Rách Vòng Xơ Đĩa Đệm Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa

5/5 - (5 bình chọn)

Rách vòng xơ đĩa đệm là biến chứng nguy hiểm, cảnh báo rằng bệnh lý thoát vị đĩa đệm đã tiến triển lên một giai đoạn trầm trọng hơn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin tóm lược cơ bản nhất về tình trạng rách vòng xơ đĩa đệm.

Rách vòng xơ đĩa đệm là gì?

Tình trạng thoát vị đĩa đệm thường diễn tiến theo 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Vòng xơ biến dạng, phình nhẹ.
  • Giai đoạn 2: Vòng xơ chịu lực kéo giãn lớn, lồi rõ.
  • Giai đoạn 3: Các tác động bất thường vượt quá giới hạn đàn hồi khiến vòng xơ bị nứt rách, nhân nhầy còn liền khối thoát một phần ra bên ngoài, chèn ép lên hệ thống dây thần kinh và mạch máu.
  • Giai đoạn 4: Vận động hay thậm chí chỉ với các cử động đơn giản có thể làm phần nhân nhầy lồi ra khỏi bao xơ qua vết rách rời hẳn ra, đôi khi là toàn bộ khối nhân nhầy trượt ra ngoài. Chúng dịch chuyển, chèn ép lên các vị trí trọng yếu gây ra những hậu quả khôn lường. Các biến chứng nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào vị trí thoát vị và độ lớn mảnh nhân nhầy thoát vị.
Rách vòng xơ đĩa đệm là gì?
Rách vòng xơ đĩa đệm là gì?

Rách vòng xơ đĩa đệm là dấu mốc cảnh báo bệnh tình đã trở nên nguy hiểm, diễn tiến trầm trọng hơn. Mặc dù đôi khi phần lồi nhân nhầy còn liền khối có thể tự co lại, đưa đĩa đệm cũng như chức năng hoạt động trở lại bình thường nhưng khả năng tự hồi phục này rất hiếm gặp. Thông thường, rách vòng xơ đĩa đệm rất dễ tiến triển lên giai đoạn 4 do phần lớn người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây rách vòng xơ đĩa đệm?

Rách vòng xơ đĩa đệm thường do những chấn thương cơ học tác động mạnh vào cột sống. Trong đó đa số là các chấn thương bắt nguồn từ việc mang vác quá nặng, ẩu đả đánh nhau, té ngã,…

Tuy nhiên, cấu trúc của các đĩa đệm cột sống được thiết kế với khả năng phân tán và chịu lực rất tốt. Một hệ xương khớp khỏe mạnh không dễ dàng bị nứt rách mà chính các tổn thương tích lũy làm giảm khả năng đàn hồi, tính dẻo dai, linh hoạt của đĩa đệm cột sống. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh của chính người bệnh khiến xác suất xảy ra chấn thương nặng tăng cao. 

Chấn thương cột sống gây rách bao xơ đĩa đệm
Chấn thương cột sống gây rách bao xơ đĩa đệm

Những yếu tố nguy cơ cho bệnh lý xương khớp mà bạn cần phải biết như sau:

  • Làm việc hàng giờ liền mà không giải lao, không cho cơ xương được thư giãn, gây áp lực dai dẳng lên hệ thống dây chằng, đĩa đệm.
  • Lười vận động, ít tham gia các hoạt động thể thao làm mất tính linh hoạt của cột sống.
  • Tính chất công việc phải thường xuyên dùng lực kéo, đẩy hoặc mang vác nặng, lâu dần khiến các bao xơ bị giãn ra, mất khả năng đàn hồi, khi gặp lực tác động mạnh khiến mạch dễ dàng đứt rách.
  • Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, thừa cân béo phì làm tăng áp lực đè nén lên cột sống, khiến các đĩa đệm phồng lên, là bước đầu của tình trạng thoát vị đĩa đệm. 
  • Thiếu hụt Canxi, Photpho, collagen liên kết sụn khớp, làm giảm đồng thời cả tính chắc chắn và linh hoạt của cột sống, tăng nguy cơ rách vòng xơ đĩa đệm. 
  • Các bệnh lý như thoái hóa cột sống, loãng xương, đái tháo đường,… cũng có liên quan mật thiết đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Tuổi tác cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng. Bởi vì theo thời gian, người cao tuổi sẽ xuất hiện các dấu hiệu lão hóa cũng như tích lũy nhiều tổn thương khiến họ trở thành nhóm đối tượng lớn bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh rách vòng xơ đĩa đệm

Dựa trên chính hiện tượng chèn ép mạch máu và hệ thần kinh, (có thể là rễ thần kinh hay thậm chí là tủy sống) mà nhận thấy người bệnh xuất hiện một số các dấu hiệu như sau:

  • Đau nhức, có cảm giác buốt từ tận trong xương tủy. Cơn đau tăng khi thực hiện các động tác xoay, vặn, cúi gập người nhất định. 
  • Nếu có thoát vị ở cổ người bệnh có thể thấy tê như kiến bò từ phần gáy, lan xuống cánh tay và bàn tay, đến tận các ngón tay.
  • Vùng cơ dọc cột sống co lại, căng cứng, gây đau dai dẳng. Tuy nhiên, cơ ở các chi có thể cảm nhận tình trạng giảm trương lực, cơ mềm, yếu, thậm chí là teo cơ.
  • Rối loạn chức năng cảm giác, vận động các chi cũng như các cơ quan nội tạng tương ứng chịu sự chi phối của rễ thần kinh bị chèn ép. Bệnh nhân giảm khả năng cảm nhận, phản xạ gân cơ chậm hơn bình thường, mất kiểm soát đại  – tiểu tiện, khó thở…. Nghiêm trọng hơn có thể bại liệt, mất cảm giác và khả năng vận động.
  • Trường hợp chèn ép lên tủy sống (trung khu thần kinh thực vật), gây rối loạn chức năng điều nhiệt, tăng tiết mồ hôi, rối loạn hoạt động tim mạch, hô hấp,…
Đau nhức dữ dội là một trong những triệu chứng điển hình
Đau nhức dữ dội là một trong những triệu chứng điển hình

Phương pháp điều trị rách vòng xơ đĩa đệm

Dưới đây là một số cách chữa rách vòng xơ đĩa đệm hiệu quả, phổ biến nhất hiện nay:

Điều trị triệu chứng

Điều trị triệu chứng cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh hết sức quan trọng bởi lúc này chèn ép gây ra ra những cơn đau dữ dội. 

Thuốc giảm đau

  • Giảm đau cấp bằng cách tiêm ngoài màng cứng corticoid cho hiệu quả nhanh. Tuy nhiên không thể áp dụng một cách thường xuyên, kéo dài bởi tiềm ẩn nguy cơ suy tuyến thượng thận.
  • Nhóm NSAID cho hiệu quả chống viêm tương đối tốt, nhưng lại cho thấy sự giảm đáp ứng theo thời gian và khả năng gây loét dạ dày với tần số cao.
  • Có thể sử dụng Paracetamol phối hợp codein để giảm đau cho người rách vòng xơ đĩa đệm.

Thuốc chống viêm

Chèn ép gây viêm dây thần kinh, làm tăng nặng các cơn đau. Do đó, bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng thêm Vitamin 3B hoặc các thuốc bảo tồn rễ thần kinh như: phenytoin hoặc neurontin.

Thuốc giãn cơ

Giãn cơ cũng là một biểu hiện cần phải giải quyết ở người rách vòng xơ đĩa đệm. Các thuốc giãn cơ thường được chỉ định bao gồm: tolperisone, eperisone, mephenesin, methocarbamol, chlorzoxazone,…

Thuốc an thần

Các bác sĩ thường kê thêm cho bệnh nhân thuốc an thần để giảm những cơn đau về ban đêm. Người bệnh nên uống thuốc vào trước lúc đi ngủ hoặc nghỉ ngơi trên giường ngay sau khi uống thuốc để tránh tình trạng lờ đờ, mất tỉnh táo, giảm hiệu suất thậm chí là tai nạn khi làm việc.

Phương pháp điều trị đặc hiệu

Chỉ định áp dụng điều trị ngoại khoa, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm loại bỏ phần nhân nhầy thoát vị, giải phóng thần kinh và mạch máu khỏi sự chèn ép. Hiện nay sử dụng hai kỹ thuật chính là mổ nội soi và mổ mở. Do tính chất cải tiến hơn, giảm thiểu được các biến chứng nhiễm trùng hay can thiệp xâm lấn mà phần lớn người bệnh lựa chọn phương pháp mổ nội soi.

Mổ thoát vị đĩa đệm - phương pháp điều trị cho trường hợp nặng
Mổ thoát vị đĩa đệm – phương pháp điều trị cho trường hợp nặng

Tuy nhiên, không phải cứ thực hiện phẫu thuật là sẽ khỏi hoàn toàn. Tùy vào tình trạng bệnh và chế độ chăm sóc mà nó tiềm ẩn một số biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân như:

Nhiễm khuẩn

  • Gặp nhiều ở kĩ thuật mổ mở hơn là mổ nội soi.
  • Bệnh nhân cần được chăm sóc, vệ sinh vết thương sau mổ kĩ càng để tránh nhiễm khuẩn vết mổ, đặc biệt là nhiễm khuẩn ngoài màng cứng hay nhiễm khuẩn máu có tiên lượng xấu, cực kỳ khó khăn trong điều trị, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao.

Tổn thương dây thần kinh

Có thể gặp trong hai trường hợp:

  • Tổn thương hình thành do hiện tượng chèn ép trước đó mà phẫu thuật không thể hồi phục lại được. Sau phẫu thuật, tuy không còn khối thoát vị nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy đau nhức, tê bì, rối loạn kiểm soát các cơ quan nội tạng tương ứng.
  • Tổn thương hình thành do khối thoát vị quá lớn, trong quá trình tiến hành phẫu thuật có thể xảy ra những sai sót không thể tránh phải, đặc biệt hay gặp hơn ở trường hợp mổ mở.

Tái phát thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật chỉ lấy đi khối thoát vị nhưng không đảm bảo chức năng cột sống sẽ trở về nguyên vẹn. Những bất ổn tại đĩa đệm tiếp tục trở thành nguyên nhân thúc đẩy bệnh quay trở lại.

Phương pháp Đông y trị dứt điểm rách vòng xơ đĩa đệm

Với rách vòng xơ đĩa đệm, tuyệt đối không nên thực hiện các liệu pháp xoa bóp hay nắn chỉnh vì tác động lực làm có thể làm tăng hiện tượng chèn ép, gây đau đớn cho bệnh nhân, đôi khi còn là nguyên nhân gây chuyển từ giai đoạn 3 (thoát vị liền khối) lên giai đoạn 4 (rời khối thoát vị).

Muốn điều trị hiệu quả bệnh lý này với phương pháp Đông y, nên chủ động đi thăm khám trực tiếp tại các cơ sở Đông y có uy tín. Bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, bắt mạch và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Nếu cần dùng thuốc, bác sĩ sẽ dựa vào cơ địa và thể trạng của mỗi người để gia giảm bài thuốc cho hiệu quả nhanh nhất.

Người bệnh cần kiên trì dùng thuốc và điều trị Đông y tối thiểu 2-3 tháng để thấy hiệu quả chữa trị.

TÌM HIỂU THÊM:

Các mẹo dân gian cải thiện triệu chứng

Các mẹo dân gian chủ yếu có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh. Do đó, người bệnh không nên lạm dụng trong trường hợp bệnh nặng hoặc có dấu hiệu tiến triển nặng. Có thể tham khảo một số bài thuốc mẹo sau đây:

Mẹo dân giản giúp giảm đau hiệu quả
Mẹo dân giản giúp giảm đau hiệu quả
  • Chườm dọc vùng cột sống bằng dược liệu  sao nóng chứa nhiều loại tinh dầu với tác dụng giảm đau, chống viêm, thư giãn.
  • Uống nước sắc thảo dược tươi hoặc khô của nhiều loại cây: ngải cứu, tía tô, đinh lăng, rễ trinh nữ, … giúp giảm đau vừa và nhẹ.

Phòng ngừa và chăm sóc rách vòng xơ đĩa đệm.

Làm thế nào để phòng ngừa và chăm sóc rách vòng xơ đĩa đệm? Dưới đây là một số lưu ý bạn cần quan tâm:

Phòng ngừa rách vòng xơ đĩa đệm

  • Chăm chỉ luyện tập, vận động để tăng cường tính dẻo dai, linh hoạt của cột sống. Có các động tác xả cơ sau mỗi lần luyện tập với cường độ cao.
  • Làm việc và nghỉ ngơi khoa học, ngồi đúng tư thế, giải lao sau mỗi ca làm việc.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp hệ xương – khớp hoạt động tốt, tránh các bất thường, thoái hóa sớm.
  • Ăn với lượng vừa đủ để tránh béo phì, tiểu đường – là nguyên nhân sâu xa của rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả rách vòng xơ đĩa đệm (do tăng áp lực lên cột sống, giảm lưu thông máu, tăng viêm và kích ứng thần kinh – mạch máu).
  • Hạn chế chấn thương, tránh làm việc quá sức, khiêng vác nặng, tham gia các hoạt động thể thao mạo hiểm.

Chăm sóc rách vòng xơ đĩa đệm

  • Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng. Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả – nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa dồi dào, nâng cao tinh thần người bệnh, giảm viêm hiệu quả.
  • Vận động phù hợp, đảm bảo giữ gìn khả năng đàn hồi của đĩa đệm trong giới hạn chịu đựng của người bệnh, không cố quá vì sẽ gây ra các chấn thương không mong muốn. Lựa chọn bài tập cho người thoát vị đĩa đệm phù hợp.
  • Khống chế cân nặng, giảm thiểu các áp lực không cần thiết lên các đốt sống.
  • Có thể tiến hành vật lý trị liệu ở các trung tâm y tế uy tín, giúp kéo dãn cột sống với hi vọng đưa thoát vị liền khối về lại đúng vị trí.
Phòng ngừa rách vòng xơ đĩa đệm
Phòng ngừa rách vòng xơ đĩa đệm

Trên đây là những thông tin cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quát đơn giản nhất về rách vòng xơ đĩa đệm. Hy vọng bạn đã có cho mình đầy đủ kiến thức về vấn đề sức khỏe này, mức độ nguy hiểm cũng như cách phòng ngừa và chăm sóc.

THÔNG TIN THAM KHẢO:

Cập nhật: 4:49 PM , 30/05/2023
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4

Thoát Vị Đĩa Đệm Đốt Sống Cổ C3 C4: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 là bệnh gì? Dấu hiệu nào chứng tỏ bạn đang mắc...
Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Chăm Sóc Bệnh Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm Như Thế Nào?

Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế quá trình...
Bi-jcare

Bi-jcare Có Tác Dụng Gì? Liều Lượng Và Thành Phần, Giá Bán Bao Nhiêu

Bi-jcare là thực phẩm chức năng có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý...
Thoát vị đĩa đệm cần được phát hiện và chữa trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm

TOP 5 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Nhất 2022

Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến khả...
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không

Người Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đi Bộ Không?-Lời Khuyên Chuyên Gia

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh lý khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, di chuyển hay vận...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top