Đau Khớp Vai Nên Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi? 12 Thuốc Tốt Nhất 2022

4.9/5 - (10 bình chọn)

Đau khớp vai nên uống thuốc gì chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh đau khớp vai có thể gặp ở mọi độ tuổi, các triệu chứng như đau vai gáy, mỏi vai hai bên,… Các triệu chứng khiến người mắc bệnh rất khó chịu. Dưới đây là top 12 loại thuốc có tác dụng đặc trị.

Đau khớp vai nên uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân
Đau khớp vai nên uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân

Bệnh nhân đau khớp vai nên uống thuốc gì? – 12 loại thuốc hiệu quả

Đau khớp vai khá phổ biến và có thể làm phiền bệnh nhân ở bất kỳ độ tuổi nào. Các cơn đau khớp vai thường sẽ kéo đến đột ngột và tái phát nhiều lần theo thời gian. Người bệnh chủ quan và không chữa trị kịp thời rất có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như bại liệt, tàn phế,…

Do đó, câu hỏi “đau khớp vai nên uống thuốc gì?” được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Thuốc Tây được xem là phương pháp phổ biến và hữu hiệu giúp đẩy lùi cơn đau nhanh chóng. Top 12 thuốc điều trị dưới đây sẽ giúp giải quyết các triệu chứng đau khớp vai.

1. Thuốc giãn cơ Eperisone

Eperisone là thuốc giãn cơ có tác dụng làm giảm phản xạ đau của cơ thể tại ổ khớp vai và xung quanh khớp vai, loại bỏ triệu chứng do viêm khớp vai. Bên cạnh đó, thuốc giãn cơ Eperisone giúp tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn các cơ gân.

Thuốc giãn cơ Eperisone có tác dụng làm giảm phản xạ đau của cơ thể
Thuốc giãn cơ Eperisone có tác dụng làm giảm phản xạ đau của cơ thể

Công dụng:

  • Thư giãn cơ.
  • Giảm các cơn đau nhức ở cơ, xương khớp.
  • Giúp người bệnh cải thiện hệ thống tuần hoàn máu.

Tác dụng phụ:

  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, kèm hiện tượng chóng mặt, buồn ngủ liên tục, tay chân run rẩy hoặc tê bì.
  • Người bệnh có biểu hiện khó thở, mặt, môi và vùng lưỡi bị sưng.
  • Có thể khiến rối loạn chức năng các bộ phận như gan, thận, hệ tiêu hoá, tiết niệu,…
  • Da ngứa hoặc phát ban.
  • Có một số ít trường hợp người bệnh bị sốc thuốc.

Cách dùng:

  • 50mg/ngày, chia làm 3 lần uống.
  • Uống thuốc ngay trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn.

Giá bán: Thuốc ở dạng viên nén có giá bán khoảng 200.000 VNĐ/ hộp 50 viên.

2. Thuốc giãn cơ Mephenesin

Với câu hỏi “đau khớp vai nên uống thuốc gì?”, Mephenesin thường được chỉ định cho trường hợp viêm đau khớp vai đi kèm co thắt cơ. Đây cũng là một loại thuốc giãn cơ tương tự như Eperisone.

Mephenesin được chỉ định cho trường hợp viêm đau khớp vai đi kèm co thắt cơ
Mephenesin được chỉ định cho trường hợp viêm đau khớp vai đi kèm co thắt cơ

Công dụng:

  • Trị đau lưng, cong vẹo cổ.
  • Eperisone có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp.

Tác dụng phụ:

  • Mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
  • Chán ăn, buồn nôn và nôn mửa.

Cách dùng:

  • Dạng viên: 2 – 3 /lần, mỗi ngày 3 lần.
  • Dạng kem: Bôi lên vùng da bị đau, dùng kết hợp với rubefacient.

Giá bán: Dạng viên nén khoảng 40.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 12 viên x 500mg.

3. Đau khớp vai nên uống thuốc gì hiệu quả cao? – Glucocorticoid

Glucocorticoid thuộc nhóm thuốc chống viêm có dược tính mạnh. Thuốc đem lại hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng Glucocorticoid trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh lý về gan, thận, tiểu đường,…

Glucocorticoid đem lại hiệu quả nhanh chóng cho người sử dụng
Glucocorticoid đem lại hiệu quả nhanh chóng cho người sử dụng

Công dụng:

  • Chống viêm và dị ứng.
  • Phù hợp với người bệnh viêm khớp và viêm khớp dạng thấp nặng.
  • Thuốc Glucocorticoid giúp hỗ trợ điều trị bệnh thấp tim, giảm đau cơ và viêm nút quanh mạch.

Tác dụng phụ:

  • Xuất huyết, ban đỏ,…
  • Gây đốp xương.
  • Tăng nguy cơ sỏi tiết niệu.
  • Gây loét dạ dày, tá tràng.
  • Làm tăng áp lực nhãn cầu.
  • Biểu hiện tác dụng phụ tại chỗ như sần, nổi mụn, mủ, teo da,…

Cách dùng:

  • Liều đầu tiên khoảng 10mg.
  • Khi các cơn đau quá dữ dội có thể tiêm trực tiếp 5 – 20mg. Tuy nhiên, kỹ thuật tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện với điều kiện vô khuẩn.

Giá bán: Bán theo đơn kê của bác sĩ với giá thành quy định.

4. Thuốc kháng viêm Advil

Advil thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid, thuốc này không cần đơn kê. Thuốc kháng viêm Advil thường được chỉ định hạ sốt, chống viêm dạng nhẹ. Thuốc phù hợp với các trường hợp đau nhức do bị thoái hóa khớp, viêm xương khớp,…

Công dụng của thuốc kháng viêm Advil giúp giảm hormone gây viêm và đau
Công dụng của thuốc kháng viêm Advil giúp giảm hormone gây viêm và đau

Công dụng:

  • Giảm hormone gây viêm và đau.
  • Hạ sốt.
  • Chống viêm.
  • Advil có tác dụng trị đau đầu, đau răng, đau do chấn thương nhẹ,…
  • Phù hợp dùng cho người viêm, thoái hoá xương khớp, viêm tuyến tụy, người mới phẫu thuật, đang trong quá trình điều trị ung thư.
  • Advil còn được sử dụng nhằm chống viêm xương chậu, viêm bộ phận phụ,…

Tác dụng phụ:

  • Người bệnh có thể đối diện với nguy cơ miệng khô, kích ứng, lở loét.
  • Thuốc còn gây đầy bụng, buồn nôn, tình trạng ợ nóng, chán ăn, tiêu chảy.
  • Người bệnh có thể bị mất ngủ, hoa mắt chóng mặt thường xuyên, suy giảm trí nhớ.
  • Hô hấp khó khăn.
  • Huyết áp tăng cao, tim đập nhanh, thiếu máu, nổi ban xuất huyết.
  • Da ngứa, phát ban.
  • Nghiêm trọng hơn ở một số trường hợp bị viêm bàng quang và gặp các vấn đề về thận.

Cách dùng:

  • Giảm đau: 3 lần/ngày, từ 1 – 2 viên/lần. Tối đa 6 viên.
  • Viêm khớp vai: Mỗi lần 400mg, 3 – 4 lần/ngày.

Giá bán: Thuốc ở dạng viên nén với giá khoảng 520.000 VNĐ/ hộp 360 viên.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

5. Đau khớp vai nên uống thuốc gì đẩy lùi bệnh? – Capsaicin

Capsaicin là một loại kem bôi ngoài da hạn chế sự nhạy cảm của các dây thần kinh tại chỗ, giúp bạn xoa dịu cơn đau nhanh chóng. Thuốc Capsaicin được bào chế từ những hoạt chất có trong một số loại ớt khô.

Capsaicin là loại kem bôi ngoài da giúp giảm đau tại chỗ
Capsaicin là loại kem bôi ngoài da giúp giảm đau tại chỗ

Công dụng:

  • Giảm đau tại chỗ.
  • Trị bệnh viêm dây thần kinh do Zona, đái tháo đường,…
  • Capsaicin giúp giảm đau nhức xương khớp, viêm ở dạng thấp và mãn tính.
  • Điều trị một số bệnh ngoài da như vảy nến, mẩn ngứa do tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm,…
  • Capsaicin giúp hỗ trợ giảm đau sau phẫu thuật, trị hội chứng loạn dưỡng phản xạ giao cảm.

Cách dùng:

  • Lấy lượng kem vừa đủ, bôi một lớp mỏng vào vùng viêm khớp vai đang bị đau.
  • Thực hiện bôi kem 3 – 4 lần/ngày.

Tác dụng phụ:

  • Người bệnh xuất hiện cảm giác nóng ngứa ở da vừa bôi thuốc.
  • Xuất hiện nốt ban đỏ.
  • Bị ho, hô hấp khó khăn.

Giá bán:

  • Gel Capsaicin: 32.000 – 34.000 VNĐ/ tuýp.
  • Kem Capsaicin: 35.000 VNĐ.
  • Miếng dán: 65.000 VNĐ/ 24 miếng.
  • Kem dưỡng da có Capsaicin: Khoảng 300.000 – 350.000 VNĐ/lọ 350mg.

6. Thuốc giảm đau Efferalgan

Efferalgan là thuốc giảm đau loại nhẹ có thể được sử dụng tại nhà mà không phải kê đơn để khắc phục nhanh các triệu chứng đau nhức. Thành phần của Efferalgan có chứa hoạt chất chính là paracetamol, sử dụng trong các trường hợp như giảm đau đầu, đau răng, nhức mỏi cơ. Nếu chưa biết đau khớp vai nên uống thuốc gì, người bệnh có thể tham khảo Efferalgan.

Efferalgan giúp hạ sốt nhanh chóng, phù hợp với nhiều cơn đau thông thường khác nhau
Efferalgan giúp hạ sốt nhanh chóng, phù hợp với nhiều cơn đau thông thường khác nhau

Công dụng:

  • Efferalgan có tác dụng ngăn chặn đường truyền của xung lực đau ngoại biên.
  • Hạ sốt nhanh chóng.
  • Phù hợp với nhiều cơn đau thông thường khác nhau như đau đầu, đau khớp bả vai, đau răng, đau mỏi cơ,…
  • Kháng viêm dạng nhẹ.

Tác dụng phụ:

  • Nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, ra nhiều mồ hôi, co thắt dạ dày, bị sưng vùng bụng trên,…
  • Tác dụng phụ hiếm gặp và nguy hiểm như phân đen, nước tiểu đục hoặc có lẫn máu, sốt, ớn lạnh, đau thắt lưng, da phát ban, lở loét môi,…

Cách dùng:

  • Đối tượng là người lớn, trẻ em từ 12 tuổi với liều 1 – 2 viên/lần. Mỗi lần cách nhau 4 – 6 tiếng. Tối đa 8 viên/ ngày. Không quá 10 ngày liên tiếp.
  • Trẻ em từ 7 – 12 tuổi uống 1 – 2 viên/lần. Mỗi lần cách nhau 4 – 6 tiếng. Tối đa 4 viên/ngày. Không quá 5 ngày liên tiếp.
  • Không sử dụng Efferalgan chung với các thuốc thành phần có chứa paracetamol khác.

Giá bán: 48.000 VNĐ/ 16 viên.

7. Thuốc điều trị triệu chứng đau khớp vai Panadol

Thuốc giảm đau panadol là sản phẩm không thể thiếu trong tủ thuốc của nhiều gia đình. Tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh chóng, dùng trong các trường hợp từ đau nhẹ đến vừa. Thuốc giảm đau panadol có thể sử dụng mà không cần bác sĩ kê đơn. Đây là một trong những loại thuốc giúp trả lời câu hỏi: “Đau khớp vai nên uống thuốc gì”.

Thuốc giảm đau panadol có mặt trong hầu hết mọi tủ thuốc của gia đình Việt
Thuốc giảm đau panadol có mặt trong hầu hết mọi tủ thuốc của gia đình Việt

Công dụng:

  • Thuốc giảm đau panadol có tác dụng giảm đau cơn, đau do viêm xương khớp, viêm đa khớp, đau họng, đau răng.
  • Hạ sốt nhanh chóng.
  • Trị đau đầu, đau nửa đầu.
  • Giảm đau bụng kinh.

Tác dụng phụ:

  • Panadol thường ít gây ra các tác dụng phụ, trong một số ít trường hợp có thể gặp các triệu chứng như:
  • Giảm tiểu cầu gây rối loạn máu và hệ bạch huyết.
  • Phát ban, phù nề và người bệnh có thể gặp hội chứng Steven – Johnson.
  • Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần thuốc có thể bị có thể co thắt phế quản, gan xuất hiện dấu hiệu bất thường.

Cách dùng:

  • Người lớn, trẻ em từ 12 tuổi trở lên dùng từ 500 – 1000mg/lần. Cách nhau 4 – 6 tiếng. Không vượt quá 4000mg/ngày.
  • Trẻ em từ 6 – 11 tuổi sử dụng từ 250mg – 500mg/lần. Mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.

Giá bán:

  • Thuốc giảm đau Panadol Extra: Khoảng 180.000 – 190.000 VNĐ/hộp 15 vỉ.
  • Thuốc giảm đau Panadol dạng sủi: khoảng 70.000 – 80.000 VNĐ/hộp 12 vỉ.
  • Thuốc giảm đau Panadol viên nhai: khoảng 70.000 – 80.000 VNĐ/hộp.

8. Thuốc Paracetamol

Thuốc Paracetamol là một loại thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường có mặt trong hầu hết tủ thuốc gia đình. Paracetamol cho tác dụng nhanh chóng sau khi uống, phù hợp với cơn đau từ nhẹ đến vừa.

Paracetamol điều trị giảm triệu chứng đau khớp vai, giảm nhức cơ
Paracetamol điều trị giảm triệu chứng đau khớp vai, giảm nhức cơ

Công dụng:

  • Điều trị giảm triệu chứng đau khớp vai, giảm nhức cơ.
  • Hạ sốt nhanh chóng.
  • Hiệu quả trong việc chữa trị đau nửa đầu, đau dây thần kinh tọa, đau răng sau phẫu thuật,…
  • Giảm các cơn đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Tác dụng phụ:

  • Biểu hiện tại chỗ như sốt nhẹ, buồn nôn, đau dạ dày và ăn mất ngon.
  • Nước tiểu chuyển sẫm màu, phân màu đất sét, bệnh vàng da.

Cách dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Không quá 1000mg/lần. Mỗi lần cách nhau 4 giờ.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Không quá 500mg/lần. tính liều theo trọng lượng.

Giá bán: Dao động từ 10.000 – 15.000 VNĐ cho 1 vỉ 10 viên nén.

9. Thuốc giảm đau khớp vai Ibuprofen

Thuốc giảm đau khớp vai Ibuprofen thuộc nhóm thuốc chống viêm NSAIDs. Đây cũng là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng từ khá lâu đời trên toàn thế giới.

Ibuprofen là loại thuốc giảm đau được sử dụng khá lâu đời trên toàn thế giới
Ibuprofen là loại thuốc giảm đau được sử dụng khá lâu đời trên toàn thế giới

Công dụng:

  • Ức chế các enzym COX I, COX II; ức chế bạch cầu di chuyển.
  • Đau khu trú, đau vừa và nhẹ.
  • Hạ sốt ở trẻ em.
  • Giảm đau đầu, đau răng và các chị em bị đau bụng kinh.
  • Giảm đau sau đại phẫu, các cơn đau cho bệnh nhân ung thư.

Tác dụng phụ:

  • Đau ngực, khó thở, giảm thị lực, buồn nôn, đau bụng trên, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân chuyển màu.
  • Sốt, đau họng, đau đầu kèm phồng rộng nặng, bong tróc, phát ban đỏ, ngứa ran, bầm tím, tê, đau.
  • Đau đầu nặng, cứng cổ, ớn lạnh, có thể động kinh (co giật).
  • Rối loạn tiêu hoá với các biểu hiện như dạ dày khó chịu, ợ nóng nhẹ, tiêu chảy, táo bón.
  • Một số biểu hiện hiếm gặp như đầy hơi, chóng mặt, căng thằng, nhìn mờ, ù tai.

Cách dùng:

  • Người lớn chia thành các liều nhỏ dùng từ 1,2 – 1,8g/ngày. Duy trì từ 0,6 – 1,2g/ngày. Đối với các trường hợp nặng thì liều lượng dùng có thể tăng lên, tối đa không quá 3,2g/ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Cũng được chia thành các liều nhỏ, thông thường từ 20 – 30mg/kg/ngày.

Giá bán: Giá tham khảo 4.000 VNĐ/vỉ.

10. Thuốc Codein

Thuốc Codein được sử dụng trong các đơn thuốc kết hợp với các thuốc khác như paracetamol hay ibuprofen, aspirin,… Codein được sử dụng kết hợp với thuốc khác để tăng tác dụng giảm đau. Nếu còn đang băn khoăn “Đau khớp vai nên uống thuốc gì “ thì Codein là gợi ý cho người bệnh.

Codein có tác dụng giảm đau trên các cơn đau nhẹ và vừa
Codein có tác dụng giảm đau trên các cơn đau nhẹ và vừa

Công dụng:

  • Cắt đứt sự dẫn truyền thần kinh cảm giác giảm đau đến thần kinh trung ương.
  • Làm giảm các cơn đau khớp vai rõ rệt và hiệu quả nhanh chóng.
  • Thuốc Codein có tác dụng giảm đau trên các cơn đau nhẹ và vừa.

Tác dụng phụ:

  • Nhịp tim chậm, mạch yếu, thở nông, ngất xỉu và cảm giác như sắp bất tỉnh.
  • Kích động, ảo giác, có suy nghĩ và hành vi khác thường, hạnh phúc hay buồn phiền cực đỉnh.
  • Co giật, gặp các vấn đề về tiểu tiện, táo bón, ra mồ hôi, ngứa nhẹ hoặc phát ban.
  • Chóng mặt, buồn nôn, có thể nôn mửa như bã cà phê, đau bụng.

Cách dùng:

  • Từ 30 – 60mg/ lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ.
  • Ngày dùng không quá 240mg.

Giá bán: 12.000 VNĐ/vỉ 10 viên.

11. Thuốc trị đau khớp vai Meloxicam

Meloxicam là một loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs. Thuốc Meloxicam là thuốc NSAIDs thế hệ mới, đặc biệt phù hợp với đối tượng đau khớp vai nặng. Bởi thuốc có khả năng tập trung với nồng độ cao tại vị trí viêm đau. Dạng thuốc Meloxicam thường gặp là viên nang, viên nén, viên bao phim, dung dịch tiêm.

Thuốc Meloxicam có tác dụng giảm đau nhanh và kháng viêm mạnh
Thuốc Meloxicam có tác dụng giảm đau nhanh và kháng viêm mạnh

Công dụng:

  • Tác dụng giảm đau nhanh và khả năng kháng viêm mạnh.
  • Thường được sử dụng kết hợp cùng nhóm corticosteroid trong điều trị bệnh về xương khớp, trong đó có đau khớp vai, viêm khớp cấp tính,…
  • Cơ chế tác dụng của thuốc Meloxicam tương tự như Ibuprofen.

Tác dụng phụ:

  • Ho ra máu, nôn mửa, đau bụng trên, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da.
  • Sưng tấy, tăng cân nhanh chóng, phát ban da, bầm tím, ngứa dữ dội, đau yếu cơ.
  • Sốt, đau họng, sưng mặt, nóng rát trong mắt, đau da, phát ban đỏ hoặc màu tím.
  • Dạ dày khó chịu, tiêu chảy, đầy hơi, ợ khí, chóng mặt, căng thẳng, đau đầu.
  • Bệnh nhân có thể bị đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

Cách dùng:

  • Liều khởi đầu: Sử dụng 7,5mg/lần. Mỗi ngày 1 lần.
  • Liều duy trì: Dùng uống 7,5mg/lần. Mỗi ngày 1 lần.
  • Liều tối đa 15mg/ngày.

Giá bán: 15.000 VNĐ/ vỉ 10 viên.

12. Thuốc Naproxen

Thuốc Naproxen được sử dụng để ngăn chặn cơ thể sản xuất các chất gây viêm. Tác dụng của thuốc Naproxen làm giảm các triệu chứng sưng, đau nhức do đau khớp vai gây ra. Do vậy, đây cũng là một trong những câu trả lời cho câu hỏi: “Đau khớp vai nên uống thuốc gì khỏi nhanh”.

Naproxen giảm các triệu chứng đau nhức cơ bắp, viêm xương khớp
Naproxen giảm các triệu chứng đau nhức cơ bắp, viêm xương khớp

Công dụng:

  • Giảm các triệu chứng đau nhức cơ bắp, viêm xương khớp.
  • Hỗ trợ bổ sung tác dụng cùng các nhóm thuốc khác để chữa đau khớp vai.
  • Hạn chế các cơn đau âm ỉ trong thời kỳ kinh nguyệt, hạn chế đau răng, đau nhức đầu.

Tác dụng phụ:

  • Người bệnh có thể bị đau ngực khó thở, suy nhược, ho ra máu hoặc nôn mửa.
  • Tiểu ít hoặc không tiểu được, phân có màu như đất sét, nước tiểu màu đậm.
  • Da bị dị ứng nghiêm trọng, tình trạng sốt, đau họng, sưng mặt, rát mắt kèm theo da phát ban, có thể gây phồng rộng, bong tróc.
  • Một số biểu hiện ít gặp như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, căng thẳng, chóng mặt, nhìn mờ, ù tai.

Cách dùng:

  • Uống thuốc ngay trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn.
  • Người lớn, trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần 250 – 500mg, chia uống 2 lần/ngày. Liều tối đa 1250mg/ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Mỗi lần 5 – 7,5mg và cũng chia làm 2 lần uống. Liều tối đa là 1000mg/ngày.

Giá bán: Giá tham khảo 15.000 VNĐ/vỉ 10 viên.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc để điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất

Bên cạnh băn khoăn “đau khớp vai nên uống thuốc gì?” người bệnh cũng cần quan tâm đến một số thói quen sinh hoạt để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc hoặc sử dụng không đúng liều lượng, không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

Do vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng. Để đảm bảo an toàn, đạt được hiệu quả tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ tư vấn. Bệnh nhân nên lưu ý một số điều dưới đây nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và kéo dài thời gian tác dụng của thuốc:

  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng những loại thuốc phải kê đơn.
  • Không được tự ý tăng, giảm liều lượng dùng, nên tham khảo thông tin thuốc và cách sử dụng trên tờ hướng dẫn của sản phẩm.
  • Người bệnh nên hạn chế tối đa các vận động mạnh có thể gây tổn thương lên vùng vai.
  • Không nên mang vác các đồ vật nặng, cồng kềnh; dùng cả lực đầu gối và thân trên khi nâng đỡ vật dụng. Hành động này giúp vai được giải tỏa áp lực và ngăn ngừa nguy cơ thoát vị đĩa đệm ở người lớn tuổi.
  • Bệnh nhân đau khớp vai khi đi ngủ chú ý không nằm nghiêng, tì đè lên vùng bị đau.
  • Ở bệnh nhân mới khởi phát, các cơn đau còn nhẹ vẫn có thể duy trì việc thể dục, thể thao hợp lý. Tuy nhiên, cần tránh các môn thể thao dùng nhiều lực cánh tay và bả vai như cầu lông, bóng bàn,…
  • Cần chú ý, trước khi tập luyện các bài tập thể dục hoặc vật lý trị liệu phải khởi động kỹ càng.
  • Mỗi ngày nên dành 15 – 20 phút để đi bộ và kết hợp vung tay đúng cách. Việc này giúp toàn bộ cơ thể được rèn luyện nhẹ nhàng, xương khớp linh hoạt hơn.
  • Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị cần bổ sung chế độ dinh dưỡng gồm các thực phẩm giàu canxi, omega-3 và các thực phẩm tăng cường chất nhầy giữa các ổ khớp. Nhờ vậy sẽ hạn chế tình trạng đau nhức và ngăn ngừa các bệnh lý về khớp ở vai.
  • Trong quá trình điều trị đau khớp vai cần kiêng tuyệt đối việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Các loại này không những cản trở tác dụng của thuốc mà còn có nguy cơ gây ra những phản ứng tiêu cực bên trong cơ thể.

Những thông tin về top 12 loại thuốc trên đây đã giải đáp câu hỏi “đau khớp vai nên uống thuốc gì?”. Có nhiều loại thuốc chữa viêm khớp vai, tuy nhiên tùy theo thể trạng bản thân và mức độ bệnh mà người bệnh cân nhắc trước khi sử dụng. Bệnh nhân cũng cần chú ý theo dõi đến những thay đổi bất thường của cơ thể trong thời gian sử dụng thuốc và thông báo kịp thời cho bác sĩ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cập nhật: 4:58 PM , 19/06/2023
Đau khớp vai khi tập gym do đâu? Cách xử lý an toàn, hiệu quả

Đau Khớp Vai Khi Tập Gym Do Đâu? Cách Xử Lý An Toàn 2022

Đau khớp vai khi tập gym có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp đau khớp...
Điều trị viêm quanh khớp vai như thế nào? 3 phương pháp hiệu quả

Điều Trị Viêm Quanh Khớp Vai Thế Nào? 3 Biện Pháp Tốt Nhất 2022

Các biện pháp điều trị viêm quanh khớp vai được áp dụng tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh...
10 bài tập yoga chữa đau khớp vai tận gốc, an toàn nhất hiện nay

Top 10 Bài Tập Yoga Chữa Đau Khớp Vai Hiệu Quả Nhất 2022

Việc thực hiện các bài tập yoga chữa đau khớp vai tại nhà vừa giúp làm giảm các triệu chứng...
Viêm quanh khớp vai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp điều trị

Viêm Quanh Khớp Vai Là Gì? Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị

Viêm quanh khớp vai là một trong những bệnh cơ xương khớp phổ biến hàng đầu hiện nay. Không chỉ...
Điều trị viêm quanh khớp vai bằng Đông y [Cập nhật mới nhất]

Điều Trị Viêm Quanh Khớp Vai Bằng Đông Y [Cập Nhật 2022 ]

Điều trị viêm quanh khớp vai bằng Đông y là một trong những phương pháp có hiệu cao. Đặc biệt...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top