Giải đáp: Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?

4.8/5 - (6 bình chọn)

Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không là thắc mắc chung khi nhiều bệnh nhân lo ngại việc chạy bộ, đi bộ sẽ gây đau vùng cột sống. Thực tế, chạy bộ là cách giảm thiểu các triệu chứng thoái hóa cột sống và giúp phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả. 

Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?

Khi bị thoái hóa cột sống bệnh nhân thường có thói quen giữ nguyên một động tác như hơi khom lưng, hơi cúi đầu để hạn chế cơn đau và thậm chí không vận động.

Vậy, thoái hóa cột sống lưng có nên chạy bộ không? Thực tế, đây là bộ môn thể thao dễ dàng thực hiện, không mất quá nhiều thời gian và hoàn toàn có thể luyện tập tại nhà. Ngoài ra, vận động là phương pháp giúp giảm các triệu chứng đau nhức do thoái hóa cột sống.

Vậy thì tác dụng của chạy bộ với người thoái hóa cột sống là gì?
Vậy thì tác dụng của chạy bộ với người thoái hóa cột sống là gì?

Lợi ích của chạy bộ đối với thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không? Nếu tuân thủ đúng nguyên tắc chạy bộ, bệnh nhân sẽ thấy phương pháp tập luyện này vô cùng tuyệt vời. Cùng điểm qua một số lợi ích của chạy bộ đối với thoái hóa cột sống:

  • Giúp thư giãn cơ bắp tại vị trí thắt lưng và vùng hông, ngăn ngừa triệu chứng cứng cơ, giúp bệnh nhân di chuyển và vận động dễ dàng hơn.
  • Đẩy lùi quá trình thoái hóa xương khớp một cách hiệu quả và nâng cao độ dẻo dai, săn chắc của xương khớp.
  • Tăng cường quá trình lưu thông máu, giúp sụn khớp bị tổn thương được cung cấp dưỡng chất và oxy một cách đều đặn. Từ đó giúp cải thiện, phục hồi tổn thương sụn khớp và nâng cao sức khỏe hệ thống xương khớp. 
  • Tăng độ dẻo dai ở cột sống và đĩa đệm, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do thoái hóa cột sống gây nên như thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, rối loạn tiền đình,… 

Ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi luyện tập chạy bộ tại nhà để đảm bảo sức khỏe tuyệt đối.

Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không và nguyên tắc chạy bộ

Để bài tập chạy bộ phát huy hiệu quả và tránh những động tác xấu ảnh hưởng đến cột sống, bệnh nhân cần đảm bảo thực hiện chạy bộ đúng kỹ thuật. Vậy, chạy bộ như thế nào là đúng kỹ thuật? Một số nguyên tắc khi chạy bộ dành cho người bị thoái hóa cột sống như sau: 

Tham khảo một số nguyên tắc khi chạy bộ dành cho người bị thoái hóa cột sống
Tham khảo một số nguyên tắc khi chạy bộ dành cho người bị thoái hóa cột sống
  • Về tư thế: Bệnh nhân khi chạy bộ phải luôn giữ cho lưng và đầu thẳng, mặt luôn hướng về phía trước. Đồng thời thả lỏng hoàn toàn cơ thể, không để bị căng cơ. Khi chạy, tay và vai thả lỏng, phối hợp nhịp nhàng trong từng bước chạy. 
  • Về tốc độ: Nên khởi đầu bằng cách chạy nhẹ nhàng trong 5 phút để cơ thể làm quen với sự vận động, sau đó mới tăng tốc nhanh hơn. 
  • Địa hình chạy: Nên lựa chọn địa hình bằng phẳng, có nhiều cây xanh và ánh mặt trời. Không chạy bộ trên đường xóc, gồ ghề nhằm tránh các tác động xấu lên vùng cột sống. 
  • Lựa chọn giày và trang phục thoải mái: Sử dụng giày thể thao chất liệu nhẹ, vừa chân nhằm tạo sự thoải mái cho đôi bàn chân trong suốt quá trình chạy. Đồng thời, nên mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi. 
  • Ăn nhẹ trước khi tập: Bệnh nhân tuyệt đối không luyện tập sau khi ăn no. Chỉ nên ăn một bữa nhẹ vừa tốt cho dạ dày vừa bổ sung khoáng chất cho cơ thể. 
  • Không chạy bộ quá sức: Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống khi chạy bộ nên giữ tốc độ vừa phải, không nên chạy quá nhanh, quá sức tránh gây tổn thương vào cột sống. 
  • Xây dựng kế hoạch tập luyện: Nên có một kế hoạch luyện tập với thời gian và cường độ cụ thể. Mỗi ngày chỉ nên chạy bộ khoảng 30 phút tùy thuộc vào sức khỏe và thể trạng của bản thân. Không nên tập theo cảm tính và không có kế hoạch sẽ khiến bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. 

Bên cạnh đó, trong quá trình chạy người bệnh nên chuẩn bị một chai nước để bổ sung ngay khi cơ thể mất nước do mồ hôi. 

ĐỌC THÊM: Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?

Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không cũng là một trong những thắc mắc của đa số bệnh nhân bị thoái hóa cột sống. Trên thực tế, nếu chạy bộ chỉ phù hợp với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống mức độ nhẹ thì bộ môn đi bộ hoàn toàn có thể thay thế được với bệnh nhân ở mức độ nặng. 

Đi bộ đem lại lợi ích gì cho sức khỏe xương khớp?
Đi bộ đem lại lợi ích gì cho sức khỏe xương khớp?

Lợi ích của đi bộ đối với thoái hóa cột sống

Người bị thoái hóa cột sống cần biết, đi bộ là bài tập không chỉ tốt cho sức khỏe xương khớp mà còn là “liều thuốc” cho tinh thần. Một số lợi ích mà bài tập đi bộ mang lại trong việc ngăn ngừa và phòng chống bệnh thoái hóa cột sống lưng, cổ như:

  • Giúp cột sống cử động linh hoạt: Đối với vùng cột sống, đi bộ là bài tập tác động lên nhóm cơ chân, cơ hông, thân trên và thân dưới. Từ đó tăng cường sự di chuyển mềm dẻo của cột sống, giữ cột sống ở trạng thái cong tự nhiên và giúp cột sống thực hiện các cử động một cách linh hoạt hơn.
  • Cải thiện cấu trúc cột sống: Thông qua quá trình trao đổi chất và vận chuyển máu được lưu thông trong quá trình đi bộ, các mô xương và sụn khớp được nuôi dưỡng một cách thuận lợi hơn. 
  • Nâng cao sức khỏe xương khớp: Đi bộ được chứng minh là có khả năng giúp phòng chống bệnh loãng xương và các bệnh lý xương khớp. Phương pháp này còn giúp kiểm soát và giảm thiểu các cơn đau do thoái hóa cột sống mà không cần thuốc. 
  • Đảm bảo sức chịu của cột sống: Bằng cách giãn cơ từ từ, đi bộ giúp duy trì sự chuyển động của cột sống và đồng thời làm tăng khả năng chịu lực, độ dẻo dai. 

Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không? Lời khuyên của bác sĩ vật lý trị liệu dành cho người bị thoái hóa cột sống là có. Nhưng để bài tập trở nên hiệu quả, bệnh nhân cần biết một số nguyên tắc trong đi bộ dành cho bệnh thoái hóa cột sống.

Đi bộ giúp nâng cao sức khỏe xương khớp, tăng sự linh hoạt cột sống, cải thiện cấu trúc cột sống,...
Đi bộ giúp nâng cao sức khỏe xương khớp, tăng sự linh hoạt cột sống, cải thiện cấu trúc cột sống,…

Nguyên tắc đi bộ

Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống khi áp dụng bài tập đi bộ cần lưu ý một số nguyên tắc sau: 

  • Vận động nhẹ nhàng trước khi đi bộ: Bệnh nhân nên dành ra 5 phút trước khi bắt đầu để khởi động và làm nóng cơ thể bằng các động tác xoay cổ tay, cổ chân, giãn cơ đùi, vặn hông,… Như vậy, vừa tránh được hiện tượng chuột rút vừa giúp cơ thể làm quen với sự vận động hơn. 
  • Tư thế khi đi bộ: Giữ lưng thẳng, không bị gù, đầu giữ thẳng, tay đánh nhẹ nhàng theo nhịp di chuyển. Cơ thể thả lỏng hoàn toàn khi di chuyển, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái nhất có thể. 
  • Trong khi đi bộ: Giữ hơi thở đều, nhịp nhàng. Người bệnh nên bắt đầu đi với tốc độ chậm rồi tăng dần theo thể trạng của cơ thể.
  • Thời gian đi bộ mỗi ngày: Nên kéo dài chỉ từ 30 – 35 phút mỗi ngày và không nên tập luyện quá sức.
  • Thời điểm đi bộ: Người bệnh nên tập vào buổi sáng hoặc chiều tà và lựa chọn không gian trong lành, thoáng đãng như đường công viên, dọc bờ sông, sân khu chung cư,…

Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không và sai lầm khi thực hiện

Vì chạy bộ, đi bộ là bài tập có thể áp dụng tại nhà nên người bệnh ít nhiều sẽ mắc một số sai lầm vô tình khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn, ví dụ như: 

  • Luyện tập với cường độ mạnh và quá sức: Vì quá nóng lòng muốn cải thiện tình trạng bệnh, bệnh nhân thường cố tập luyện lâu hơn, cường độ nhanh hơn khiến cơ thể bị mệt mỏi và mất sức. 
  • Không uống đủ nước trong lúc tập: Bệnh nhân nên uống nước trước khi bắt đầu luyện tập. Trong suốt thời gian chạy, đi bộ cứ cách 20 phút thì nên uống khoảng 180ml để duy trì lượng nước trong cơ thể, tránh tình trạng mất nước. 
  • Luyện tập sai tư thế: Thói quen khom lưng, cúi đầu của bệnh nhân thoái hóa cột sống có thể ảnh hưởng tới tư thế luyện tập. Bệnh nhân nên giữ lưng thẳng, mắt nhìn thẳng, tay chuyển động theo nhịp nhàng theo nhịp. 

Ngoài ra, người bệnh cũng thường xuyên mắc một số lỗi như đi giày không vừa chân, mặc quần áo quá chật hay không thể điều hòa nhịp thở trong quá trình luyện tập. Do đó, cần khắc phục những lỗi này để quá trình luyện tập phát huy tối đa công năng hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống

Bệnh nhân nên bổ sung đủ nước trước, trong và sau khi luyện tập
Bệnh nhân nên bổ sung đủ nước trước, trong và sau khi luyện tập

Những lưu ý trong đi bộ và chạy bộ cho người thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không và thoái hóa cột sống có nên đi bộ không là hai thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Người bệnh thoái hóa cột sống hoàn toàn có thể áp dụng tập luyện mỗi ngày, song cần phải lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Tuy là một bộ môn thể thao có lợi cho sức khỏe xương nhưng chỉ người bị thoái hóa cột sống ở giai đoạn ban đầu, khi diễn tiến bệnh ở mức độ nhẹ nên áp dụng luyện tập.
  • Trong quá trình luyện tập, nếu thấy dấu hiệu đau cột sống gia tăng thì cần dừng tập ngay, đồng thời đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời. 
  • Ngoài đi bộ và chạy bộ, bệnh nhân có thể tham khảo kết hợp cùng các bài tập phù hợp với người bị thoái hóa cột sống như tập yoga, bơi lội, tập dưỡng sinh,… 
  • Đi bộ và chạy bộ chỉ là phương pháp hỗ trợ cho việc điều trị hiệu quả hơn. Bệnh nhân vẫn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đã chỉ định, kết hợp cùng luyện tập hàng ngày để đạt được kết quả khả quan hơn. 
  • Nên được thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân. 
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh stress và căng thẳng làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. 
  • Xây dựng lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học với đầy đủ dưỡng chất tốt cho xương khớp trong suốt quá trình điều trị. 
  • Bệnh nhân bị béo phì không nên tập chạy bộ hoặc đi bộ, bởi như vậy sẽ gây áp lực lớn lên xương khớp, đặc biệt là khớp gối khiến bệnh trầm trọng hơn. Thay vào đó, nên thay thế bằng bài tập bơi lội. 

Như vậy, những thông tin bổ ích trong bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc “thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không”. Thoái hóa cột sống là căn bệnh nguy hiểm nên việc luyện tập thể dục thể thao rất cần thiết để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp.

ĐỪNG BỎ QUA: 

Cập nhật: 3:05 PM , 14/03/2023
Bài tập trị liệu thoái hóa đốt sống cổ

Bài Tập Trị Liệu Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Đơn Giản Tại Nhà

Bài tập trị liệu thoái hóa đốt sống cổ có tác dụng tốt trong việc giảm đau và hỗ trợ...
Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay

Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Gây Tê Tay Và Biện Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay là một trong những biến chứng từ thoái hóa cột sống. Tình...
bài tập thể dục cho người bị thoái hóa cột sống

Bài tập Thể Dục Cho Người Bị Thoái Hóa Cột Sống – 13 Bài Tập...

Bài tập thể dục cho người bị thoái hóa cột sống là liệu pháp không cần dùng thuốc vừa có...
Chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả: Đừng bỏ qua những cách này

Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Hiệu Quả: Đừng Bỏ Qua Những Cách Này

Chữa thoái hóa đốt sống cổ như thế nào để nhanh khỏi nhất luôn là nỗi trăn trở của rất...
Thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối

Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Có Nên Nằm Gối Hay Không Và Tư Vấn Chi...

Thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối hay không là vấn đề rất nhiều người bệnh thắc mắc....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top