TOP 12 Loại Thuốc Thoái Hóa Cột Sống Tốt Nhất Hiện Nay

5/5 - (1 bình chọn)

Thuốc thoái hóa cột sống được coi là phương pháp hữu hiệu trong điều trị gai cột sống được nhiều người bệnh tin chọn nhằm khắc phục tình trạng bệnh. Cùng một tác dụng nhưng không phải loại thuốc nào người bệnh có thể tùy ý sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp danh sách các loại thuốc chữa thoái hóa cột sống hiệu quả hiện nay.

Có nên sử dụng thuốc thoái hóa cột sống trong điều trị bệnh?

Hiện nay bệnh thoái hóa cột sống đang ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa, người bệnh từ dưới 30 tuổi đã có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Do đó, phương pháp chữa bệnh nhanh nhất và hiệu quả nhất đó là sử dụng thuốc thoái hóa cột sống từ Tây y. Khi người bệnh sử dụng sẽ có những ưu và nhược điểm, nó giống như con dao hai lưỡi vậy nên người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.

Ưu điểm từ thuốc thoái hóa cột sống Tây y:

  • Thuốc Tây y mang đến sự tiện dụng cho người dùng, người bệnh có thể dễ dàng tìm mua thuốc ở các hiệu thuốc hay cơ sở y tế chỉ cần có kê đơn của bác sĩ.
  • Mẫu mã đa dạng, chủng loại, nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào khả năng tài chính của người bệnh
  • Thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi người bệnh có thể mang đi bất cứ đâu mà không cần qua thời gian bào chế và bảo quản như khi sử dụng thuốc đông y hay các bài thuốc từ lá cây.
  • Thuốc có tác dụng giải quyết các cơn đau ngay tức thì, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Chỉ cần 30 phút tình từ khi người bệnh uống thuốc, các cơn đau nhức sẽ được xoa dịu dần. 
  • Công dụng mạnh phù hợp với những bệnh nhân đang ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình.
  • Cải thiện tâm lý căng thẳng, giảm thiểu ảnh hưởng đến tủy sống và các dây thần kinh bao quanh
  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ khiến tình trạng bệnh giảm đi rõ rệt

Nhược điểm:

  • Lam dụng thuốc thoái hóa cột sống thường xuyên sẽ khiến cho người bệnh phụ thuộc vào thuốc. Một khi ngưng sử dụng thuốc, các triệu chứng đau nhức lại tái phát lại.
  • Sử dụng trong thời gian dài có thể tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Cần phải nghiêm khắc tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không dùng cho người đang mang thai và không kết hợp sử dụng với bất kỳ loại thuốc nào mà không có hướng dẫn của bác sĩ.

Bị thoái hóa cột sống uống thuốc gì tốt nhất?

Mục đích chính khi sử dụng thuốc thoái hóa cột sống là kiểm soát các triệu chứng bệnh và khiến bệnh phát triển chậm hơn. Dưới đây là một số loại thuốc được các bác sĩ chuyên khoa tin tưởng lựa chọn điều trị. 

Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol là thuốc được ưu tiên lựa chọn để giảm đau các bệnh về xương khớp. Tác dụng của thuốc thường ngay lập tức làm dịu cơn đau từ nhẹ đến trung bình, khá an toàn cho sức khỏe khi sử dụng đúng liều, người bệnh hoàn toàn dễ dàng tìm mua tại bất kỳ đâu.

Hoạt chất trong Paracetamol gây ức chế khả năng tổng hợp các enzyme cylooxygenase ở thần kinh trung ương, từ đó làm giảm tổng hợp chất gây viêm prostaglandin, cải thiện cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ, lưng gây ra.

Thuốc giảm đau Paracetamol 500mg
Thuốc giảm đau Paracetamol 500mg

Thành phần thuốc đặc trị thoái hóa cột sống: Hoạt chất Paracetamol

Cách sử dụng: Thuốc Paracetamol dạng viên nén người bệnh uống hàng ngày. Trong trường hợp đau nhức cấp tính, người bệnh có thể sử dụng các nhau từ 4 – 6 tiếng đồng hồ. Liều dùng hàng ngày từ 500 – 1000mg, tối đa 4000mg/ngày.

Tác dụng phụ: Nếu người bệnh sử dụng không đúng liều có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, buồn nôn, phát ban đỏ, đau dạ dày,…

Chống chỉ định: Người bệnh có tiền sử dị ứng với các thành phần thuốc không nên sử dụng, những người có tiền sử nghiện rượu hay có các vấn đề về thiếu máu, gan, thận, thiếu hụt G6PD cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi sử dụng.

Giá tham khảo: 35.000VNĐ/hộp 50 viên 500mg

Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids)

Opioids là nhóm thuốc thoái hóa cột sống sử dụng để giảm đau các bệnh xương khớp mức độ cấp hay mãn tính. Các cơn đau có mức độ nặng hơn mà khi dùng Paracetamol không hiệu quả, cơn đau diễn biến mạnh, âm ỉ, dai dẳng hơn.

Thuốc giảm đau gây nghiện opioids giúp giảm đau bệnh ở mức độ cấp hay mãn tính
Thuốc giảm đau gây nghiện opioids giúp giảm đau bệnh ở mức độ cấp hay mãn tính

Cơ chế: Thuốc Opioids tác dụng trực tiếp lên tế bào thần kinh trung ương, gắn với thụ thể Rp từ đó tăng mức chịu đau lên, làm thay đổi tính chất cơn đau, ức chế dẫn truyền tín hiệu đau. Từ đó người bệnh giảm hẳn các tâm lý lo lắng, sợ sệt.

Phân loại:

  • Opioids yếu: Tramadol và Codein
  • Opioids mạnh: Morphin, Pethidin hydroclorid, Fentanyl,…

Chống chỉ định: Bệnh nhân sử dụng cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa do đây là thuốc có tác động mạnh đến hệ thần kinh. Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh thuốc gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Thuốc giảm đau tại chỗ

Thuốc giảm đau tại chỗ thích hợp với những trường hợp bệnh thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ, các cơn đau nhức không mạnh, vùng da bị tổn thương không xuất hiện tình trạng vết thương hở, viêm, sưng.

Thành phần thuốc hỗ trợ thoái hóa cột sống: Trong thuốc có chứa các hoạt chất như tinh dầu quế, methyl salicylate, camphor, menthol, eugenol, ketoprofene,…

Cách sử dụng: Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ ở dạng xịt, thoa trực tiếp lên da hoặc dán lên vị trí đau nhức. Thuốc dần dần thấm vào da, gây tê và làm mát vùng da đó khiến cơn đau giảm đi đáng kể. Mỗi lần sử dụng thường cách nhau ít nhất 8 tiếng.

Chống chỉ định: Người bệnh có những vết thương hở như lở loét, trầy xước, sưng tấy quá mức hoặc các trường hợp khi sử dụng xuất hiện hiện tượng kích ứng da.

Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin

Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin được sử dụng với mục đích làm giảm các cơn đau do chèn ép dây thần kinh gây ra,  chống co giật và kiểm soát bệnh động kinh.

Thông thường, thuốc được sử dụng cho các cơn đau thần kinh ngoại biên, thoái hóa xương khớp, thoái hóa cột sống, bệnh thần kinh tiểu đường,…

Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin
Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin

Thành phần: Hoạt chất Gabapentin

Hướng dẫn sử dụng: Người bệnh sử dụng hàng ngày theo liều 300mg/lần. Có thể tăng liều theo hướng dẫn của bác sĩ, nhưng không vượt quá 4800mg/ngày. Đối với trẻ nhỏ cần sử dụng theo kê đơn từ bác sĩ.

Chống chỉ định: Những người bệnh mẫn cảm với thành phần của thuốc không nên sử dụng mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tác dụng phụ: Một số trường hợp người bệnh sử dụng sẽ xuất hiện các hiện tượng như nổi mẩn, giảm thị lực, rối loạn cương dương, viêm mũi, viêm phổi, giảm trí nhớ, khô miệng,…

Giá tham khảo: 1.190.000 VNĐ/hộp 30 viên 300mg

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Indomethacin

NSAID là loại thuốc thoái hóa cột sống nhằm kiểm soát những triệu chứng do xương khớp gây ra. Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm và kiểm soát những cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình.

Thuốc Indomethacin là một loại thuốc chống viêm không steroid nằm trong nhóm NSAID có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Loại thuốc này được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp liên quan đến xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống thắt lưng, cột sống cổ, viêm đa khớp, viêm gân,…

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Indomethacin
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Indomethacin

Thành phần chính: Hoạt chất Indomethacin

Hướng dẫn sử dụng

  • Người lớn hàng ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên 25mg
  • Sử dụng thuốc sau ăn
  • Không làm vỡ thuốc hoặc nhai
  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Tác dụng phụ: Khi sử dụng quá liều hoặc các trường hợp mẫn cảm  với thành phần thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, hạ đường huyết, chóng mặt, buồn nôn, co giật,… Với những trường hợp nặng hơn có thể gây rối loạn thị giác, suy thận.

Giá tham khảo: 175.000VNĐ/hộp 150 viên 25mg

Thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì? Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ được bác sĩ chỉ định điều trị giúp thư giãn cơ bắp, chống co thắt, cải thiện các cơn đau do co cứng gây ra.

Cơ chế hoạt động của thuốc thông qua việc ức chế tiền synap tại thụ thể alpha-adrenergic, từ đó làm giảm kích thích nơron vận động lên tủy sống.  

Trên thị trường có hai loại thuốc giãn cơ được sử dụng phổ biến đó là Tolperisone và Decontractyl.

Thuốc điều trị thoái hóa cột sống cổ Tolperisone (Mydocalm)

  • Tolperisone là thuốc giãn cơ có tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương của người bệnh. Thuốc phù hợp trong điều trị thần kinh lâm sàng đặc biệt là ở vùng thắt lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
  • Một số trường hợp khác thường được bác sĩ kê đơn sử dụng Tolperisone như di chứng liệt sau viêm, tai biến sau đột sụy, co thắt cơ mặt, tay, xơ cứng cột bên, teo cơ,…
  • Thành phần chính: Tolperisone
  • Hướng dẫn sử dụng: Hàng ngày người bệnh sử dụng 3 lần vào sáng trưa tối, mỗi lần sử dụng từ 50 – 150mg tùy vào mức độ bệnh.
  • Tác dụng phụ: Một số trường hợp gây buồn nôn, nhức đầu, hạ huyết áp, trường hợp nặng hơn gây khó thở, yếu cơ.
  • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai và đang cho con bú tuyệt đối không được sử dụng thuốc.
  • Giá tham khảo: 75.000 VNĐ/hộp 30 viên 50mg

Decontractyl

Tương tự như Tolperisone, thuốc Decontractyl cũng có tác dụng làm giảm đau, tác động lên dây thần kinh trung ương. Thuốc thường được dùng cho các trường hợp đau thắt lưng, thoái hóa cột sống, co thắt cơ,…

Decontractyl cũng có tác dụng làm giảm đau, tác động lên dây thần kinh trung ương
Decontractyl cũng có tác dụng làm giảm đau, tác động lên dây thần kinh trung ương
  • Thành phần thuốc điều trị thoái hóa cột sống: Hoạt chất Mephenesin
  • Cơ chế tác động: phong bế hệ thần kinh khiến các cơ được thư giãn và làm mềm, ức chế phản xạ thần kinh, giảm thiểu tình trạng căng cứng cơ.
  • Hướng dẫn sử dụng: Hàng ngày chia làm 3 lần uống sau bữa ăn, mỗi ngày người bệnh chỉ nên sử dụng từ 2 – 4 viên, tuyệt đối không làm vỡ hoặc nghiền nát. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
  • Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ hay gặp khi sử dụng thuốc như rối loạn tiêu hoám mệt mỏi, buồn ngủ, kích ứng da, thở gấp, huyết áp giảm đột ngột,…
  • Chống chỉ định: Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi người bệnh có mẫn cảm với thành phần thuốc, rối loạn chuyển hóa  Porphyrin, trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thau và cho con bú.
  • Giá tham khảo: 90.000- VNĐ/hộp 24 viên 250mg

Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm Chondroitin

Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm được sử dụng để điều trị các bệnh xương khớp mãn tính có liên quan đến nguyên nhân lão hóa. Loại thuốc này có tác dụng chậm và không có tác dụng giảm đau. 

Chondroitin  là loại thuốc thoái hóa cột sống nhằm phục hồi các hư tổn xương khớp, ức chế các loại enzym đang phá hủy sụn khớp. Từ đó giúp các khớp xương trở nên khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa thoái hóa đốt sống, tái tạo các mô, sụn khớp,…

Thành phần: Hợp chất Chondroitin Sulfate – tác dụng phục hồi hư tổn khớp xương, tổng hợp hyaluronic.

Hướng dẫn sử dụng: Người bệnh sử dụng hàng ngày mỗi lần 200 – 400mg, ngày có thể uống từ 2 – 3 lần theo hướng dẫn bác sĩ. Có thể tăng liều khi được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ: Một số trường hợp người bệnh có thể gặp tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, rụng tóc, phù chân, sưng phù mí mắt,…

Chống chỉ định: Không sử dụng với người đang mang thai và cho con bú, bệnh nhân hậu phẫu thuật, tai biến tim mạch.

ĐỌC THÊM: Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả nhất hiện nay 

Thuốc trị thoái hóa cột sống cổ, lưng – Vitamin B

Vitamin B có tác dụng hiệu quả trong điều trị thoái hóa cột sống và các bệnh về xương khớp.

Các loại vitamin nhóm B như B1, B6, B12 có khả năng phục hồi các tổn thương dây thần kinh do chèn ép lâu ngày, phòng ngừa rối loạn, thoái hóa thần kinh.

Các loại vitamin nhóm B bao gồm B1, B6, B12
Các loại vitamin nhóm B bao gồm B1, B6, B12

Cơ chế hoạt động: ức chế hoạt chất Homocysteine  – gây cản trở tổng hợp collagen khiến xương bị suy yếu. Từ đó kiểm soát các triệu chứng để làm giảm tiến triển và phòng ngừa biến chứng bệnh.

Chống chỉ định: Không sử dụng với những người bị u ác tính hoặc dị ứng với những thành phần của thuốc.

Kết hợp với thực phẩm chức năng

Ngoài sử dụng các viên uống giảm đau, người bệnh có thể kết hợp với các thực phẩm chức năng sau:

Glucosamine Orihiro – thuốc thoái hóa cột sống lưng của Nhật

  • Thực phẩm chức năng Glucosamine Orihiro có xuất xứ từ Nhật Bản có tác dụng tăng cường chất dinh dưỡng cho sụn khớp, cản trở quá trình thoái hóa theo thời gian. Chống chỉ định với những người có dị ứng với hải sản.
  • Thành phần chính: Glucosamine chiết xuất từ cua biển, vỏ tôm hùm và các vi chất khác.
  • Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng ngày 2 lần, mỗi lần 5 viên. Nên uống nhiều nước và sử dụng sau khi ăn.
  • Giá tham khảo: 650.000VNĐ/lọ 900 viên

Viên uống sụn vi cá mập Orihiro Squalene

  • Orihiro Squalene là sản phẩm được ưa chuộng vì có những tác dụng tích cực đối với sức khỏe của bệnh nhân thoái hóa khớp. Chiết xuất dầu gan cá mập có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Sản phẩm hỗ trợ giảm đau xương khớp, thoái hóa cột sống, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý tim mạch, ung thư, cải thiện trí nhớ.
Viên uống sụn vi cá mập Orihiro Squalene
Viên uống sụn vi cá mập Orihiro Squalene
  • Thành phần: dầu gan cá mập, lipid, protein
  • Hướng dẫn sử dụng: sử dụng ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên, uống sau bữa ăn
  • Giá bán tham khảo: 750.000 VNĐ/lọ 360 viên

Sụn cá mập Bell Shark Cartilage

  • Thực phẩm chức năng viên uống Bell Shark Cartilage có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về xương khớp nói chung và thoái hóa cột sống nói riêng.
  • Thành phần: Sụn cá mập nguyên chất
  • Hướng dẫn sử dụng: Ngày 1 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên.
  • Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và dị ứng với thành phần thuốc.
  • Giá tham khảo: 550.000VNĐ/hộp 100 viên

Lưu ý với người bệnh khi sử dụng thuốc thoái hóa cột sống

Các loại thuốc thoái hóa cột sống trên có tác dụng chủ yếu là kiểm soát những cơn đau nhức từ nhiều nguyên nhân bệnh gây ra, làm chậm tiến triển của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Tuy nhiên, để tránh các rủi ro không mong muốn khi sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau:

  • Sử dụng theo đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hay ngưng sử dụng thuốc đột ngột và cách kết hợp thuốc.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc
  • Sử dụng thuốc thường xuyên có thể gây ra những tác dụng phụ và dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc. Do đó, bệnh nhân cần kết hợp thêm các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống khác giúp giảm đau an toàn.
  • Chỉ sử dụng thuốc có tác dụng mạnh với những trường hợp cấp thiết.
  • Nếu có tác dụng phụ xảy ra, cần thông báo ngay đến bác sĩ để có hướng điều trị.
  • Các trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc tuyệt đối không được tự ý sử dụng, cần hỏi ý kiến của bác sĩ để an toàn cho sức khỏe.
  • Kết hợp sinh hoạt và ăn uống điều độ, tập luyện thể dụng thể thao và tránh những tư thế xấu khiến tình trạng bệnh xấu đi.

Thuốc thoái hóa cột sống được rất nhiều người bệnh sử dụng để làm giảm cơn đau và điều trị bệnh. Những thông tin trên đây về thuốc, công dụng  phần nào giúp người bệnh lựa chọn và tìm ra những loại thuốc phù hợp với bản thân. Đừng quên thường xuyên thăm khám bác sĩ để biết được tình trạng bệnh và hướng điều trị phù hợp.

ĐỪNG BỎ QUA:

Cập nhật: 6:15 PM , 30/05/2023
Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì

Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Uống Thuốc Gì Và 11 Loại Thuốc Hiệu Quả

Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Việc...
Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng diện chẩn vẫn còn ít người biết tới

Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Bằng Diện Chẩn Hiệu Quả Nhất

Chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng diện chẩn chưa phải phương pháp phổ biến và vẫn có ít người...
bài tập thể dục cho người bị thoái hóa cột sống

Bài tập Thể Dục Cho Người Bị Thoái Hóa Cột Sống – 13 Bài Tập...

Bài tập thể dục cho người bị thoái hóa cột sống là liệu pháp không cần dùng thuốc vừa có...
Top 10 thuốc đông y trị thoái hóa cột sống được chuyên gia đánh giá cao nhất

Top 9 Thuốc Đông Y Trị Thoái Hóa Cột Sống Chuyên Gia Đánh Giá Cao

Thuốc Đông y trị thoái hóa cột sống được các chuyên gia cũng như nhiều người bệnh đánh giá rất...
Thoái hóa cột sống

Thoái Hóa Cột Sống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thoái hóa cột sống là một bệnh lý mãn tĩnh về xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh xuất phát...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top