Thoái Hóa Cột Sống Có Chữa Được Không? Giải Đáp Chi Tiết
Thoái hóa cột sống có chữa được không là thắc mắc của đa số người bệnh trước thông tin đây là căn bệnh mãn tính. Thực chất, bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát khi phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.
Thoái hóa cột sống có chữa được không?
Thoái hóa cột sống là hiện tượng xuất hiện song song với quá trình lão hóa tự nhiên của con người. Càng về già, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống càng cao hơn. Mặc khác, bệnh cũng có thể khởi phát ở người trẻ do thói quen sinh hoạt và làm việc sai tư thế trong một thời gian dài.
Có thể nói, đây là căn bệnh của thời gian, có diễn tiến từ từ và các dấu hiệu ở mức độ từ nhẹ đến nặng dần. Do đó, không có phương pháp điều trị nào có thể hoàn toàn chữa khỏi bệnh thoái hóa cột sống.
Giống như các bệnh lý về xương khớp, một khi cột sống bị thoái hóa, thay đổi cấu trúc hoặc biến dạng thì gần như không thể phục hồi hoàn toàn về tình trạng như ban đầu.
Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát và ngăn chặn các biến chứng bằng các phương pháp điều trị cùng thay đổi trong sinh hoạt và vận động.
Một số sai lầm khi chữa thoái hóa cột sống
Bệnh thoái hóa cột sống có chữa khỏi không, không chỉ phụ thuộc vào cách điều trị mà còn ở thói quen của người bệnh. Điểm tên một số sai lầm trong quá trình chữa thoái hóa cột sống mà bệnh nhân cần nhận ra và khắc phục như sau:
Chủ quan khi xuất hiện các cơn đau
Các triệu chứng đau nhẹ nhức lúc ban đầu thường không biểu hiện rõ ràng và thường xuyên. Điều này khiến bệnh nhân chủ quan xem đó chỉ là cơn đau mỏi thông thường. Không những không đi thăm khám, nhiều người còn có thói quen tự mua thuốc giảm đau hoặc uống các bài thuốc mẹo dân gian để cải thiện cơn đau.
Chỉ đến khi bệnh đã chuyển biến đến giai đoạn nặng hơn thì mới phát hiện bệnh. Lúc này, bệnh nhân không chỉ bị giảm khả năng vận động mà có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm do thoái hóa cột sống, gây khó khăn trong điều trị và phục hồi.
Tự ý áp dụng sai phương pháp điều trị
Khi bị những cơn đau nhẹ bất thường, xảy ra liên tục hoặc không do thoái hóa cột sống, bệnh nhân thường tìm đến các phương pháp có tác dụng nhanh như sử dụng thuốc giảm đau hoặc các bài thuốc lá, thuốc đắp,…
Trên thực tế, đây chỉ là các phương pháp tác dụng tạm thời mà không hề giúp cải thiện hay điều trị bệnh. Ngược lại, khi tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc, bệnh nhân còn có thể gặp một số tác dụng phụ về thần kinh, hệ tiêu hóa, nội tạng,…
Tự ý dừng phác đồ điều trị của bác sĩ
Khi nhận thấy các cơn đau nhức đã có sự thuyên giảm, không ít bệnh nhân tự ý dừng phác đồ điều trị mà chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Việc làm này sẽ khiến cho quá trình điều trị bị gián đoạn, gây khả năng tái đau cho người bệnh.
Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối nên nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. Không tự ý ngừng liệu trình giữa chừng để cột sống bị thoái hóa có thể được phục hồi an toàn và đúng cách.
Cách điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả
Để biết thoái hóa cột sống cổ có chữa khỏi không, bệnh nhân có thể tham khảo một số phương pháp điều trị thoái hóa cột sống đang được áp dụng phổ biến hiện nay:
Thoái hóa cột sống có chữa được không bằng Tây y
Thoái hóa đốt sống có chữa được không bằng Tây y? Dường như trở thành tâm lý chung của người bệnh, sử dụng thuốc Tây là phương pháp đầu tiên mà bệnh nhân bị thoái hóa cột sống nghĩ đến. Theo đó có một số loại thuốc phổ biến được chỉ định cho bệnh nhân như sau:
- Thuốc giảm đau, sưng tấy cột sống Paracetamol.
- Thuốc giảm đau, tái tạo sụn khớp và làm chậm sự thoái hóa cột sống Glucosamine.
- Thuốc chống viêm không chứa Steroid tác dụng chống viêm hiệu quả.
- Nhóm vitamin B bổ sung tốt cho xương khớp: B1, B6, B12.
Uống thuốc Tây y có hiệu quả nhanh chóng trong việc chấm dứt cơn đau cột sống, giảm tê bì, đau nhức và cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, phương pháp này gây cho người bệnh một số tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài thuốc Tây, bệnh nhân thoái hóa cột sống mức độ nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật như:
- Phẫu thuật cắt bỏ gai xương hoặc điểm lồi tại cột sống.
- Phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống ở thắt lưng.
- Phẫu thuật cố định cột sống bằng cách hàn nối các mảnh ghép xương.
- Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm bằng thủ thuật mổ mở.
- Phẫu thuật cấy miếng đệm gian mỏm gai giữa các đốt sống.
- Phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo khi đốt sống bị mất chức năng.
- Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo đưa vào giữa 2 đốt thắt lưng liền kề.
ĐỌC THÊM: TOP 12 loại thuốc thoái hóa cột sống tốt nhất hiện nay
Chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y
Bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không bằng Đông y? Chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y vận dụng các vị thảo dược quý có tác dụng điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh. Không những vậy, nó còn giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Sử dụng các bài thuốc Đông y
Bài thuốc Đông y được kê đơn dựa trên thể trạng và triệu chứng biểu hiện của bệnh. Một số bài thuốc Đông y nổi tiếng được chỉ định dùng cho bệnh nhân thoái hóa cột sống như sau:
- Hổ tiềm hoàn gia giảm: Các vị thuốc bạch thược, hoàng bá, thỏ ti tử, tỏa dương, kê huyết đằng, tri mẫu lấy một lượng 9g. Ngưu tất, đan sâm, quy đầu, thục địa lấy 12g.
- Bạch hổ quế chi thang gia giảm: Gồm các vị thuốc cam thảo 6g, cát căn 5g, đại táo 3 quả. Tam thất, sinh khương 3g. Mộc qua, bạch thược, quy đầu, quế chi, xuyên khung, xương truật lấy lượng 9g.
- Độc hoạt ký sinh thang: Độc hoạt, đỗ trọng, tang ký sinh, phòng phong mỗi vị 12g. Ngưu tất, phục linh, tần giao, xuyên khung mỗi vị 10g. Đảng sâm, đương quy, thục địa và bạch thược mỗi vị 16g. Thêm quế chi 6g và cam thảo 4g.
- Quyên tý thang gia giảm: Gồm các vị thuốc quế chi, tần giao, xuyên khung, đương quy, khương hoạt mỗi vị 12g. Hải phong đằng, tang chi, kê huyết đằng cùng lượng 30g. Độc hoạt 13g, nhũ hương 8g, mộc hương 6g và 4g cam thảo.
Tuy là một phương pháp lành tính, an toàn và dễ dung nạp nhưng hiệu quả điều trị của các bài thuốc Đông y lại phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người. Do đó, bệnh nhân nên kết hợp song song các liệu pháp chữa trị khác để đạt hiệu quả cao hơn.
Phương pháp vật lý trị liệu
Liệu pháp vật lý trị liệu chữa thoái hóa cột sống là cách tác động vào các huyệt vị đang bị ảnh hưởng do thoái hóa thông qua thao tác khác nhau. Một số phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bệnh nhân bị thoái hóa cột sống có thể tham khảo như:
- Diện chẩn đồ hình: Là phương pháp tác động lên các huyệt vị bị tổn thương thông qua đồ hình phản chiếu bằng các dụng cụ chuyên dụng như: Búa gỗ, cây lăn, que cào,…
- Xoa bóp – bấm huyệt: Là cách kích thích vật lý vào các huyệt đạo được xác định bằng các thao tác tay thông qua động tác ấn – bấm – day – xoa. Phương pháp này có tác dụng giúp giảm đau, giãn cơ và tăng lưu thông mạch máu tại vùng cột sống bị thoái hóa.
- Châm cứu: Sử dụng các kim châm châm vào huyệt vị bị tổn thương, giúp đả thông kinh lạc, giảm đau và phục hồi khả năng vận động của xương khớp.
- Cấy chỉ: Sử dụng một đoạn chỉ tự tiêu catgut cấy vào vị trí huyệt đạo gặp vấn đề nhằm tiêu trừ huyệt vị bị ứ trệ khí huyết do thoái hóa cột sống gây nên.
Bằng sự kết hợp giữa lý thuyết y học hiện đại và y học cổ truyền, những liệu pháp này có công dụng giảm đau nhức, thư giãn cơ khớp, giảm lực chèn ép lên các dây thần kinh, đả thông kinh mạch nhằm cải thiện chức năng vận động.
Chữa thoái hóa cột sống bằng các mẹo dân gian
Thoái hóa cột sống có chữa được không bằng mẹo dân gian? Mẹo dân gian chữa thoái hóa là cách chữa được dân gian lưu truyền từ nhiều năm về trước và có tác dụng điều trị bệnh.
Một số loại thảo dược quen thuộc được cho là có công dụng chữa thoái hóa đốt sống như sau:
- Chườm nóng bằng nhánh cây xương rồng ông hoặc xương rồng bà có gai.
- Uống nước lá lốt tươi hoặc nước lá lốt tươi kết hợp với ngải cứu.
- Đắp nóng lá ngải cứu và muối hột.
- Đắp lưng bằng hạt đu đủ chín giã nát.
Thoái hóa cột sống có chữa được bằng mẹo dân gian không? Thực tế, các bài thuốc này có chi phí rẻ, dễ dàng thực hiện, song phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng của mỗi người mới phát huy hiệu quả.
Lưu ý thoái hóa cột sống có chữa được không?
Thoái hóa cột sống có chữa được không không chỉ phụ thuộc vào phương pháp điều trị mà yêu cầu bệnh nhân phải tự nâng cao sức khỏe trong và sau quá trình điều trị.
Theo đó, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề giúp kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cổ, cụ thể như:
- Không nên vận động mạnh hoặc làm việc quá sức: Mặc dù vận động và luyện tập giúp tăng tuần hoàn máu, nhưng bệnh nhân nên tránh làm việc quá lâu trong một tư thế hoặc vận động mạnh với các tư thế cúi lưng, mang vác nặng, chạy nhanh,…
- Massage tăng cường lưu thông máu: Bệnh nhân nên massage toàn cơ thể, tập trung vào vùng cột sống sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, giúp tăng tuần hoàn máu, thông kinh lạc, giảm đau nhức.
- Bổ sung dưỡng chất có lợi cho xương khớp trong mỗi bữa ăn: Thực đơn cho người thóa hóa cột sống cần được bổ sung các thực phẩm giàu canxi, omega 3, vitamin K, vitamin A,… Một số thực phẩm tốt cho xương khớp như nước hầm xương, bông cải xanh, cá hồi, dầu cá, cải chíp, nấm,…
Có thể thấy, thoái hóa cột sống có chữa được không phụ thuộc vào việc bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và có phác đồ điều trị kịp thời. Khi có các dấu hiệu đau nhức cột sống, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế công để được thăm khám và có phác đồ điều trị sớm và phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh của mình.
ĐỪNG BỎ QUA:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!