Đau Vai Gáy Nhức Đầu Có Nguy Hiểm Hay Không?

5/5 - (5 bình chọn)

Đau vai gáy nhức đầu là tình trạng nhiều người gặp phải. Bệnh có thể gây ra những cơn đau nhức ở vùng nửa đầu bên trái hoặc vùng nửa đầu bên phải. Triệu chứng bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của người mắc. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm hay không? Tham khảo những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đau vai gáy nhức đầu là bệnh gì?

Theo bác sĩ chuyên khoa, căn bệnh này là biến thể của bệnh Migraine – thực chất là một chứng bệnh đau đầu. Nguyên nhân gây ra bệnh là bởi mạch máu đã gặp vấn đề về việc sản sinh Serotonin ở máu. Vì thế gây ra cảm giác đau nhức khó chịu ở bệnh nhân.

Đau vai gáy kèm theo nhức đầu có thể xảy ra tại vùng nửa đầu bên trái hoặc vùng nửa đầu bên phải. 

Đau vai gáy nhức nửa đầu bên trái

Đây là tình trạng phổ biến với nhiều độ tuổi hoặc đối tượng khác nhau. Tuy nhiên những người thường xuyên phải ngồi lâu 1 vị trí và ít thay đổi tư thế dễ mắc bệnh hơn. Chính vì vậy những người làm công việc văn phòng hoặc tài xế lái xe là đối tượng cần được quan tâm khi nhắc đến bệnh lý xương khớp này.

Đau vai gáy nhức đầu có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau
Đau vai gáy nhức đầu có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh nhân mắc đau vai gáy nhức vùng đầu bên trái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Ngồi quá lâu 1 tư thế: Nguyên nhân này xảy ra chủ yếu ở những đối tượng làm việc văn phòng, người ít khi vận động. Các tư thế như ngồi gõ máy tính, ngồi bắt chéo chân… sẽ khiến người bệnh dễ mắc chứng đau phần nửa đầu bên trái kèm theo đau nhức vai gáy.
  • Người thường xuyên ngồi trước điều hòa hoặc quạt: Đặc biệt xảy ra khi gió lạnh ảnh hưởng trực tiếp. Hơi lạnh sẽ khiến khớp bị co cứng. Vì thế, gây ra hiện tượng đau nhức.
  • Ngủ sai tư thế: Bệnh xuất hiện ở những người thường xuyên nằm nghiêng về phía bên trái. Đồng thời sử dụng tư thế này quá nhiều cùng với việc kê gối quá cao cũng có thể bị đau nhức vùng đầu bên trái. Biểu hiện kèm theo đó là hiện tượng co cứng xuất hiện ở vùng cổ.
  • Do ảnh hưởng của thời tiết: Tình trạng thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức khó chịu ở vùng đầu. 

Mặt khác, theo các bác sĩ chuyên khoa đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:

  • Đau đầu Migraine: Đây là chứng bệnh khiến bệnh nhân bị đau nhức khắp vùng đầu. Bên cạnh đó căn bệnh có thể khiến người bệnh cảm thấy sợ tiếng động, ánh sáng và đôi khi có dấu hiệu bị mờ mắt. Bệnh xảy ra khi bị căng thẳng, stress trong thời gian kéo dài.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây ra hiện tượng đau vai gáy nhức đầu. Khi bị thoát vị đĩa đệm sẽ ảnh hưởng và tác động tới vùng đầu hoặc vai gáy. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ tiến triển và gây ra chứng tê bì tay chân.

Đau vai gáy nhức nửa đầu bên phải

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đã mắc những bệnh lý nguy hiểm. Bên cạnh đó, các cơn đau xuất hiện đột ngột cũng có thể do tác động từ các yếu tố khác.

Đau vai gáy kèm theo nhức nửa đầu bên phải có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Đau vai gáy kèm theo nhức nửa đầu bên phải có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Nguyên nhân gây bệnh

Một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến được tổng hợp dưới đây:

  • Do căng thẳng diễn ra trong thời gian dài: Khi căng thẳng tâm lý, cơ thể hình thành ra các phản ứng từ tâm lý thần kinh. Sau đó hình thành các cơn đau gây ra do căng thẳng thường và thuyên giảm sau một thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Do thiếu máu não: Các cơn đau không dữ dội. Tuy nhiên bệnh nhân sẽ có cảm giác chóng mặt, ù tai, nhức mỏi vai gáy. Hiện tượng tê bì ngón tay cũng xuất hiện tại một vài người bệnh.
  • Cảm cúm, sốt: Sốt hoặc cảm cúm cũng là một trong những nguyên nhân gây chứng đau nhức đầu và mỏi vai gáy. Trường hợp này các cơn đau thường xuất hiện tại vùng nửa đầu bên phải. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc đôi lúc nhói lên khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi.

Khi xuất hiện hiện tượng đau nhức ở bên phải đầu cùng với đau vùng vai gáy bệnh nhân rất có thể đã mắc các bệnh lý sau:

  • U não: Đây là chứng bệnh đặc biệt nguy hiểm. Khi khối u hình thành và phát triển sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống các dây thần kinh. Lâu dần gây ra hiện tượng đau nhức khó chịu. Bệnh nguy hiểm hơn khi không được phát hiện sớm.
  • Bệnh đột quỵ: Căn bệnh gây ra do tiến trình cung cấp máu tới não của mạch máu bị ngưng đột ngột. Từ đó lượng oxy để lên não bị giảm nhanh chóng. Tế bào não không có đủ dưỡng chất thiết yếu gây ra hiện tượng tê cứng hoặc đau nhức vùng đầu và vai gáy. Nếu không được xử lý sớm tình trạng này có thể dẫn tới tử vong.
  • Bệnh đau dây thần kinh: Khi dây thần kinh trong đó có dây thần kinh chẩm vì một lý do nào đó bị tổn thương, sẽ ảnh hưởng và gây ra những cơn đau nhức. Cơn đau xảy ra tại vùng đầu bên phải. Người bệnh cảm nhận rõ hiện tượng đau nhói. Bệnh nhân cần được đi khám và điều trị ngay tránh những ảnh hưởng nguy hiểm khác.

Đau vai gáy kèm nhức đầu có nguy hiểm nay không?

Trường hợp bệnh nhân mắc đau vai gáy nhức đầu do các yếu tố thông thường thì không quá đáng lo ngại. Những bệnh nhân mắc bệnh do ngủ sai tư thế, làm việc lâu ở 1 tư thế, đau do thay đổi thời tiết sẽ không gây nguy hiểm. Theo đánh giá, những bệnh nhân này có thể khỏi bệnh sau khi được nghỉ ngơi khoảng 1 tháng. Người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát các cơn đau nhờ biện pháp không dùng thuốc. Chườm lạnh hoặc chườm nóng là những biện pháp đơn giản và hiệu quả. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần phải thay đổi tư thế xấu và vận động thể dục thường xuyên. Đồng thời, kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng để mau khỏi bệnh. 

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị đau vai gáy nhức đầu do yếu tố bệnh lý thì có thể là vấn đề đáng lo ngại. Người bệnh nên tới bệnh viện để được hỗ trợ bởi các nhân viên y tế. Nếu như không được xử lý sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán căn bệnh bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào các triệu chứng của bệnh. Người bệnh nên thông báo tới bác sĩ tình trạng bệnh sử của mình. Trường hợp người bệnh đã từng mắc các chứng bệnh liên quan tới xương khớp hoặc bệnh lý về tim mạch. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra một số triệu chứng lâm sàng. Từ đó đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng bệnh.

Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng để đánh giá chính xác về tình trạng bệnh. Các phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất hiện nay như sau:

  • Thực hiện chụp cắt lớp CT.
  • Chụp X quang.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Làm các xét nghiệm liên quan khác.

Biện pháp điều trị đau vai gáy nhức đầu

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và tình trạng của từng đối tượng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Với bệnh nhân đau nhức do các nguyên nhân thông thường có thể sử dụng các phương pháp tại nhà. Bệnh nhân đau nhức gây ra do yếu tố bệnh lý có thể được sử dụng thuốc khi cần thiết.

Sử dụng thuốc Tây y

Bệnh nhân mắc đau vai gáy nhức đầu do ảnh hưởng của bệnh lý. Cơn đau kéo dài đồng thời ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để chỉ định sử dụng một số loại thuốc như sau.

Sử dụng thuốc tây là cách điều trị đau vai gáy nhức đầu hiệu quả
Sử dụng thuốc tây là cách điều trị đau vai gáy nhức đầu hiệu quả

Thuốc cải thiện triệu chứng

Các loại thuốc giảm đau không chứa steroid thường được chỉ định giúp làm giảm những cơn đau nhức. Hiện nay diclofenac, indometacin là 2 loại thuốc phổ biến nhất của nhóm này. Bên cạnh đó người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc khác. Nếu bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày tá tràng sẽ được sử dụng paracetamol để thay thế.

Thuốc giảm đau không chứa steroid sẽ giúp kiểm soát tình trạng đau nhức nửa đầu vai gáy. Tuy nhiên thực tế loại thuốc này sẽ chỉ phù hợp với bệnh nhân bị đau ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Các cơn đau chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và không phổ biến. Trường hợp bệnh nặng hơn sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc ngắt cơn nặng hơn.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Thuốc điều trị dự phòng

Thuốc điều trị dự phòng được chỉ định để phòng ngừa các cơn đau tái phát. Thuốc chỉ được sử dụng với các bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng. Chi tiết bệnh nhân có thể được chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Flunarizin: Loại thuốc có tác dụng ức chế sự tích tụ ion ở tế bào thần kinh. Từ đó thuốc sẽ hỗ trợ phòng ngừa các triệu chứng liên quan tới đau nửa đầu vai gáy và ngăn ngừa tái phát. Thuốc cũng giúp cải thiện các triệu chứng chóng mặt xảy ra kèm theo đó.
  • Pizotifen: Thuốc có tác dụng ngăn cản sự tăng cường của serotonin và các hoạt chất trung gian khác. Nhờ đó kiểm soát hiệu quả tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vì thế người bệnh bị tăng nhãn áp, nam giới mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến không nên sử dụng. Người bệnh cũng cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Điều này đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.
  • Dihydroergotamin: Thuốc được sử dụng trong việc phòng ngừa những cơn đau vai gáy nhức đầu bất ngờ tái phát. Tuy nhiên loại thuốc này cũng chống chỉ định sử dụng với phụ nữ có thai, người đang cho con bú hoặc suy giảm chức năng của thận.

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp ngay tại nhà như sau.

Bệnh nhân nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng cơn đau tái phát
Bệnh nhân nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng cơn đau tái phát
  • Nghỉ ngơi: Cân đối thời gian nghỉ ngơi sau khi có biểu hiện mắc bệnh, hạn chế hoạt động mang vác nặng khiến cơn đau đến nhiều hơn. Chỉ sau khoảng 2 ngày là các biểu hiện đau nhức có thể thuyên giảm hẳn.
  • Chườm ấm: Người bệnh có thể sử dụng một chiếc khăn ấm chườm lên vùng cổ. Việc ngâm mình với nước hơi ấm cũng sẽ giúp giảm tình trạng co cứng cơ và đau nhức. 
  • Dùng mẹo dân gian: Đây là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Bệnh nhân có thể sử dụng gừng tươi, ngải cứu để chườm và đắp lên vùng đau nhức. Sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày các biểu hiện đau nhức sẽ thuyên giảm.

Đau vai gáy nhức đầu có thể xảy ra do nguyên nhân bệnh lý hoặc các nguyên nhân cơ học khác. Bệnh nhân nên tới bệnh viện để được thăm khám và xác định chính xác tình trạng bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn.

THAM KHẢO THÊM:

Cập nhật: 4:48 PM , 30/05/2023
Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền

Điều Trị Đau Vai Gáy Bằng Y Học Cổ Truyền – Bài Thuốc Tốt Nhất

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền nhờ các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên được...
Giảm đau vai gáy chỉ sau 2 tuần

“Bí Quyết” Hết Đau Vai Gáy Sau 2 Tuần Của Cô Nhân Viên Văn Phòng

Là một nhân viên văn phòng thường phải ngồi làm việc trong suốt 8 tiếng giờ hành chính, tôi từng...
Bị đau vai gáy có nguy hiểm không và làm sao để phòng tránh bệnh?

Bị đau vai gáy có nguy hiểm không và làm sao để phòng tránh bệnh?

Đau vai gáy là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay và có thể xuất hiện ở nhiều đối...
đau mỏi vai gáy hoa mắt chóng mặt

Đau Mỏi Vai Gáy Hoa Mắt Chóng Mặt Là Bệnh Gì, Cách Xử Lý Ra...

Trên thực tế, có khá nhiều người đã từng gặp phải triệu chứng đau mỏi vai gáy, hoa mắt, chóng...
Đau vai gáy uống thuốc gì

Đau Vai Gáy Uống thuốc Gì? Top 8 Loại Thuốc Hiệu Quả Nhất

Đau vai gáy uống thuốc gì là câu hỏi thường trực của nhiều bệnh nhân. Thực tế các loại thuốc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top