi khi sử dụng.

Bài thuốc Đông y trị viêm khớp ức sườn

Bài thuốc Đông y được biết đến là các bài thuốc cổ. Đây là là phương pháp điều trị bệnh tận gốc và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, bài thuốc Đông y lại yêu cầu thời gian điều trị dài, việc sắc thuốc mất thời gian. Vì thế mà những người bận rộn hoặc làm việc văn phòng sẽ khó thực hiện.

Bài thuốc 1

Thang thuốc phù hợp với người bệnh có triệu chứng bị đau ngực ở một bên hoặc cả hai bên. Những cơn đau xuất hiện đột ngột, nhất là khi người bệnh ho nhẹ hoặc hít thở mạnh.

Nguyên liệu: Đại hoàng 30gr, sài hồ 15gr, qua lâu căn 9gr, đương quy 9gr, đào nhân 9gr, cam thảo 6gr, xuyên sơn giáp 6gr, hồng hoa 6gr.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên, rồi để phơi cho ráo nước.
  • Sắc thuốc với 1 lít nước, đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun cho đến khi còn một nửa thì tắt bếp.
  • Dùng thuốc thành 2 lần hết trong ngày. Người bệnh viêm khớp ức sườn dùng thuốc đều đặn hàng ngày để giảm các triệu chứng bệnh.

Bài thuốc 2

Bài thuốc gồm các vị thuốc như tang chi, quế chi,… hoàn toàn từ tự nhiên. Phù hợp với bệnh nhân có biểu hiện khó thở, thở gấp, đau khi hít thở.

Nguyên liệu: Tang chi 20gr, nhẫn đông đằng 20gr, bạch thược 15gr, xích thược 15gr, tri mẫu 10gr, phòng phong 9gr, quế chi 6gr, bột linh dương 0,6gr.

Cách thực hiện:

  • Đem rửa sạch các vị thuốc để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
  • Sắc thuốc cùng lượng nước vừa phải, đun đến khi còn một bát nước thì dừng lại.
  • Chia thuốc thành 2 phần để uống hết trong ngày.
  • Bệnh nhân kiên trì mỗi ngày uống một thang thuốc.

Bài thuốc 3

Đây là bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh với tác dụng chính là khu phong, tán hàn, thông kinh lạc, từ đó tác động vào căn nguyên gây bệnh và cải thiện rõ rệt triệu chứng ở bệnh nhân.

  • Thành phần dược liệu: Gối hạc, phòng phong, tơ hồng, ngưu tất, vương cốt đằng,…
  • Cách thực hiện: Bài thuốc dùng sắc nấu lấy nước uống, liều lượng cụ thể tùy theo tình trạng bệnh ở mỗi bệnh nhân dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Người bệnh viêm khớp ức sườn nên ăn gì, kiêng gì?

Việc người đau xương khớp kiêng ăn gì, kiêng gì rất quan trọng. Bởi một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, lành mạnh và cân bằng rất có ý nghĩa, giúp thúc đẩy quá trình điều trị bệnh. Người bệnh cần chú ý các thực phẩm sau để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tối đa và phòng ngừa hiệu quả:

  • Thực phẩm nên ăn: Người bệnh cần xây dựng thói quen ăn chín uống sôi, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong mỗi bữa ăn cần đầy đủ các nhóm chất: Tinh bột có trong cơm, khoai lang, khoai tây; Chất béo tốt trong các thực phẩm dầu oliu, bơ thực vật, pho mát; Chất đạm gồm thịt, cá, hải sản; Rau xanh như rau cải, rau bina, súp lơ, rau cải xanh; Trái cây nhiều vitamin và khoáng chất.
  • Thực phẩm cần kiêng: Bệnh nhân cần hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ như món chiên, xào, nướng,… Loại bỏ thói quen ăn mặn, không ăn nhiều đường, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… Bởi chúng là những yếu tố kích thích các phản ứng viêm, làm tình trạng viêm càng trở nên trầm trọng hơn.

Biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả

Mặc dù bệnh viêm khớp ức sườn ít gây ra các biến chứng đặc biệt nguy hiểm nhưng nếu bệnh nhân để bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu sẽ đem lại nhiều bất tiện và khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh cần chú ý đến việc tập luyện, vận động mỗi ngày để giúp cơ thể khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch.

  • Bệnh nhân tăng cường vận động từ nhẹ nhàng đến nâng cao hơn.
  • Xây dựng các bài tập phù hợp với sức khỏe của bản thân, không nên gắng sức ảnh hưởng đến xương khớp.
  • Thực hiện massage, xoa bóp và các bài tập giãn cơ, tập cơ ngực để xương khớp được vận động và dẻo dai hơn.
  • Chú ý chế độ ăn uống để luôn duy trì các chỉ số cơ thể ở mức bình thường. Tránh để tăng cân nhanh, bị thừa cân, béo phì gây sức nặng lên xương khớp.
Bệnh nên chú ý vận động nhẹ nhàng để xương khớp được vận động và dẻo dai hơn
Bệnh nên chú ý vận động nhẹ nhàng để xương khớp được vận động và dẻo dai hơn

Người bệnh viêm khớp ức sườn nên chữa ở đâu?

Việc thăm khám để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời là rất cần thiết với người bệnh viêm khớp ức sườn. Bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám uy tín, đầy đủ trang thiết bị hiện đại để đạt được kết quả tốt. Một vài gợi ý về địa chỉ cơ sở khám chữa bệnh dưới đây người bệnh có thể tham khảo.

Bệnh viện Bạch Mai

Là một trong những địa chỉ uy tín, tuyến đầu của TP Hà Nội và khu vực phía Bắc. Tại đây có đội ngũ bác sĩ hầu hết có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, thái độ phục vụ tận tình. Địa chỉ bệnh viện: Số 78 Giải Phóng, thuộc phường Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội – Điện thoại: 0869 587 728.

Bệnh viện YHCT Xương Khớp Quân Dân 102

Đây là bệnh viện đầu tiên trên cả nước thực hiện phương pháp chữa bệnh bằng Đông y có biện chứng. Bệnh viện đầu tư vườn dược liệu sạch với quy mô hàng nghìn ha, phát triển thêm đội ngũ y bác sĩ, sử dụng kết hợp các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc điều trị.

Bệnh viện hiện có 2 địa chỉ:

  • Tại Hà Nội: Số 7/8/11 Lê Quang đạo, Nam Từ Liêm – Điện thoại: 0888 598 102
  • Tại Hồ Chí Minh: Số 179, Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q.Bình Thạnh – Điện thoại: 0888 698 102.

Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM

Tại đây, bệnh nhân sẽ được áp dụng các biện pháp điều trị mới. Bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc chống thấp cổ điển và các loại thuốc kháng sinh, thủ thuật chọc hút dịch khớp, tiêm bao gân và tiêm nội khớp trong điều trị viêm khớp ức sườn, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp sườn sụn… Người bệnh có thể liên hệ địa chỉ 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, Hồ Chí Minh – Điện thoại: 0283 855 4269.

Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường

Đơn vị sở hữu nhiều bài thuốc gia truyền, trong đó có Xương khớp Đỗ Minh điều trị hiệu quả viêm khớp ức sườn. Đỗ Minh Đường là địa chỉ tin cậy, được bệnh nhân cả nước tìm đến. Ngoài ra, Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường còn là đối tác tin cậy của các đài truyền hình và các kênh báo chí.

Người bệnh liên hệ với nhà thuốc theo 2 địa chỉ:

  • Tại Hà Nội: 37A/97 đường Văn Cao, thuộc phường Liễu Giai, Ba Đình – Điện thoại 0984.650.816.
  • Tại Hồ Chí Minh: Số 100 Đường D1, thuộc Phường 25, Bình Thạnh – Điện thoại 0932.088.186.

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc viêm khớp ức sườn nếu không có kiến thức về bệnh và biện pháp phòng tránh. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Do vậy, người bệnh cũng không nên chủ quan, nên sớm đi thăm khám để được hỗ trợ ý tế kịp thời khi nhận thấy những dấu hiệu ban đầu.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC