Sưng Khớp Cổ Chân Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

4.9/5 - (8 bình chọn)

Sưng khớp cổ chân kèm theo triệu chứng đau nhức, nóng đỏ, đi lại khó khăn có thể là dấu hiệu liên quan đến bệnh lý về xương khớp, điển hình là bệnh viêm khớp cổ chân. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa khả năng đi lại sau này của người bệnh.

Sưng khớp cổ chân là gì?

Một trong những khớp có vai trò rất quan trọng trong cơ thể là khớp cổ chân. Kích thước không quá lớn nhưng khớp cổ chân lại có trách nhiệm gánh chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Khớp này phải chịu tác động cả từ bên ngoài lẫn áp lực bên trong nên rất dễ bị tổn thương và phát sinh bệnh lý.

Tình trạng sưng khớp cổ chân có thể do các bệnh lý gây ra mà hàng đầu là viêm khớp cổ chân. Ngoài ra bị sưng khớp cổ chân còn do các yếu tố tác động từ bên ngoài như chấn thương, bong gân, trật khớp cổ chân,…

Sưng khớp cổ chân có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về xương khớp
Sưng khớp cổ chân có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về xương khớp

Tình trạng sưng, đau, nóng đỏ xung quanh khớp cổ chân khiến người bệnh gặp rất nhiều hạn chế trong quá trình vận động. Khi đi lại sẽ thấy đau vì căng cơ hoặc các đầu xương chạm vào nhau do sụn bị mài mòn. Sưng khớp cổ chân trong nhiều trường hợp còn kèm theo biểu hiện như sốt cao, cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi, sưng cả bàn chân, đau vùng xung quanh mắt cá.

Sưng khớp cổ chân là dấu hiệu bệnh gì?

Tình trạng sưng khớp cổ chân xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến xương khớp. Vậy sưng khớp cổ chân là dấu hiệu của bệnh gì hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

1. Viêm khớp cổ chân

Viêm khớp cổ chân được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sưng đau khớp cổ chân. Khi khớp bị tổn thương, dịch nhầy bôi trơn giữa khớp cổ chân bị bào mòn hoặc thiếu hụt. Ba xương liên trực tiếp đến khớp cổ chân chịu tổn thương nặng nề là xương chày, xương mác và xương đòn.

Vùng khớp cổ chân bị sưng tấy và nóng đỏ chính là những biểu hiện của tình trạng viêm khớp cổ chân. Nếu không can thiệp kịp thời và đúng cách, để lâu ngày tình trạng viêm sưng sẽ lan rộng sang phần mắt cá chân.

Đối tượng ở độ tuổi trung niên từ khoảng 40 tuổi trở lên thường gặp bệnh này. Tuy nhiên, ngày nay viêm khớp cổ chân đang dần trẻ hoá. Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao nhất là nhân viên công sở, vận động viên và những người lao động chân tay.

2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Tình trạng viêm xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể. Viêm khớp dạng thấp gây ra tình trạng sưng đỏ dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp. Phần lớn vùng bị đau là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối.

Đáng nói, bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ phá huỷ, gây tổn thương hệ khớp của cơ thể. Mà bệnh còn có thể làm tổn thương đến cả hệ thống cơ thể, gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu.

Ở giai đoạn đầu của bệnh, viêm màng trên khớp dẫn đến sưng khớp và đau khớp. Bên cạnh đó, các tế bào miễn dịch di chuyển đến vùng viêm, dẫn đến số lượng tế bào tăng cao trong dịch khớp.

3. Thoái hoá khớp cổ chân

Bệnh thoái hoá khớp cổ chân có thể gây ra các phản ứng viêm như bị sưng khớp cổ chân. Nặng hơn là tình trạng tràn dịch khớp kéo theo các cơn đau suốt ngày đêm. Người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng khớp cổ chân, sau đó sẽ thấy vướng víu khi vận động.

Bệnh thoái hoá khớp cổ chân nếu để kéo dài sẽ dẫn tới teo cơ
Bệnh thoái hoá khớp cổ chân nếu để kéo dài sẽ dẫn tới teo cơ

Các cơn đau có thể xảy ra bất chợt, khi gắng sức hoặc ấn vào cùng khớp bị tổn thương, cũng như khi bị va đập. Cơn đau sẽ tăng lên trong quá trình vận động và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi. Nếu để bệnh kéo dài trong một thời gian sẽ dẫn tới bệnh teo cơ. Đặc biệt, trong một số trường hợp còn gây biến dạng xương.

CLICK ĐỌC NGAY:

4. Bệnh gout

Nếu đang có biểu hiện sưng khớp cổ chân thì đừng loại trừ nguy cơ mắc bệnh gout. Nguyên nhân hình thành gout do tình trạng acid uric trong cơ thể tăng cao. Tình trạng này gây lắng đọng tinh thể muối urat gây đau nhức dữ dội. Ngón chân cái và khớp cổ chân là cơ quan thường xuất hiện gout gây đau nhức về ban đêm cùng cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

5. Thừa cân, béo phì

Như đã biết, chân là bộ quan trọng có trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Do đó, nếu bị thừa cân, béo phì thì cổ chân sẽ phải chịu một áp lực rất lớn. Khớp cổ chân cũng sẽ bị ảnh hưởng và xuất hiện tình trạng đau nhức. Bằng chứng là trong rất nhiều thống kê, tỷ lệ người bị thừa cân béo phì bị đau nhức xương khớp, thậm chí mắc bệnh lý xương khớp là rất lớn.

6. Viêm khớp nhiễm trùng

Viêm khớp nhiễm trùng là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp. Tức là vi khuẩn xâm nhập vào khớp khiến khớp sưng tấy và đau. Hiện tượng này hiếm khi xuất hiện ở nhiều khớp cùng một lúc.

Tình trạng nhiễm trùng có thể xuất hiện khi vi trùng đi qua dòng máu từ một bộ phận khác của cơ thể. Bệnh cũng có thể xảy ra khi một chấn thương xuyên thấu mang vi trùng trực tiếp vào khớp. Các khớp gồm khớp gối, khớp cổ chân, khớp hông, khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp vai dễ bị nhiễm trùng nhất.

Sưng khớp cổ chân nguy hiểm không?

Hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc các bệnh lý về xương khớp ngày càng gia tăng nhất là viêm khớp cổ chân. Đây là tình trạng rối loạn chức năng tại các khớp dẫn tới viêm nhiễm, sụn khớp bị bào mòn dần và kéo theo cơn đau dai dẳng. Lúc này, người bệnh sẽ khó khăn trong việc đi lại và di chuyển.

Đối với hiện tượng sưng khớp cổ chân, nếu nguyên nhân do các bệnh lý gây ra thì người bệnh cần hết sức cẩn trọng. Bởi không được can thiệp kịp thời bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Khi mới khởi phát, người bệnh có tâm lý sợ đau nên lười vận động. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến lượng máu lưu thông đến khớp cổ chân bị giảm dần.

Điều này khiến các khớp không được cung cấp đủ dưỡng chất và oxy để phục hồi và chữa lành tổn thương. Như vậy, người bệnh có thể bị thoái hoá sụn khớp, nghiêm trọng hơn là teo xương hoặc bại liệt suốt đời.

Tuy nhiên, nếu sưng khớp cổ chân do các tác động vật lý thì cũng không nên quá lo lắng. Bởi chỉ cần điều trị kịp thời, đúng cách và chăm sóc tốt quá trình phục hồi sau đó sẽ khiến tình trạng sưng đau khớp cổ chân biến mất.

Chẩn đoán sưng khớp cổ chân

Để chẩn đoán chính xác mức độ sưng khớp cổ chân và nguyên nhân gây ra hiện tượng này, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, lấy thông tin về tình trạng và tiền sử bệnh. Sau đó sẽ cho bệnh nhân chụp X-quang hoặc chụp MRI.

Chụp X-quang: Dựa vào kết quả trên hình ảnh X-quang các bác sĩ sẽ xác định được mức độ sụn khớp bị tổn thương.

Chụp MRI: Nếu chụp X-quang không rõ nét bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân chụp MRI. Phương pháp MRI có các ưu điểm sau:

  • MRI không bị ảnh hưởng bởi các tia xạ.
  • Đa lát cắt.
  • MRI có độ phân giải hình ảnh mô mềm cao.
  • Phương pháp hiệu quả nhất hiện nay, được áp dụng để khảo sát não, tủy sống và xương khớp.
Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn
Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn

Biện pháp điều trị sưng khớp cổ chân

Để điều trị sưng khớp cổ chân trước tiên cần hiểu rõ về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó mới tìm cách khắc phục vấn đề và kết hợp các biện pháp điều trị hiệu quả. Hiện nay các cách chữa phổ biến như dùng thuốc Tây y, dùng thuốc Đông y và một số mẹo dân gian.

Mẹo dân gian chữa sưng khớp cổ chân

Từ lâu, ông bà ta đã sử dụng nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh đau nhức xương khớp. Các bài thuốc này khá lành tính, an toàn và không gây tác dụng phụ. Nguyên liệu cũng dễ kiếm trong tự nhiên nên khi tận dụng để chữa bệnh cũng giúp bạn tiết kiệm được chi phí điều trị. Dưới đây là một số bài thuốc người bệnh trường hợp nhẹ có thể tham khảo.

1. Lá ngải cứu

Lá ngải cứu thường được biết đến sử dụng để trị đau đầu, điều hoà kinh nguyệt và chế biến các món ăn. Ngoài ra, ngải cứu còn được dùng làm bài thuốc trị bệnh về xương khớp trong dân gian. Bởi vì người ta thấy rằng dùng lá ngải đắp lên vùng bị tổn thương sẽ giảm đau, sưng khớp rất tốt.

Chuẩn bị: Lá ngải cứu, rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 100gr lá ngải cứu tươi đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho lá ngải và khoảng 2 chén rượu trắng để lên chảo và sao lên.
  • Sao cho đến khi lá ngải mềm thì tắt bếp.
  • Bọc lá ngải bằng 2 – 3 lớp khăn mềm rồi đắp vào vùng sưng đau.
  • Giữ lá ngải ở đó đến khi không còn cảm thấy nóng nữa thì tháo thuốc ra.
  • Thực hiện nhiều lần để hết sưng, viêm.

2. Trinh nữ

Nhiều địa phương còn gọi cây trinh nữ hoàng cung là cây xấu hổ. Người ta thường dùng rễ và lá để trị các bệnh liên quan đến xương khớp có tác dụng chống viêm, làm dịu cơn đau.

Cây trinh nữ là loại cây dại mọc nhiều ở các vùng quê
Cây trinh nữ là loại cây dại mọc nhiều ở các vùng quê

Chuẩn bị: 30gr rễ cây trinh nữ hoàng cung.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ cây, phơi ráo, sau đó đem thái mỏng.
  • Tẩm rượu vào rễ cây rồi đem sao thơm lên.
  • Cho nguyên liệu vừa sao sắc với 400ml nước để cô đặc lại trong 100ml.
  • Chắt bỏ bã lấy nước cốt, chia uống 2 lần trong ngày.

Cách làm khác: Nấu số lượng lớn rễ cây trinh nữ cô đặc thành cao, mỗi lần dùng đem pha với rượu, uống thường xuyên để giảm đau.

3. Cây đại tướng quân

Ở nhiều địa phương khác nhau có tên gọi khác cho cây đại tướng quân là cây náng, chuối nước,… Cây này vốn là vị thuốc dân gian được dùng trong trị nhiều bệnh trong đó có sưng khớp cổ chân. Nhờ vào hoạt chất crinamidin và lycorin, cây đại tướng quân có tác dụng kháng viêm rất hiệu quả.

Chuẩn bị: 30gr lá đại tướng quân, 20gr dạ cẩm.

Cách thực hiện:

  • Đem 2 dược liệu đi rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Cho tất cả thảo dược trên vào cối giã nát.
  • Lấy bã vừa giã đắp vào phần khớp cổ chân bị sưng.

Cách làm khác: Cho thêm muối hoặc rượu gạo để sao các lá trên rồi dùng đắp vào vùng sưng đau.

Sử dụng biện pháp y khoa

Dựa vào kết quả về mức độ sưng khớp ngón chân mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng cho từng bệnh nhân. Các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định dùng thuốc Tây hoặc phương pháp phẫu thuật.

Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc sẽ cho cho hiệu quả giảm đau sưng khớp cổ chân nhanh chóng. Một số loại thuốc kháng viêm sẽ được chỉ định giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng và thoải mái hơn khi vận động.

  • Thuốc giảm đau: Được chỉ định trường hợp đau ở mức độ nhẹ, trung bình. Nhóm này gồm các loại thuốc như Naproxen, Acetaminophen, Ibuprofen,…
  • Thuốc điều trị ngoài da: Thuốc ở dạng kem, gel, xịt được dùng trực tiếp lên vùng da đang bị sưng, đau. Nhóm thuốc này cho hiệu quả giảm sưng viêm nhanh.
  • Thuốc tiêm: Nếu các trường hợp thuốc uống không cải thiện được triệu chứng thì sẽ chỉ định dùng thuốc tiêm. Khi dùng thuốc tiêm sẽ cho tác dụng nhanh nhưng sẽ gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn,…
Dựa vào mức độ sưng khớp mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật
Dựa vào mức độ sưng khớp mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật

Phẫu thuật khớp cổ chân

Phương pháp phẫu thuật cổ chân được chỉ định khi các phương pháp sử dụng thuốc không có tiến triển tốt. Chức năng vận động của người bệnh ngày càng bị đe doạ. Có 2 dạng phẫu thuật khớp cổ chân gồm: Thay thế khớp cổ chân bán phần hoặc toàn phần.

Ngoài cách thay khớp, bác sĩ có thể đặt thiết bị hỗ trợ vào trong khớp. Cách này giúp ổn định không gian khớp và để khớp được linh hoạt khi chuyển. Tuy nhiên, sau 2 tháng người bệnh sẽ phải phẫu thuật để gỡ thiết bị hỗ trợ trước đó.

Với phương pháp phẫu thuật, bác sĩ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định thực hiện. Nhằm tránh những rủi ro trong và sau khi tiến hành phẫu thuật.

Một số bài thuốc Đông y

Đông y được coi là phương pháp vô cùng hiệu quả trong điều trị bệnh lý về xương khớp. Các nguyên liệu từ thiên nhiên nên an toàn, lành tính và thường sẽ không gây tác dụng phụ. Do vậy mà ngày càng có nhiều người lựa chọn phương pháp này.

1. Bài thuốc khu phong, trừ thấp

Thang thuốc này sử dụng các dược liệu hoàn toàn từ tự nhiên, tác dụng khu phong, trừ thấp. Đồng thời, các vị thuốc còn có khả năng thanh lọc cơ thể, giảm nhiệt và đả thông kinh lạc.

Nguyên liệu: 20gr tang chi, 20gr nhẫn đông, 15gr bạch thược, 15gr sinh địa, 15gr xích thược, 12gr hải đồng bì, 10gr tri mẫu, 9gr phòng phong, 6gr quế chi, 0,6gr bột linh dương.

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả vị thuốc đi rửa sạch, rồi để cho ráo nước.
  • Sắc thuốc với lượng nước vừa phải, đun kỹ để dược liệu ra hết chất.
  • Để nguội bớt rồi uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

2. Bài thuốc thông kinh lạc

Các trường hợp bị sưng đau khớp cổ chân ở thể phong hàn thấp tý phù hợp sử dụng bài thuốc này. Người bệnh sẽ được tăng cường lưu thông khí huyết, thông kinh lạc. Và từ đó giảm đau sưng khớp hiệu quả.

Các bài thuốc Đông y cũng rất hiệu quả khi điều trị các bệnh về xương khớp
Các bài thuốc Đông y cũng rất hiệu quả khi điều trị các bệnh về xương khớp

Nguyên liệu: 30gr hải phong, 30gr kê huyết đằng, 30gr tang chi, 12gr khương hoạt, 12gr đương quy, 12gr tần giao, 12gr độc hoạt, 8 – 12 gr quế chi, 4 – 8gr nhũ hương, 6gr cam thảo, 6gr mộc hương.

Cách thực hiện:

  • Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc sắc cùng lượng nước vừa phải.
  • Uống 2 lần\ngày, chỉ dùng trong ngày không được để qua đêm.

Bị sưng khớp cổ chân nên làm gì?

Tình trạng sưng khớp cổ chân khiến người bệnh phải đau đớn và khó khăn trong việc di chuyển. Thế nên việc cần làm ngay là phải có biện pháp điều trị kịp thời, không để lâu dài sẽ tiến triển nặng và biến chứng khó lường. Để hỗ trợ cho quá trình điều trị và phục hồi người bệnh nên lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động. Cụ thể như sau:

  • Kiêng một số thực phẩm không tốt cho xương khớp như các loại thịt đỏ, nhiều chất béo, đồ chiên xào, đồ cay, mặn. Trong thời gian điều trị bệnh tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Bổ sung những thực phẩm tốt cho xương khớp gồm: Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ (rau xanh, hoa củ quả); thực phẩm giàu omega 3 (cá hồi, cá thu, cá trích); thực phẩm chống oxy hóa (trà xanh, trà đen, lựu, các loại đậu).
  • Khi nhận thấy vùng xương khớp cổ chân bị sưng, đau cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn điều trị.
  • Người bệnh không nên hạn chế vận động vì có thể gây hiện tượng cứng khớp, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Bệnh nhân nên di chuyển và tập luyện vùng cổ chân một cách nhẹ nhàng.
  • Trong thời gian điều trị cần bảo vệ, tránh tạo áp lực lên vùng khớp cổ chân. Không va chạm hay vận động mạnh để khiến tổn thương nghiêm trọng hơn. Điều này có thể dẫn đến vùng cổ chân bị nhiễm trùng hoặc biến chứng.
  • Người bệnh có thể massage, xoa bóp nhẹ nhàng hoặc chườm lạnh để giảm sưng, đau nhức. Tuy nhiên, khi những triệu chứng không thuyên giảm, cần tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị (nếu có bệnh).
Việc tạo dựng các thói quen tốt về ăn uống, sinh hoạt sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh
Việc tạo dựng các thói quen tốt về ăn uống, sinh hoạt sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh

Những cách phòng tránh sưng khớp cổ chân

Như đã biết, khi bị đau sưng cổ chân sẽ gây nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt của người bệnh. Để phòng tránh bệnh, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Mỗi ngày dành ra từ 10 – 20 phút để đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội hoặc tập các bài tập tốt cho cổ chân. Việc tập luyện sẽ giúp duy trì độ linh hoạt của xương khớp và tăng độ chắc khỏe của cơ. Từ đó hạn chế áp lực lên xương khớp.
  • Tạo thói quen ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hạn chế những thực phẩm có tác động tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh và không tốt cho xương khớp.
  • Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý nhằm tránh gây áp lực lớn lên cổ chân.
  • Nên thường xuyên đi kiểm tra, thăm khám định kỳ để nhận biết dấu hiệu bệnh, kiểm soát tình hình sức khoẻ cơ thể. Như vậy sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời khi cần thiết.

Hiện tượng sưng khớp cổ chân có thể do các tác động vật lý bên ngoài gây ra hoặc do bệnh lý gây ra. Đừng chủ quan với hiện tượng này bởi nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, tình trạng này còn khiến người mắc bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt đời thường, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Cập nhật: 4:48 PM , 30/05/2023
Chữa bệnh khớp bằng ong châm có hiệu quả không? Cách thực hiện thế nào?

Chữa bệnh khớp bằng ong châm có hiệu quả không? Cách thực hiện thế nào?

Chữa bệnh khớp bằng ong châm được nhiều người truyền tai nhau về tính hiệu quả, an toàn khi sử...
Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Nên làm gì để nhanh khỏi?

Bệnh Viêm Đa Khớp Có Nguy Hiểm Không? Làm Gì Để Nhanh Khỏi?

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không là câu hỏi rất nhiều người gặp phải tình trạng này đặt...
Khám cơ xương khớp ở đâu tốt nhất? 14 địa chỉ uy tín hiện nay

Khám Cơ Xương Khớp Ở Đâu Tốt Nhất? 14 Địa Chỉ Uy Tín

Đau, nhức xương khớp khiến cơ thể mệt mỏi, hạn chế vận động từ đó ảnh hưởng lớn đến cuộc...
Cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp không phải ai cũng biết

Cách Ngâm Rượu Tỏi Chữa Bệnh Xương Khớp Hiệu Quả Tại Nhà

Cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp luôn được nhiều người lựa chọn thực hiện tại nhà. Bài viết...
Viêm khớp thiếu niên là bệnh gì? Chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả

Viêm khớp thiếu niên là bệnh gì? Chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả

Viêm khớp thiếu niên thường mang đến cảm giác sưng viêm, nóng và đau nhức cho người mắc bệnh. Nếu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top