Viêm bao khớp cổ chân là gì? Triệu chứng và cách điều trị

4.9/5 - (10 bình chọn)

Viêm bao khớp cổ chân là một trong những căn bệnh về xương khớp khá phổ biến hiện nay. Bệnh lý này gây đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên, khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị đúng đắn sẽ giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm bao khớp cổ chân là gì?

Khớp cổ chân được cấu tạo bởi 3 xương tibia, fibula, talus. Khớp còn được bao quanh bởi hệ thống các dây chằng. Khớp cổ chân rất dễ xảy ra chấn thương do bất cẩn trong quá trình đi lại hoặc những tai nạn va đập không mong muốn.

Viêm bao khớp cổ chân còn được gọi là viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân. Đây là tình trạng viêm, sưng đỏ của một túi chứa dịch lỏng ở khớp cổ chân. Bao hoạt dịch nằm ở xung quanh bàn chân. Chúng có vai trò như một lớp đệm giữa xương và các bộ phận xung quanh để giúp cho các hoạt động được dễ dàng hơn.

Viêm khớp cổ chân là hiện tượng sưng đỏ, viêm của một túi chứa dịch lỏng ở khớp cổ chân
Viêm khớp cổ chân là hiện tượng sưng đỏ, viêm của một túi chứa dịch lỏng ở khớp cổ chân

Bất kỳ ai cũng đều có thể mắc viêm màng bao hoạt dịch khớp cổ chân. Tuy nhiên, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao ở những người phải hoạt động nhiều và càng lớn tuổi. Thế nhưng ngày nay, bệnh này đang có xu hướng trẻ hoá. Bởi một số nguyên nhân như ít vận động, chấn thương, thừa cân béo phì. Do đó, bạn có thể gặp viêm bao khớp cổ chân ở trẻ em.

Theo một thống kê y khoa, hiện số người trẻ mắc viêm màng hoạt dịch khớp cổ chân chiếm đến 35% trên tổng số các ca bệnh về xương khớp. Trong đó, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là vận động viên, nhân viên văn phòng, lao động phổ thông.

Một khi viêm bao khớp cổ chân chuyển sang mãn tính thì cực kỳ khó khắc phục và nguy cơ gặp phải biến chứng là rất cao. Do vậy, người bệnh cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh và khắc phục từ giai đoạn đầu để phòng tránh nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm bao khớp cổ chân

Các chuyên gia cho rằng, tình trạng chấn thương vật lý ở khớp cổ chân là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm bao khớp cổ chân. Dưới đây là một số nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ra tình trạng này.

  • Chấn thương: Khớp cổ chân có bao hoạt dịch nằm dưới da nên khi bị tác động vật lý mạnh sẽ làm chúng bị tổn thương và viêm nhiễm.
  • Nghề nghiệp: Làm vườn, lao công, vận động viên, bốc vác,… Những nghề này bắt buộc phải vận động nhiều sẽ khiến cho khớp phải hoạt động thường xuyên và chịu nhiều áp lực. Do đó mà bao hoạt dịch bị tổn thương và gây ra bệnh.
  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân càng lớn ở đối tượng tuổi càng cao. Lý do là bởi tuổi tác làm cho xương khớp bị lão hoá và mất đi độ chắc khỏe dẫn đến dễ bị tổn thương.
  • Bệnh lý: Đối tượng đang mắc và có tiền sử mắc các bệnh lý như gout, bệnh lý thấp khớp, tiểu đường,…
Tình trạng chấn thương ở khớp cổ chân là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm bao khớp cổ chân
Tình trạng chấn thương ở khớp cổ chân là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm bao khớp cổ chân

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Các triệu chứng của viêm bao khớp cổ chân cũng gần giống với cá bệnh lý về xương khớp khác. Tuy nhiên, triệu chứng của viêm màng bao hoạt dịch khớp cổ chân rất dễ nhận biết, gồm:

  • Đau nhức xương khớp: Người bệnh gặp tình trạng đau nhức rất khó chịu ở khớp cổ chân bị viêm màng hoạt dịch. Mỗi khi di chuyển bệnh nhân còn cảm nhận được âm thanh rắc rắc hoặc có tiếng khớp kêu lục cục, lạo xạo.
  • Đau dữ dội khi vận động khớp: Người bệnh cảm thấy đau nhức hoặc cứng khớp. Khi di chuyển hoặc dùng tay ấn vào vùng khớp cổ chân viêm sẽ có cảm giác đau dữ dội, có khi cơn đau kéo dài hơn 2 tuần.
  • Tràn dịch: Đôi khi có thể xuất hiện tiết dịch nhiều gây ứ trong bao hoạt dịch hoặc tràn dịch khớp. Dấu hiệu này cho thấy bệnh đã trở nặng.

XEM THÊM:

Viêm bao khớp cổ chân có nguy hiểm không?

Bệnh viêm bao khớp cổ chân không gây nguy hiểm đến tính mạng người mắc. Nếu như được phát hiện sớm và can thiệp chữa trị kịp thời bệnh có thể không nguy hiểm. Nhưng nếu chậm trễ hoặc chủ quan không điều trị đúng thì bệnh sẽ diễn tiến nặng và dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Các cơn đau kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Khớp cổ chân bị sưng quá nhiều, bầm tím, tấy đỏ, có thể phát ban.
  • Cơn đau nhói xuất hiện bất thình lình, khiến người bệnh hạn chế vận động dẫn đến cứng khớp.
  • Nếu viêm bao hoạt dịch kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận động, không loại trừ khả năng tàn phế nếu để bệnh tiến triển mà không điều trị.
  • Có thể gây u nang bao hoạt dịch hoặc nếp gấp bao hoạt dịch. Ảnh hưởng trực tiếp tới hệ vận động, vô tình gây nên một số bệnh lý nghiêm trọng.

Cách điều trị viêm bao khớp cổ chân

Viêm bao khớp cổ chân có thể cải thiện được theo thời gian. Hiện nay, việc điều trị chủ yếu là làm giảm bớt triệu chứng. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bao dịch hoạt đang bị ảnh hưởng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Biện pháp giảm đau, cải thiện triệu chứng bệnh tại nhà

Đa số các trường hợp viêm bao khớp cổ chân có thể điều trị tại nhà với sự giúp đỡ của dược sĩ và một số kỹ thuật viên. Dưới đây là một số phương pháp tự chăm sóc tại nhà bạn có thể tham khảo.

  • Hạn chế cử động và nghỉ ngơi: Người bệnh cần tránh các hoạt động mạnh nhất là khu vực chân để mau chóng phục hồi.
  • Chườm nước đá: Bọc túi nước đá trong một cái khăn, rồi đặt lên vùng cổ chân để giúp làm giảm đau và viêm. Người bệnh chú ý phải bọc trong khăn, không đặt trực tiếp lên da.
  • Không lặp đi lặp lại các hoạt động: Hành động này sẽ gây ảnh hưởng đến mức độ tổn thương của khớp.
Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân bằng một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà 
Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân bằng một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà

Điều trị viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân bằng Tây y

Trường hợp các chứng bệnh trở nặng, bệnh nhân cần đến sự can thiệp của một số phương pháp dưới đây.

1. Dùng thuốc

Để giảm tình trạng viêm đau tại khớp cổ chân người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm.

Một số loại phổ biến như Paracetamol, ibuprofen, diclofenac, meloxicam,… Với trường hợp bệnh nhân nghiêm trọng hơn sẽ được chỉ định tiêm thuốc corticosteroid trực tiếp vào vị trí các bao hoạt dịch tổn thương. Thuốc sẽ giúp giảm đau nhanh chóng và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như tổn thương dạ dày, suy gan, suy thận, loãng xương,…

2. Tiêm Steroid

Cách tiêm Steroid sẽ làm giảm mức độ viêm và đau. Bác sĩ có thể đề nghị tiêm Steroid trong trường hợp viêm bao hoạt dịch mãn tính và không đáp ứng với điều trị.

Tiêm Steroid có thể cho các kết quả khác nhau và cần được sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi chúng có thể làm tăng huyết áp của người bệnh nếu dùng quá lâu và nguy cơ gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

3. Chọc hút dịch

Khi ổ viêm tích tụ quá nhiều dịch các bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch ở bao hoạt dịch. Bác sĩ dùng kim tiêm đâm xuyên vào bao hoạt dịch rồi hút dịch vào xi lanh. Cách làm này có thể khiến người bệnh sưng đau cho bạn trong thời gian ngắn.

4. Phẫu thuật

Rất hiếm trường hợp người bệnh được thực hiện được điều trị phẫu thuật khi bao hoạt dịch cổ chân bị viêm. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật lại cần thiết trong các trường hợp cực kỳ mãn tính hoặc bao hoạt dịch bị nhiễm trùng chảy mủ.

Phương pháp phẫu thuật chỉ định trong trường hợp bện cực kỳ mãn tính
Phương pháp phẫu thuật chỉ định trong trường hợp bện cực kỳ mãn tính

Bệnh viêm bao khớp cổ chân nên ăn gì, kiêng gì?

Cùng với các biện pháp điều trị viêm bao khớp cổ chân như trên, thực đơn ăn uống của bệnh nhân cũng vô cùng quan trọng. Bản thân bệnh nhân, người chăm sóc cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đau xương khớp phù hợp.

Nhóm thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân bao gồm:

Thực phẩm nên ăn

Khi bị viêm màng bao hoạt dịch khớp cổ chân, bệnh nhân nên tăng cường nhớ các thực phẩm sau:

  • Cá béo và nhiều omega-3: Chứa chất chống viêm hữu ích cho viêm bao khớp. Nhóm thực phẩm này có thể giúp ngăn chặn tình trạng viêm trước khi làm tổn thương các khớp.
  • Chất xơ: Việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt và các dạng chất xơ giúp cải thiện mức cholesterol trong máu. Đồng thời khiến người bệnh cảm thấy no lâu hơn để giúp duy trì mức cân nặng hợp lý, gián tiếp làm giảm tổn thương khớp.
  • Chất chống oxy hoá: Hỗ trợ hệ thống miễn dịch và chống lại chứng viêm. Chất này có trong các loại trái cây như việt quất, dâu tây, quả mâm xôi, nho đen,…
  • Chất béo không bão hoà: Đây là một nguồn cung cấp vitamin E dồi dào. Nhóm chất này có liên quan đến việc giảm nguy cơ tổn thương khớp ở giai đoạn đầu viêm khớp. Loại chất béo này có nhiều trong quả bơ.
  • Oleocanthal: Có trong ô liu và dầu ô liu. Oleocanthal là một chất chống viêm tự nhiên, đặc tính tương tự như thuốc ibuprofen.
  • Nghệ: Từ lâu nghệ đã được sử dụng trong y học cổ truyền, thảo dược này đã chứng minh được vai trò trong viêm khớp.
  • Vitamin A, C và K: Các vitamin này có nhiều trong các loại thực phẩm như rau bina, bông cải xanh và các loại rau xanh khác. Không chỉ cung cấp vitamin quan trọng mà còn cung cấp chất xơ cũng như các khoáng chất.
  • Sulforaphane và glucosinolate: Có nhiều trong bắp cải xanh và các loại rau họ cải khác như bắp cải. Có tác dụng ngăn chặn quá quá trình viêm và làm chậm tổn thương sụn trong viêm khớp.
  • Vitamin C: Giúp bảo vệ xương và có thể đóng vai trò bảo vệ các tế bào sụn. Vitamin C có nhiều trong ớt, cam và các loại rau lá xanh.
  • Các sản phẩm từ sữa: Gồm sterol, stanol, canxi và vitamin D. Những chất này có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu, giúp xương chắc khỏe. Tiêu thụ nhiều vitamin D thông qua các thực phẩm từ sữa, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên có thể giảm đau, cải thiện chức năng vận động cho những người bị viêm khớp.
Một số thực phẩm rất tốt cho  người mắc bệnh lý về xương khớp
Một số thực phẩm rất tốt cho  người mắc bệnh lý về xương khớp

Viêm bao khớp cổ chân kiêng ăn gì?

Bệnh nhân nên cố gắng tránh sử dụng một số thực phẩm để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

  • Đường: Chất này là một trong những yếu tố góp phần làm tăng cân. Ngoài ra, đường cũng có thể kích hoạt việc giải phóng các tế bào tham gia vào phản ứng viêm.
  • Muối: Nạp quá nhiều muối vào cơ thể có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sưng viêm tại khớp. Ngoài muối hạt, thì muối cũng có nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như đồ khô, đồ hộp.
  • Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa: Thường có trong các món ăn ở phương Đông, bột ngọt.
  • Axit béo omega-6: Các loại dầu có chứa như dầu ngô và dầu hướng dương. Axit béo omega-6 trở thành tác nhân gây viêm.
  • Chất kích thích: Người bệnh cần hạn chế rượu, bia, thuốc lá,… Vì chúng có thể gây ra các phản ứng bất lợi khi dùng thuốc, trong đó có thuốc giảm đau.
  • Thực phẩm dị ứng: Một số người bệnh có cơ địa nhạy cảm với các thực phẩm nhất định, loại bỏ để cải thiện các triệu chứng tại khớp.

Biện pháp phòng tránh viêm bao khớp cổ chân

Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân rất quan trọng, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Vấn đề phòng ngừa viêm bao khớp cổ chân và tránh bệnh tái phát cũng rất được quan tâm. Để phòng tránh bị dấu hiệu của bệnh viêm khớp nói chung, viêm bao khớp cổ chân nói riêng, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, bởi nước chiếm đến hơn 70%, giúp duy trì sự trơn tru của xương khớp.
  • Tránh tiếp xúc với không khí lạnh ẩm thấp, giữ ấm cơ thể nhất là vùng chân.
  • Hạn chế làm việc quá sức, nên nghỉ giao lao, dành ít phút duỗi thẳng chân và nghỉ ngơi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, chế độ sinh hoạt khoa học, không thức quá khuya.
  • Trong trường hợp gặp phải chấn thương cần điều trị dứt điểm. Nên bảo hộ vùng cổ chân để tránh việc gặp các chấn thương không mong muốn.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, nhưng cần tránh những động tác lặp đi lặp lại.
    Giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý sẽ làm giảm bớt áp lực đè lên khớp gối.

Trên đây đã cung cấp thông tin về viêm bao khớp cổ chân – một bệnh lý xương khớp khá nguy hiểm. Đáng nói, bệnh này khá phổ biến và xảy ra ở mọi đối tượng, ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Do vậy, để có một sức khỏe tốt, mỗi người nên chủ động phòng ngừa và chữa trị dứt điểm bệnh ngay ở giai đoạn đầu.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật: 3:05 PM , 14/03/2023
Viêm quanh khớp vai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp điều trị

Viêm Quanh Khớp Vai Là Gì? Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị

Viêm quanh khớp vai là một trong những bệnh cơ xương khớp phổ biến hàng đầu hiện nay. Không chỉ...
Viêm khớp dạng thấp

Viêm Khớp Dạng Thấp: Triệu Chứng, NguyênNhân Và Cách Điều Trị

Viêm khớp dạng thấp không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc...
Bất ngờ với 6 cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt an toàn, hiệu quả nhất

Gợi Ý 6 Cách Chữa Đau Khớp Gối Bằng Lá Lốt Tốt Nhất 2022

Cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt được rất nhiều người áp dụng tại nhà bởi lá lốt có...
Top 15+ cách chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam hiệu quả nhất

Top 15 Cách Chữa Viêm Đa Khớp Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Nhất

Cách chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam đang rất phổ biến hiện nay. Vậy phương pháp này có ưu...
Chữa khớp gối bằng tế bào gốc và những thông tin cần biết

Chữa Khớp Gối Bằng Tế Bào Gốc Và Những Thông Tin Cần Biết

Chữa khớp gối bằng tế bào gốc là phương pháp điều trị mới, hiện đang được ứng dụng rộng rãi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top