Đau Vai Gáy Sau Khi Sinh Mổ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý An Toàn

5/5 - (4 bình chọn)

Phụ nữ sau khi sinh mổ thường gặp phải nhiều ảnh hưởng, trong đó có tình trạng đau vai gáy. Đau vai gáy sau khi sinh mổ thường do tác dụng phụ của thuốc gây tê màng cứng, thói quen sinh hoạt,… Tình trạng này có thể khắc phục được nếu người bệnh cải thiện những thói quen xấu và luyện tập thể dục đúng cách, thường xuyên.

Đau vai gáy là gì? Nguyên nhân gây đau vai gáy sau khi sinh mổ

Đau vai gáy là hội chứng rối loạn cơ xương khá phổ biến ở người trưởng thành. Nhân viên văn phòng, người lao động nặng và phụ nữ giai đoạn mang thai, sau sinh (đặc biệt là sinh mổ) thường rất dễ gặp phải tình trạng này.

Đau vai gáy không quá nghiêm trọng nhưng có thể làm giảm khả năng vận động, gây tê bì, đau nhức ở vùng cổ và vai. Nếu không xử lý bệnh sẽ nghiệm trọng và gây thoái hóa đốt sống.

Đau vai gáy sau khi sinh mổ khá dễ gặp ở sản phụ
Đau vai gáy sau khi sinh mổ khá dễ gặp ở sản phụ

Đau vai gáy sau khi sinh mổ khá dễ gặp, các chuyên gia cho biết, có 7 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Cân nặng tăng đột ngột gây đau vai gáy sau khi sinh mổ

Cân nặng tăng đột ngột từ 3 tháng cuối thai kỳ và 2 – 4 tháng sau khi sinh là nguyên nhân chủ yếu khiến phụ nữ bị đau vai gáy. Phụ nữ phải sinh mổ, tình trạng này còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Khi tăng cân, dây thần kinh và các cơ, xương khớp, cũng như mạch máu ở cổ bị chèn ép và dẫn đến rối loạn cơ xương, gây ra những triệu chứng lâm sàng của đau mỏi vai gáy. Cơn đau nặng hay nhẹ sẽ tùy thuộc vào cân nặng, sức khỏe cũng như cơ địa của mỗi người.

Thiếu ngủ, cơ thể suy nhược

Giai đoạn đầu sau khi sinh, sản phụ thường phải thức khuya, mất ngủ vì cho con bú, con quấy khóc,… Do vậy, trong thời gian này nữ giới hầu như không thể ngủ đủ giấc, cơ thể mệt mỏi và suy nhược đi ít nhiều. 

Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của trẻ mà còn là nguyên nhân gây đau nhức vai gáy. Cơ thể suy nhược sẽ khiến khả năng tuần hoàn máu giảm. Điều này khiến lưu lượng máu đến vùng cổ, vai, gáy ít đi và kích thích phản ứng co thắt quá mức của khối cơ, dây thần kinh bị chèn ép và gây đau nhức, tê bì, nóng rát.

Thiếu ngủ, cơ thể suy nhược cũng là nguyên nhân gây bệnh
Thiếu ngủ, cơ thể suy nhược cũng là nguyên nhân gây bệnh

Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng

Khi mang bầu, phụ nữ thường bổ sung nhiều thực phẩm nhằm cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi phát triển. Việc ăn uống không kiểm soát có thể khiến mẹ bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà điều này còn khiến nhiều chị em đau mỏi vai gáy sau khi sinh.

Khi khám chữa nhiều bệnh nhân bị đau nhức vai gáy, bác sĩ thấy được hầu hết người bệnh đều thiếu canxi và vitamin B. Canxi là khoáng chất quan trọng cho xương, duy trì xương chắc khỏe và dẻo dai. Thiếu canxi xương sẽ yếu hơn và dễ bị đau nhức khi có những tác động mạnh. Ngoài ra, vitamin B cũng giúp sản xuất hồng cầu, tái tạo và phục hồi những tế bào thần kinh bị tổn thương. Thiếu vitamin B sẽ khiến cơ xương rối loạn, tăng chèn ép dây thần kinh ở vùng cổ và gây đau nhức.

Đau vai gáy sau khi sinh mổ do nằm, ngồi sai tư thế

Sau khi sinh cũng như giai đoạn mang thai, người phụ nữ thường khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Nếu tư thế ngồi, tư thế nằm hoặc cho con bú không đúng sẽ khiến vùng vai gáy bị tổn thương, áp lực lên đốt sống cổ, thắt lưng cũng nhiều hơn và gây ra nhiều bệnh về xương khớp, giảm khả năng vận động.

Ngồi nằm sai tư thế khiến sản phụ bị đau vai gáy
Ngồi nằm sai tư thế khiến sản phụ bị đau vai gáy

Làm việc quá sức hoặc ít vận động

Sau khi sinh, đặc biệt là sinh mổ, cơ thể cần  1 – 2 tháng để hồi phục. Vì vậy trong thời gian này nhiều chị em chỉ nằm nghỉ dưỡng trên giường, ít vận động để giảm đau và tránh gió. Tuy nhiên, điều này sẽ gây áp lực lên xương khớp và dẫn đến đau khớp, đau vai gáy, đau thần kinh tọa,…

Bên cạnh đó, làm việc quá sức cũng khiến cơ thể bị đau nhức, giảm tuần hoàn máu đến các chi, kích thích phản ứng co thắt ở khối cơ vùng vai gáy và phát sinh cơn đau. Chính vì vậy, sản phụ nên vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi hợp lý.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Khi sinh mổ, cơ thể phụ nữ được tiêm thuốc gây tê tủy sống để giảm đau. Một số trường hợp có thể gặp phải tác dụng phụ như tê bì chân tay, đau mỏi lưng, đau vai gáy,… sau khi thuốc hết tác dụng.

Thống kê cũng chỉ ra rằng có đến 90% phụ nữ được can thiệp gây tê tủy sống thường gặp phải các vấn đề liên quan đến xương khớp sau khi sinh 2 – 3 tháng.

Tác dụng phụ của thuốc cũng khiến tình trạng đau nhức xuất hiện
Tác dụng phụ của thuốc cũng khiến tình trạng đau nhức xuất hiện

Nhiễm lạnh

Nhiễm lạnh cũng có thể là nguyên nhân đau vai gáy sau khi sinh. Khi nhiễm lạnh, mạch máu co lại khiến khả năng lưu thông thông máu kém, gây co thắt vùng vai gáy. Hiện tượng co thắt cơ quá mức sẽ khiến cơn đau bùng phát, vùng cổ bị tê cứng và khả năng vận động giảm.

Ngoài ra, phụ nữ sau khi sinh bị đau vai gáy còn là do các bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm,… Các bệnh này gây chèn ép dây chằng, mạch máu, dây thần kinh vùng cổ và làm bùng phát các triệu chứng.

Sản phụ đau vai gáy sau sinh mổ có nguy hiểm không?

Sau 2 – 4 tháng, tình trạng này có thể tự hết nếu sản phụ có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý. Tuy nhiên, những cơn đau thi thoảng xuất hiện sẽ khiến nhiều chị em mệt mỏi, khó chịu, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, khả năng vận động cũng bị giảm.

Một số ít trường hợp nếu không nghỉ ngơi và có hướng xử lý kịp thời, nhiều sản phụ có thể gặp phải một số ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Thiếu máu lên não.
  • Rối loạn tiền đình.
  • Đau nhức chi trên, mất ngủ và giảm chất lượng cuộc sống.
Đau vai gáy có thể khiến sản phụ bị rối loạn tiền đình
Đau vai gáy có thể khiến sản phụ bị rối loạn tiền đình

Chị em nên chủ động có lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh, điều độ. Ngoài ra có thể áp dụng một số cách chữa để nhanh chóng giảm đau nhức.

Khi nào sản phụ nên gặp bác sĩ?

Mặc dù có thể giải quyết được bằng những cách đơn giản, tuy nhiên một số trường hợp không chú ý khiến bệnh ngày một nghiêm trọng. Lúc này, bạn cần đến những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín về xương khớp để được kiểm tra.

Một số dấu hiệu cho thấy bạn cần đến gặp bác sĩ gồm:

  • Cơn đau nặng hơn, triệu chứng bệnh kéo dài.
  • Không thể vận động, mất ngủ thường xuyên.
  • Điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng vẫn đau nhức, khó chịu.

Sinh mổ xong bị đau vai gáy xử lý như thế nào?

Để kiểm soát cơn đau nhức, chị em có thể áp dụng một số cách như sau:

Dùng thuốc giảm đau

Dùng thuốc giảm đau sẽ giúp sản phụ bớt đau vai gáy, sinh hoạt dễ dàng hơn. Một số thuốc được sử dụng cho chị em gồm:

  • Thuốc Paracetamol: Đây là lựa chọn hàng đầu cho phụ nữ bị đau vai gáy khi mang bầu cũng như sau khi sinh mổ. Thuốc giúp giảm những triệu chứng bệnh và giúp bạn thoải mái hơn.
  • NSAID dạng bôi: Thuốc Voltaren gel là thuốc thuộc nhóm NSAID khá an toàn cho người đau mỏi vai gáy. Thuốc dùng bôi trực tiếp lên vùng cổ, vai, gáy bị đau và có tác dụng tại chỗ. Sau khi dùng xong bạn chú ý rửa sạch tay và không bôi lên những vết thương bị hở, viêm loét.
  • Cao dán Salonpas: Miếng dán này có chứa L-menthol và Methyl salicylate giúp gây tê và giảm đau hiệu quả.
Dùng thuốc Tây giúp giảm đau hiệu quả
Dùng thuốc Tây giúp giảm đau hiệu quả

Để đảm bảo an toàn, chị em chú ý chỉ dùng thuốc từ 3 – 5 ngày. Nếu không thấy bệnh cải thiện có thể áp dụng những phương pháp khác hoặc đến bệnh viện kiểm tra.

XEM THÊM

Thuốc Đông y chữa đau vai gáy

Thuốc Đông y chữa bệnh đau vai gáy cũng khá hiệu quả, an toàn và không gây ra tác dụng phụ, phù hợp với cả phụ nữ đang mang bầu hoặc sau sinh. Bao gồm:

  • Bài thuốc 1: Gồm cam thảo, can phương, quế chi, thương truật xuyên khung, ý dĩ và phục linh. Dùng sắc cùng 1 lít nước và đun trong khoảng 20 phút cho đến khi còn ⅓ thì tắt bếp. Dùng uống hết trong ngày, mỗi ngày uống khoảng  2 – 3 lần.
  • Bài thuốc 2: Quế chi, độc hoạt, tần giao, nhũ hương, xuyên khung, đương quy, khương hoạt, chích cam thảo, cành dâu, mộc hương. Các vị thuốc sắc khoảng 20 phút thì dừng và uống trong ngày để giảm đau nhức.
  • Bài thuốc 3 (Xương khớp Đỗ Minh): Gồm gối hạc, tơ hồng xanh, ngưu tất, đỗ trọng, huy thiêm cùng nhiều thảo dược quý khác. Thuốc giúp giảm đau nhức vai gáy an toàn, không tái phát. Thuốc dạng cao rất dễ sử dụng và không tốn thời gian đun sắc.
  • Bài thuốc 4 (Xương khớp Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102): Gồm ngưu tất, cẩu tích, bạch truật, đương quy, đỗ trọng, dây đau xương, cùng nhiều loại dược liệu quý. Thuốc trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm đau nhức vai gáy. Thuốc điều chế dạng cao và dạng bốc thang, người bệnh có thể dễ dàng sử dụng.
Bài thuốc Xương khớp Tổ hợp Y Tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102
Bài thuốc Xương khớp Tổ hợp Y Tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102

Một số mẹo giảm đau tại nhà

Một số mẹo đơn giản tại nhà cũng có thể giúp bạn hết đau nhức vai gáy như:

  • Chườm ấm: Chườm ấm khá dễ thực hiện và giảm đau hiệu quả. Nhiệt độ ấm sẽ giúp cơ thể giãn nở mạch máu và thúc đẩy tuần hoàn máu, vùng cổ, vai, gáy được giãn nở. Chị em có thể chườm khoảng 15 – 20 phút.
  • Massage: Massage sẽ giúp giảm đau nhức, tê bì vùng cổ cũng như chức năng vận động cùng vai gáy. Đó là nhờ khả năng giải phóng chèn ép dây thần kinh, khố cơ và giảm nhẹ cơn đau, nóng rát. Bạn có thể massage kết hợp với tinh dầu quế, bạc hà.
  • Tắm nước ấm: Nếu đau vai gáy do bị nhiễm lạnh, bạn có thể tắm bằng nước ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu, vai gáy thư giãn và kiểm soát cơn đau. Ngoài ra, tắm nước nóng cũng giúp giải tỏa căng thẳng, cơ thể thư giãn, dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
  • Dùng thảo dược: Dùng gừng, sả hoặc ngải cứu, lá lốt sao nóng và đắp lên vùng cổ vai gáy giúp giảm đau khá hiệu quả nhờ tính ấm và tác dụng chỉ thống của những thảo dược này,

Bài tập giúp chữa đau vai gáy sau khi sinh mổ

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc uống, các bài tập tại nhà cũng giúp xử lý đau mỏi vai gáy sau khi sinh khá hiệu quả. Ngoài ra, những bài tập này còn giúp xương chắc khỏe hơn cũng như giúp sản phụ cải thiện vóc dáng sau khi sinh.

  • Bài tập 1: Giữ hai tay ở khung cửa, một chân tiến về phía trước. Nhón chân và dùng tay kéo lồng ngực về phía trước. Lặp lại động tác này khoảng 7 – 10 lần.
  • Bài tập 2: Ngồi trên sàn và hai chân đan vào nhau, lưng thẳng. Tay trái đưa lên thái dương phải rồi kéo nhẹ đầu sang trái. Thực hiện tương tự với bên còn lại (bên trái). Tiếp đến vòng hai tay đan chéo ra sau gáy, kéo gáy xuống đến khi cằm gần với xương đòn và hai khuỷu tay chạm vào nhau. Thực hiện mỗi ngày để giảm mỏi vai, đau nhức vai gáy.
  • Bài tập 3: Ngồi đan chéo chân, lưng thẳng, hai tay vòng sau lưng ở vị trí trung tâm cột sống. Mục đích là giúp lồng ngực mở rộng. Thực hiện tư thế này khoảng 30 phút, hít thở bình thường để đạt được hiệu quả.
Một số bài tập tại nhà giúp giảm đau vai gáy sau khi sinh mổ
Một số bài tập tại nhà giúp giảm đau

Top bác sĩ chữa đau vai gáy sau khi sinh mổ hiệu quả nhất

Nếu đã áp dụng tất cả những phương pháp trên nhưng bạn không thấy hiệu quả, tình trạng nhức mỏi vẫn còn thì hãy đến địa chỉ khám chữa bệnh về xương khớp uy tin để được bác sĩ khám chữa.

  • BSCKII Lê Phương hiện đang là Giám đốc Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102. Với 40 năm kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ đã giúp hàng ngàn bệnh nhân xương khớp, viêm da, mề đay,… khỏi bệnh, kể cả những trường hợp mãn tính lâu năm. Liên hệ khám với bác sĩ Phương tại Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, HN.
  • Giáo sư Trần Ngọc Ân hiện là bác sĩ chuyên khoa xương khớp được nhiều người tìm đến. Bác sĩ có thể chữa nhiều bệnh khác nhau như bệnh đau mỏi vai gáy, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp,… Người bệnh có thể khám với giáo sư tại số 219 Lê Duẩn, Hà Nội.
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan hiện đang là việc tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Với 40 năm kinh nghiệm bác sĩ được nhiều người tin tưởng, đánh giá cao. Ngoài ra bác sĩ còn kết hợp châm cứu, bấm huyệt trong điều trị đau mỏi vai gáy cũng như những bệnh về xương khớp. Người bệnh có thể đến khám với bác sĩ tại Nguyễn Thị Định, HN.
  • Bác sĩ Trần Trung Dũng là chuyên gia hàng đầu trong xử lý bệnh về xương khớp. Hiện tại bác sĩ cũng tham gia giảng dạy tại Đại học Y HN. Người bệnh có thể đến Bệnh viện Xanh Pôn để khám chữa cùng bác sĩ Dũng.
Bác sĩ Lê Phương có chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm điều trị bằng Đông y
Bác sĩ Lê Phương có chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm điều trị bằng Đông y

Chế độ ăn uống và một số lưu ý khi bị đau vai gáy sau khi sinh mổ

Để ngăn ngừa bệnh cũng như đẩy nhanh quá trình đau nhức vai gáy hồi phục, sản phụ nên chú ý những vấn đề sau:

Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, bổ sung dinh dưỡng

Để không bị đau mỏi vai gáy, bạn nên bổ sung những dưỡng chất cần thiết như vitamin B, canxi. Ngoài ra, hàng ngày nên ăn uống khoa học, lành mạnh và đủ chất.

  • Tăng cường bổ sung canxi, vitamin D bằng sữa, sữa chua, trứng, phô mai, tôm, cua, bắp cải, súp lơ xanh,…
  • Phục hồi dây thần kinh bị tổn thương bằng cách bổ sung vitamin B cho cơ thể bằng dâu tây, yến mạch, hạt óc chó, ngô, hải sản, rau dền, thịt gà, hạnh nhân,…
  • Ăn uống đúng giờ, không nên hạn chế hoặc kiêng khem quá mức.
  • Hạn chế uống cà phê, rượu, bia, đồ nhiều dầu mỡ,… không tốt cho sức khỏe sản phụ mà còn làm đau vai gáy nặng hơn.
Chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý giúp sản phụ khỏi bệnh đau vai gáy sau khi sinh mổ nhanh hơn
Chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý giúp sản phụ khỏi bệnh đau vai gáy sau khi sinh mổ nhanh hơn

Thay đổi những thói quen xấu để cơ thể khỏe mạnh

Để không bị đau vai gáy, chị em cần chú ý:

  • Nên đổi tư thế ngồi khi cho con bú cũng như tư thế nằm, tư thế đứng, giúp ổn định hệ xương khớp và giảm áp lực lên dây thần kinh, các cơ.
  • Chia sẻ việc chăm con cùng người nhà và dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Giữ cơ thể ấm khi trời lạnh, tránh nhiễm lạnh vì có thể gây đau nhức khớp vai.
  • Sau khi sinh mổ bạn không nên lao động quá sức. Cần ít nhất 2 tháng để nghỉ ngơi và phục hồi, chỉ làm việc trong 5 – 7 tiếng mỗi ngày, tránh làm việc quá sức sẽ gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp.
  • Không nằm quá lâu trên giường, khoảng 10 ngày sau sinh bạn nên đi lại nhẹ nhàng để tăng sự dẻo dai cho xương.
  • Hạn chế lo âu, căng thẳng vì có thể bị trầm cảm sau sinh.
  • Nên tập những bài tập nhẹ nhàng sau 4 – 6 tuần sinh con để giúp thư giãn, tránh ngồi, nằm một chỗ có thể khiến cơ thể không thoải mái.

Đau vai gáy sau khi sinh mổ có thể tự hết bằng việc thay đổi lối sống, thói quen hàng ngày. Tuy nhiên không vì thế mà chị em chủ quan vì bệnh có thể kéo dài, gây ra nhiều ảnh hưởng đến xương khớp cũng như chất lượng cuộc sống. Hãy có lối sống khoa học và đến bệnh viện khám để đảm bảo bệnh được chữa trị an toàn, hiệu quả.

ĐỪNG BỎ LỠ

Cập nhật: 11:10 AM , 11/12/2023
Bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao

Bà Bầu Bị Đau Vai Gáy Phải Làm Sao? Biện Pháp Hiệu Quả Nhất

Bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao là băn khoăn của nhiều người đã và đang chuẩn bị...
Đau vai gáy phải

Đau Vai Gáy Phải Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh

Đau vai gáy phải là tình trạng bệnh lý xương khớp nhiều người gặp phải. Đây cũng có thể là...
Đau vai gáy mất ngủ: Nguyên nhân, cách chữa và phòng tránh bệnh hiệu quả

Đau Vai Gáy Mất Ngủ: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị Và Phòng Bệnh

Đau vai gáy mất ngủ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ người trẻ đến người già. Tình...
đau mỏi vai gáy hoa mắt chóng mặt

Đau Mỏi Vai Gáy Hoa Mắt Chóng Mặt Là Bệnh Gì, Cách Xử Lý Ra...

Trên thực tế, có khá nhiều người đã từng gặp phải triệu chứng đau mỏi vai gáy, hoa mắt, chóng...
Đau vai gáy nhức đầu

Đau Vai Gáy Nhức Đầu Có Nguy Hiểm Hay Không?

Đau vai gáy nhức đầu là tình trạng nhiều người gặp phải. Bệnh có thể gây ra những cơn đau...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top