5 Cách Bấm Huyệt Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả Nhất 2022
Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối là liệu pháp điều trị bệnh được nhiều người tin tưởng và đánh giá hiệu quả cao. Tuy nhiên một số bệnh nhân lại ứng dụng sai cách dẫn đến bệnh ngày càng nặng hơn. Vậy bấm huyệt như thế nào cho đúng, bài viết sẽ chia sẻ kinh nghiệm của thầy thuốc Đông y.
Tác dụng của bấm huyệt huyệt chữa thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối tuy không phải căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều khó chịu, đau đớn trong đời sống thường ngày. Bởi vậy khi mắc bệnh, nhiều người thường có xu hướng tìm đến những cách chữa bệnh an toàn, hiệu quả mà có thể áp dụng lâu dài.
Vì lẽ đó, phương pháp xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối được các thầy thuốc khuyên dùng. Vậy tại sao xoa bóp bấm huyệt lại “đặc trị” thoái hóa khớp gối.
Theo y học cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt là một hình thức trị liệu bằng cách tác động vật lý lên da khiến cho kinh khí lưu thông, cơ thể khỏe mạnh. Một số lợi ích cụ thể của biện pháp xoa bóp bấm huyệt tại vùng khớp gối là:
- Tăng lượng máu lưu thông đến khớp đầu gối.
- Máu được lưu thông dễ dàng tại hai chi dưới.
- Giảm thiểu tình trạng sưng, viêm và các triệu chứng đau của bệnh.
- Thúc đẩy quá trình sản xuất dịch nhờn ở khớp gối.
- Ngăn ngừa các biểu hiện cứng khớp, khô khớp.
Bên cạnh việc khắc phục tình trạng thoái hóa khớp gối, phương pháp bấm huyệt còn thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tác dụng lên toàn bộ cơ thể.
Nhận thấy những giá trị mà phương pháp này đem lại, nhiều người bệnh đã tự ý thực hiện và gặp một số chấn thương. Vậy thực hiện bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối như nào là đúng và đạt hiệu quả cao nhất?
Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối tại 5 vị trí
Các thầy thuốc Đông y khuyên rằng, trước khi thực hiện cần “khởi động” vùng khớp gối. Người bệnh có thể chủ động xoa bóp vùng đầu gối khoảng 5 – 7 phút. Thao tác tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất có ích, giúp thư giãn vùng khớp, kích thích máu lưu thông để bấm huyệt hiệu quả hơn.
Huyệt âm lăng tuyền (hay còn gọi là âm lăng)
Âm lăng tuyền là huyệt vị chịu tác động của dây thần kinh số 3 nên có khả năng giảm đau vùng khớp gối. Huyệt nằm ở mặt phía trong của chân, ngay dưới chỗ nhô cao của đầu gối.
Sau khi xác định vị trí, dùng hai ngón tay day đồng thời huyệt âm lăng tuyền ở cả hai bên chân.
Nếu bấm huyệt đúng cách sẽ chữa được các bệnh như: Đau nhức xương khớp, tăng cường độ dẻo dai cho cơ xương khớp, cải thiện tiêu hóa,…
Huyệt trường sơn (tên khác là thừa sơn)
Huyệt thừa sơn nằm ở mặt sau và dưới cùng của cẳng chân. Trong y học cổ truyền, trường sơn là huyệt thứ 57 của kinh bàng quang chuyên trị các bệnh vùng chi dưới.
Ngoài tác dụng bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối, trường sơn còn điều chữa các bệnh đau dây thần kinh tọa, chuột rút bắp chân, đau nhức gót chân,…
Bấm huyệt trường sơn khoảng 1 – 2 phút mỗi ngày để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức khớp gối.
XEM THÊM
Huyệt huyết khích (tên gọi khác là huyết hải)
Huyết hải là huyệt vị nằm ở mặt trong của đùi, ngay gần khu vực đầu gối.Theo ghi chép, giữa cơ rộng trong và cơ may sẽ có một khe lõm, đó là vị trí của huyệt này.
Dùng ngón tay tác động nhẹ nhàng lên huyệt huyết khích khoảng 1 phút. Người bệnh cũng có thể tăng dần cường độ tùy cảm nhận, nếu thấy đau có thể giảm bớt.
Giống như tên gọi, huyệt huyết hải chuyên trị các vấn đề về “huyết”. Ngoài công dụng chữa đau đùi, đau đầu gối, huyệt vị này còn điều trị các bệnh như rối loạn kinh nguyệt, băng huyết, mẩn ngứa, mề đay,…
Bấm huyệt túc tam lý (huyệt trường sinh)
Túc tam lý là huyệt vị thứ 36 trong kinh Vị. Chúng nằm ở vị trí dưới đầu gối khoảng 6cm và ở phía ngoài xương ống chân.
Sở dĩ huyệt vị này còn có tên gọi là “trường sinh” vì khi tác động sẽ chữa được rất nhiều bệnh trên cơ thể. Trong đó, hiệu quả nhất phải kể đến các bệnh về đường tiêu hóa hay cải thiện chức năng khí huyết ở vùng chân.
Ứng dụng bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối tại huyệt túc tam lý sẽ hỗ trợ tuần hoàn máu và giảm đau do cứng khớp. Dùng ngón tay cái bấm và day trực tiếp từ 1 – 2 phút người bệnh sẽ có cảm giác dễ chịu tức thời.
Bấm huyệt huyệt lương khâu chữa thoái hóa khớp gối
Theo Trung y cương mục, huyệt vị này được đặt tên theo hình dáng. Lương khâu nằm phần trên đầu gối, trông giống sườn đồi, gò đất nên được đặt tên như vậy. Đây là huyệt đạo thứ 34 của kinh vị.
Trong sách cổ, huyệt lương khâu có tác dụng “ khu phong, hóa thấp”. Tức là có huyệt chữa được các bệnh về thoái hóa khớp. Một phần đặc tính chữa bệnh này là do vị trí của chúng nằm ngay gần xương bánh chè.
Tại vị trí huyệt đạo này, ngoài bấm huyệt còn có thể tác động bằng châm cứu. Hai phương pháp trị liệu này cho kết quả tương tự.
Nhìn chung, khi thực hiện bấm huyệt, cơ thể người bệnh sẽ có nhiều chuyển biến tích cực: Tăng tuần hoàn máu, phục hồi chức năng khớp gối, hạn chế các cơn đau tái lại,…
Lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối
Được đánh giá là liệu pháp chữa bệnh an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nên yếu tố quan trọng nhất khi bấm huyệt chính là xác định đúng vị trí và thao tác đúng kỹ thuật. Ngoài ra, người bệnh thực nên biết một số điều sau:
- Tham khảo các thao tác bấm huyệt phổ biến như: Day, miết, xoa, nắn bóp,… để sử dụng phụ trợ.
- Một số đối tượng không nên chữa bệnh bằng bấm huyệt là: Phụ nữ có thai, người bị bệnh loãng xương, bệnh nhân đau khớp gối do viêm.
- Vệ sinh tay và vùng da bấm huyệt sạch sẽ trước khi tiến hành tránh những tổn thương ngoài da.
- Nên đến các trung tâm Đông y, y học cổ truyền để nhận được tư vấn trước khi tiến hành tại nhà.
- Duy trì bấm huyệt 2 lần mỗi ngày để phát huy tối đa hiệu quả, các triệu chứng đau nhanh chóng cải thiện.
- Kết hợp bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối với việc xây dựng chế độ sinh hoạt, lối sống lành mạnh, thư giãn nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh lên vùng gối.
Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối an toàn và hiệu quả đối với những trường hợp bệnh nhẹ và trong giai đoạn đầu. Còn đối với những trường hợp bệnh gây đau nhiều, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị. Khi đó bấm huyệt sẽ được ứng dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị.
TÌM HIỂU THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!