Phác Đồ Điều Trị Viêm Khớp Theo Chuẩn Bộ Y Tế

4.9/5 - (9 bình chọn)

Phác đồ điều trị viêm khớp đã được Bộ Y tế thông qua với các nguyên tắc tiêu chuẩn mà bất kỳ cơ sở điều trị bệnh nào cũng cần tuân theo để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Người bệnh nên tìm hiểu thông tin để biết được bản thân cần thực hiện những gì hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị. 

Nguyên tắc và mục tiêu của phác đồ điều trị bệnh viêm khớp

Có nhiều cách chữa bệnh viêm khớp, mỗi cách phù hợp với các đối tượng khác nhau, mức độ bệnh khác nhau. Dù là cách điều trị nào thì cũng cần có phác đồ điều trị và tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Một số nguyên tắc của phác đồ điều trị viêm khớp Bộ Y tế như sau:

  • Tập trung điều trị bệnh toàn diện, bác sĩ chủ trị cần theo dõi sát sao các triệu chứng và diễn biến của bệnh trong quá trình điều trị. Từ đó có phương án và điều chỉnh phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Sử dụng thuốc chống thấp khớp DMARDs (loại thuốc có tác dụng chậm) để ổn định, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
  • Trường hợp bệnh nhân có tiến triển xấu, có thể sử dụng thuốc DMARDs sinh học kết hợp cùng với các loại thuốc chủ trị chống viêm khớp tác dụng chậm khác.
  • Trong phác đồ điều trị viêm khớp bắt buộc phải xét nghiệm các cơ quan chức năng như gan, thận để sử dụng thuốc phú hợp. Ngoài ra cần đánh giá hoạt tính bệnh viêm khớp bằng các chỉ số DAS 28, CDAI hoặc SDAI,…
  • Tuân theo đúng lịch trình điều trị của phác đồ, không được bỏ ngang thuốc giữa chừng gây nhờn thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị.
Khi áp dụng phác đồ điều trị viêm khớp, người bệnh cần tuân thủ đúng lịch trình, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi áp dụng phác đồ điều trị viêm khớp, người bệnh cần tuân thủ đúng lịch trình, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh những nguyên tắc điều trị thì mỗi phác đồ cần có mục tiêu cụ thể. Song song với chữa bệnh triệt để thì một phác đồ điều trị viêm khớp cần đạt được các mục tiêu:

  • Làm giảm nhanh các triệu chứng, cơn đau nhức cấp tính cho người bệnh.
  • Tiêu viêm, làm giảm sưng đau nhưng vẫn phải đảm bảo chức năng vận động.
  • Ngăn chặn những diễn biến xấu có thể xảy ra

Xây dựng phác đồ điều trị viêm khớp và xác định rõ mục tiêu rất quan trọng. Công tác này giúp người bệnh loại bỏ các triệu chứng khó chịu nhanh nhất, cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa bệnh tái phát. Vì vậy, người bệnh nên đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác mức độ bệnh, từ đó tư vấn phác đồ  phù hợp nhất.

Phác đồ điều trị viêm khớp Bộ Y tế áp dụng trên toàn quốc

Bệnh viêm khớp cấp tính hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và có phác đồ phù hợp. Theo quy định của Bộ Y tế, phác đồ chung cho nhóm bệnh xương khớp, viêm khớp cần có 4 giai đoạn tiêu chuẩn là điều trị, kết hợp luyện tập, theo dõi diễn tiến, ngăn ngừa viêm khớp tái phát.

Phác đồ điều trị viêm khớp theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế sẽ có 4 giai đoạn 
Phác đồ điều trị viêm khớp theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế sẽ có 4 giai đoạn

Điều trị bệnh viêm khớp bằng thuốc

Tùy thuộc vào mức độ và thể trạng của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc sử dụng trong phác đồ điều trị viêm khớp. Một số loại thuốc phổ biến cho bệnh nhân viêm khớp gồm có:

1. Thuốc kháng viêm không chứa chất gây nghiện (NSAIDs, KVKS)

Thuốc kháng viêm chữa viêm khớp không chứa steroid được chia làm 2 nhóm chính:

  • Thuốc ức chế có chọn lọc COX2: Celecoxib (200 mg), Etoricoxib (60 – 90 mg), Meloxicam (15 mg). Các loại thuốc này thường xuất hiện trong phác đồ điều trị viêm khớp, thuốc ít gây ra tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài.
  • Thuốc ức chế không chọn lọc: Gồm có Diclofenac, Brexin (Cyclodextrin + Piroxicam) được chỉ định khi các loại thuốc ức chế chọn lọc không phát huy tác dụng. Nhóm thuốc này giúp làm giảm các triệu chứng nhanh chóng, tuy nhiên có kèm theo nhiều tác dụng phụ như viêm, loét dạ dày… Cần hết sức cẩn trọng khi dùng thuốc, kết hợp theo dõi chức năng gan, thận trong quá trình điều trị để đảm bảo thuốc không gây ảnh hưởng quá lớn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

2. Thuốc Corticosteroids

Loại thuốc này được dùng kết hợp với các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng chậm. Tác dụng của thuốc là làm giảm các triệu chứng trong khi chờ đợi thuốc kháng viêm dạng chậm mang lại kết quả.

Thuốc Corticosteroids không được sử dụng quá 14 ngày gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
Thuốc Corticosteroids không được sử dụng quá 14 ngày gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Corticosteroids được chỉ định cho những trường hợp viêm nặng và thuốc chỉ được dùng tối đa 10 – 14 ngày. Dùng quá liều khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số loại thuốc Corticosteroids được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm khớp là Prednisolone, Methylprednisolone, Prednisone…

3. Thuốc chữa viêm khớp tác dụng chậm – DMARDs

Thuốc chữa viêm khớp dạng chậm không mang lại hiệu quả ngay, các triệu chứng đau nhức, sưng viêm vẫn còn dai dẳng đến khi thuốc phát huy tác dụng. Vì vậy, DMARDs thường được chỉ định dùng kèm theo với một số loại thuốc tác động tại chỗ khác như Corticosteroids. Tác dụng của thuốc là làm chậm và ngăn cản quá trình tiến triển bệnh, ngăn ngừa biến chứng viêm khớp.

4. Thuốc viêm khớp sinh học

Một trường hợp bị đau khớp mãn tính, điều trị bằng các loại thuốc khác không có hiệu quả cần có sự can thiệp của thuốc sinh học. Bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp DMARDS với thuốc sinh học (Etanercept, Adalimumab, Golimumab, Infliximab) trong phác đồ điều trị viêm khớp.

Khi sử dụng thuốc sinh học trong phác đồ điều trị viêm khớp, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc chức năng gan, thận để đánh giá độ tương thích và tính an toàn.

Điều trị phối hợp với sử dụng thuốc chữa viêm khớp

Song song với việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh cần kết hợp với các phương pháp bổ trợ khác để nâng cao hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát. Một số bài tập và phương án bổ trợ được gợi ý trong phác đồ điều trị viêm khớp Bộ Y tế gồm có:

  • Tập thái cực quyền: Những bài tập thái cực quyền giúp cải thiện cơ bắp, giảm đau và cứng khớp. Ngoài ra, thái cực quyền còn giúp người bệnh khỏe mạnh, tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện chức năng miễn dịch. Mỗi ngày người bệnh nên dành thời gian tập 15 – 30 phút.
  • Bài tập đi xe đạp: Hoạt động đạp xe giúp xương khớp được vận động, giảm cứng khớp, tăng tiết dịch khớp nhờ đó loại bỏ các cơn đau. Tùy vào thể trạng, người bệnh có thể tập trong phòng tập hoặc đạp xe ngoài trời, không nên tập luyện quá sức làm phản tác dụng chữa trị.
  • Tập yoga: Người bệnh có thể tham gia vào các lớp học yoga trị liệu chuyên dành cho người bị bệnh xương khớp. Những bài tập yoga giúp giãn cơ, căng khớp nhờ đó cải thiện đáng kể tình trạng sưng, viêm khớp.
  • Tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội: Khi vận động dưới nước áp lực lên các khớp sẽ giảm, làm giảm tác động mạnh đến vùng khớp bị viêm. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để trị liệu kết hợp với phương pháp này.
Các bài tập bổ trợ giúp người bệnh luyện tập độ dẻo dai của xương khớp
Các bài tập bổ trợ giúp người bệnh luyện tập độ dẻo dai của xương khớp

Các biện pháp hỗ trợ điều trị có tác động một phần đến kết quả chung, người bệnh nên chăm chỉ luyện tập thường xuyên. Ngoài ra trong khi tập luyện cần vận động nhẹ nhàng, tránh làm khớp tổn thương sâu hơn. Một số trường hợp bệnh nhân không có tiến triển khi điều trị, viêm nhiễm nặng bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để thay khớp nhân tạo, rửa trục cắt xương.

Phòng ngừa biến chứng trong và sau khi điều trị viêm khớp

Phác đồ điều trị viêm khớp có sử dụng nhiều loại thuốc Tây đặc trị tuy mang lại hiệu quả tích cực nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro không mong muốn.

Thời gian sử dụng thuốc lâu dài gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy bác sĩ cần hướng dẫn bệnh nhân thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa biến chứng sau đây:

  • Thuốc Tây có tác động trực tiếp đến dạ dày, gan, thận vì vậy song song với trị liệu bác sĩ cần theo dõi chức năng hoạt động của các cơ quan này. Trong trường hợp có bất thường cần điều chỉnh lượng thuốc phù hợp tránh gây tổn hại sâu đến gan, thận, dạ dày.
  • Cần dùng thuốc ức chế bơm proton và điều trị nhiễm khuẩn HP trong trường hợp sử dụng thuốc ức chế kháng viêm không chọn lọc và thuốc sinh học lâu dài.
  • Bổ sung thêm vitamin D, canxi cho những người có phác đồ điều trị viêm khớp có thuốc Corticosteroid.
  • Người bệnh bị loãng xương hoặc có khả năng loãng xương cao cần sử dụng Bisphosphonates để phòng ngừa.
  • Bệnh nhân bị thiếu máu cần bổ sung thêm sắt, vitamin B12 và axit folic.

Theo dõi sau điều trị viêm khớp

Giai đoạn cuối cùng của phác đồ điều trị viêm khớp là theo dõi tiến triển bệnh, biến chứng và tác dụng phụ. Từ đó đánh giá kết quả liệu trình và đưa ra phương án xử lý, khắc phục cho các trường hợp có biến chứng của bệnh viêm đa khớp, viêm khớp cổ tay, viêm khớp cổ chân, viêm khớp khuỷu tay,…

 Sau khi điều trị người bệnh cần thực hiện sinh thiết gan và một số xét nghiệm khác 
Sau khi điều trị người bệnh cần thực hiện sinh thiết gan và một số xét nghiệm khác

Một số xét nghiệm theo dõi sau điều trị của phác đồ như sau:

  • Xét nghiệm định kỳ: Kiểm tra tế bào máu ngoại vi, kiểm tra Protein phản ứng C, tốc độ máu lắng,… 2 tuần/lần trong vòng 4 tháng.
  • Xét nghiệm máu: Bệnh nhân cần xét nghiệm công thức máu và chụp X-Quang, CT, MRI vùng xương khớp đang được điều trị.
  • Sinh thiết gan: Xét nghiệm kiểm tra men gan và mức độ tổn thương của gan sau khi điều trị. Trường hợp bệnh nhân có men gan quá cao, gấp 3 lần bình thường thì nên ngừng dùng Methotrexat ngay.

Một số lưu ý khi điều trị viêm khớp theo phác đồ

Phác đồ điều trị viêm khớp cần thực trong thời gian dài mới mang lại kết quả. Ngoài việc thực hiện tuân thủ theo quy định điều trị của phác đồ, bệnh nhân cần lưu ý thêm một số quy tắc sau.

  • Không được tự ý mua thuốc theo đơn cũ hoặc tăng giảm liều lượng. Các loại thuốc điều trị chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, vượt quá quy định có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tuyệt đối không áp dụng pháp đồ điều trị của người khác khi chưa đi thăm khám và xác định mức độ bệnh của mình. Việc này rất nguy hiểm có thể làm gia tăng các triệu chứng và có nhiều biến chứng.
  • Trong quá trình điều trị theo phác đồ nếu thấy có biểu hiện bất thường như buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt… người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, D… để thúc đẩy phục hồi tổn thương.
  • Hạn chế ăn thực phẩm gây kích ứng xương khớp như đồ ăn nhiều đạm, chất kích thích…
  • Có chế độ tập luyện khoa học, vận động nhẹ nhàng tránh gây tổn hại đến vùng khớp đang điều trị.

Như vậy, phác đồ điều trị viêm khớp rất quan trọng, quyết định đến kết quả trị liệu. Phác đồ phù hợp giúp người bệnh nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng đau nhức, khó chịu đồng thời ngăn chặn tái phát và các biến chứng ngoài ý muốn. Khi bị viêm khớp tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn phác đồ trị liệu, tránh để bệnh trở thành mãn tính và khó chữa khỏi.

XEM THÊM:

Cập nhật: 11:10 AM , 11/12/2023
Chữa viêm khớp bằng quả dứa có được không? Hướng dẫn cách dùng hiệu quả nhất

Chữa viêm khớp bằng quả dứa có được không? Hướng dẫn cách dùng hiệu quả...

Cách chữa viêm khớp bằng quả dứa là giải pháp đang nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian...
Bệnh viêm khớp liên mấu và những thông tin cần biết

Bệnh Viêm Khớp Liên Mấu Và Những Thông Tin Cần Biết

Viêm khớp liên mấu là vấn đề xương khớp ít người biết đến nhưng đang có dấu hiệu gia tăng...
Viêm khớp ức sườn do đâu? Triệu chứng và Cách điều trị bệnh

Viêm Khớp Ức Sườn Do Đâu? Dấu Hiệu Bệnh Và Cách Điều Trị

Viêm khớp ức sườn là bệnh lý thường gây cảm giác đau nhói, căng tức phần trước ngực. Bệnh nhân...
Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp

8 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Hiệu Quả

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc...
Tại sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả

Đau Khớp Háng Khi Tập Yoga Do Đâu? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Đau khớp háng khi tập yoga là tình trạng rất nhiều người gặp phải, cơn đau hình thành do nhiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top