Thoái Hóa Cột Sống Nên Ăn Gì Để Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh?

5/5 - (1 bình chọn)

Thoái hóa cột sống nên ăn gì luôn là thắc mắc muôn thuở của nhiều bệnh nhân. Nhiều người bệnh không biết nên ăn gì, kiêng gì để không ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối chính là chìa khóa vàng giúp người bệnh đẩy lùi bệnh tật và sớm phục hồi sức khỏe.

Thoái hóa cột sống là căn bệnh mãn tính xảy ra ở độ tuổi trung niên ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và chất lượng cuộc sống. Thoái hóa cột sống gây ra sự biến đổi hình thái cấu trúc cột sống, bong day chằng, suy yếu dây chằng, bong gai xương, thoát vị đia đệm, giảm tính đàn hồi sụn và các mô sụn.

Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm giảm khả năng vận động thậm chí gây bại liệt. Dinh dưỡng không hợp lý chính là nguyên nhân gây tình trạng bệnh không ngừng gia tăng. 

Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị thoái hóa cột sống
Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị thoái hóa cột sống

Do đó, ngoài việc điều trị bằng thuốc, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp hỗ trợ tích cực trong điều trị thoái hóa cột sống. Ngược lại, người bệnh không quan tâm đến dinh dưỡng, chế độ ăn uống không đúng khoa học sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

Bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì? – 9 loại thực phẩm tốt cho người bệnh

Thoái hóa cột sống nên ăn gì, những loại thực phẩm nào tốt? Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh thoái hóa cột sống nên cung cấp cho cơ thể:

Ăn gì tốt cho bệnh thoái hóa cột sống – Thực phẩm giàu canxi

Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo các tế bào xương, sửa chữa các tổn thương tại vị trí bị thoái hóa cột sống.

Ngoài ra, chế độ ăn giàu canxi có thể kiểm soát các cơn thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đây là điều cần thiết với người mắc bệnh xương khớp nói chung để không gây áp lực lên xương cột sống mỗi khi vận động.

Trung bình hàng ngày người trưởng thành nên cung cấp 120mg canxi/ngày để đảm bảo lượng canxi giúp cơ thể phòng ngừa bệnh. Người bệnh có thể cung cấp thêm canxi cho cơ thể qua các thực phẩm dễ tìm như tôm, cua, cá, ốc, sò, sữa và các chế phẩm từ sữa,…

Rau có màu xanh đậm và trái cây giàu vitamin C

Rau xanh có hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào giúp hỗ trợ quá trình hấp thu canxi cho cơ thể, là thực phẩm tốt cho bệnh thoái hóa cột sống

Ngoài ra, một số loại rau xanh còn có thành phần hoạt chất giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh xương khớp, ngăn ngừa các vấn đề về cột sống.

  • Cà rốt: Cà rốt cung cấp hàm lượng vitamin A, E cao có tác dụng bảo vệ sụn và lớp xương dưới sụn nằm trong đốt sống. Hàng ngày người bệnh ăn cà rốt từ 2 – 3 bữa/ tuần sẽ có tác dụng tốt hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng và cột sống cổ.
  • Bông cải xanh: Trong bông cải xanh có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, D và các khoáng chất khác như sắt, magie, phốt pho. Đây là những chất dinh dưỡng có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào mô sụn, các khớp xương. Ngoài ra, bông cải còn có tác dụng tăng cường khả năng tổng hợp canxi nuôi dưỡng cột sống.
  • Nấm: Nguồn vitamin D2 trong nấm rất dồi dào giúp hỗ trợ tổng hợp canxi trong cơ thể, từ đó các triệu chứng viêm, tê bì tay chân của người bệnh được cải thiện.
  • Cải thìa: Cải thìa là loại rau xanh cung cấp lượng vitamin A, vitamin C, sắt và axit folic giúp nuôi dưỡng cột sống thêm khỏe mạnh.

Ngoài rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho người bị thoái hóa cột sống:

  • Chống oxy hóa, bảo vệ cột sống thêm khỏe mạnh cùng các phần mềm xung quanh khớp
  • Tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe
  • Phòng ngừa các bệnh về xương khớp, viêm cột sống

Các loại trái cây giàu vitamin C người bệnh có thể dễ dàng tìm mua như: cam, quýt, bưởi, táo giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng trực tiếp hoặc xay sinh tố, ép nước uống đều rất hiệu quả.

Thoái hóa cột sống nên ăn gì? – Ngũ cốc và các loại hạt

Ngũ cốc và các loại hạt chứa nhiều chất xơ, hàm lượng omega – 3 cao, chất chống oxy hóa dồi dào. Do đó sử dụng ngũ cốc có thể giúp loại bỏ các gốc tự do có hại cho xương và sụn, giúp quá trình phục hồi bệnh nhanh hơn.

Các loại ngũ cốc người bệnh cần bổ sung thêm vào chế độ ăn cho người bị thoái hóa đốt sống hàng ngày như vừng, lúa mỳ, hạt đỗ, lúa mạch,…

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua là những thực phẩm giàu hàm lượng canxi giúp duy trì và cải thiện sức khỏe xương khớp. Sử dụng sữa là một cách bổ sung canxi nhanh nhất và thuận tiện nhất cho người bệnh.

Sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa
Sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa

Có rất nhiều loại sữa trên thị trường giúp cho người bệnh xương khớp bổ sung canxi. Tùy vào từng độ tuổi người bệnh cần tham khảo kỹ trước khi lựa chọn mua sữa. 

  • Sữa dành cho người cao tuổi: Sữa Ensure Gold, sữa Anlene Gold, Vinamilk Sure Prevent,…
  • Sữa dành cho người trung tuổi: Vinamilk Movepro,…

Thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Bổ sung đạm thực vật

Đạm thực vật tương đối lành tính, dễ tiêu hóa và không gây các phản ứng viêm, tốt cho người bệnh thoái hóa cột sống.

Các loại thực phẩm giàu đạm thực vật có thể kể đến như:

  • Các loại hạt như hạt mè, hạt hướng dương, hạt diêm mạch,…
  • Các loại đậu nói chung như đậu đỏ, đậu xanh, đậu phộng,…
  • Đậu hũ, bột cacao không đường,…

Ngoài ra, đạm thực vật có chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường sức khỏe.

Người bệnh có thể bổ sung đạm qua việc sử dụng các loại thịt trắng như thịt gà, vịt,…

Thoái hoá cột sống nên ăn gì tốt? -Các loại cá béo

Cá béo là loại thực phẩm giàu omega -3, là loại axit béo tự nhiên có tác dụng kháng viêm tốt. Chất này cơ thể được cơ thể hấp thụ hoạt động thông qua việc ức chế sự phát triển phản ứng viêm tại khu vực có thoái hóa cột sống. Do đó, đây là loại thực phẩm người bệnh không nên bỏ qua trong chế độ ăn hàng ngày.

Những loại cá béo giàu omega – 3 người bệnh nên bổ sung:

  • Cá hồi
  • Cá tuyết
  • Cá mòi
  • Cá trích
  • Cá thu
  • Cá cơm biển
  • Cá hồi hoa

Để cơ thể hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng trong cá béo, người bệnh nên chế biến thành các món ăn dùng 3 lần/tuần.

Nếu cơ thể dị ứng với các loại cá trên, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng mà thay thế bằng các thực phẩm khác giàu omega-3. 

Nước hầm xương – thoái hóa cột sống nên ăn gì?

Trong nước hầm xương có hàm lượng lớn Glucosamine và Chonroitin, đây là thành phần chính cấu tạo nên sụn ở các đốt sống. Ngoài ra, nước hầm xương cũng có một lượng canxi lớn cho cơ thể.

Hàm lượng dinh dưỡng này có trong phần xương ống hoặc sụn của bò, lợn, dê,… Nếu bổ sung hàng ngày với liều lượng thích hợp sẽ giúp giảm tình trạng cọ xát ở các đốt sống bị thoái hóa, giúp cột sống linh hoạt hơn, giảm tê bì tay chân và tê cứng khớp.

Thoái hoá cột sống nên ăn gì? – Tỏi, gừng, dầu oliu

Những loại gia vị trong gia đình thường dùng cũng trở thành loại thuốc hữu hiệu khi điều trị thoái hóa cột sống. Tỏi, quê, nghệ,… có tác dụng kháng viêm, cải thiện sức khỏe xương và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm và thoái hóa cột sống.

  • Tỏi: Trong các nghiên cứu khoa học đã chứng minh tỏi có chứa chất sulphur giúp giảm triệu chứng đau lưng, mỏi vai gáy. Ngoài ra, hoạt chất diallyl disulphide có trong tỏi gây ức chế quá trình sản sinh enzyme phân hủy lớp sụn chêm. Thành phần Allicin có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, tăng cường sức đề kháng.
  • Gừng: Gừng là vị thuốc tự nhiên có tính nóng, cay, theo nghiên cứu khoa học, hoạt chất prostaglandin trong gừng giúp xoa dịu hiệu quả các cơn đau, kháng viêm, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tái tạo các vết thương, thích hợp cho các bệnh nhân thoái hóa cột sống.
  • Dầu oliu được ví là một hoạt chất kháng viêm hiệu quả có tác dụng tương tự như thuốc chống viêm không steroid. Tinh chất oleocanthal trong dầu oliu có thể làm giảm nhanh các cơn đau và tần suất đau của người thoái hóa cột sống.   

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Đậu nành là loại thực phẩm giàu canxi, protein, chất xơ và omega – 3 có tác dụng kháng viêm, nâng cao sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp nói chung. Người bệnh có thể sử dụng đậu nành thông qua các chế phẩm của nó như đậu phụ, đậu hũ, váng đậu, sữa đậu nành.  

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Bỏ túi công thức chế biến hiệu quả

Ngoài việc sử dụng trực tiếp các loại thực phẩm trên, người bệnh thoái hóa cột sống có thể chế biến thành các món ăn bổ dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Người bệnh có thể tham khảo 2 công thức dưới đây:

Thịt dê hầm đỗ trọng

Chuẩn bị: 30 gram đỗ trọng, 500 gram thịt dê, 1 củ cải trắng, 1 nhánh gừng.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch thịt dê, cắt miếng vừa ăn theo hình vuông 3×3
  • Củ cải rửa sạch, có thể gọt vỏ sau đó cắt khúc
  • Gừng cạo vỏ, cắt thành sợi
  • Luộc sơ thịt dê với củ cải trắng trong 10 phút để thịt dê mất mùi hôi và tăng thêm độ ngọt tự nhiên
  • Vớt thịt dê ra cho cho vào bát nước đá lạnh
  • Cho thịt dê, đỗ trọng, gừng thái lát vào nồi hầm với lượng nước vừa đủ.
  • Hầm nhỏ lửa trong vòng 1 tiếng đến khi thịt dê chín nhừ
  • Người dùng múc ra bát cả nước lẫn cái và dùng trực tiếp.

Thoái hóa cột sống nên ăn gì? – Gà hầm thuốc bắc

Gà hầm thuốc bắc là một món ăn tốt cho sức khỏe, giúp giảm đau, an thần, chống đau nhức, giãn gân cốt. Đây là một loại thức ăn chữa bệnh thoái hóa cột sống và bệnh phong thấp hiệu quả.

Gà ác hầm thuốc bắc chữa thoái hóa cột sống
Gà ác hầm thuốc bắc chữa thoái hóa cột sống

Chuẩn bị: 1 con gà ác 500 gram, 10 gram địa cốt tử, 10 gram long nhãn, 5 gram táo tàu, 5 gram tam thất.

Cách chế biến: 

  • Gà làm sạch, bỏ phần nội tạng 
  • Các dược liệu rửa qua nước cho bớt bụi sau đó nhét tất cả vào trong phần thân gà 
  • Hầm gà trên lửa nhỏ ít nhất 1 tiếng để gà được chín nhừ
  • Chia phần gà ra làm 2 lần ăn, sử dụng trong ngày cả phần nước hầm lẫn thịt gà.

ĐỪNG BỎ QUA: Thoái hoá đốt sống cổ C5-C6 và những thông tin cần biết

Bị thoái hóa cột sống kiêng ăn gì?

Ngoài việc tìm hiểu thoái hóa cột sống ăn gì, người bệnh cũng cần chú ý đến các thực phẩm cần kiêng để giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

Các loại thực phẩm dưới đây có thể làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống:

Bột mì

Bột mì trắng hay các sản phẩm tinh bột khác như bánh mỳ, bánh quy đều là thực phẩm không được khuyến khích sử dụng với những người bệnh xương khớp nói chung và người thoái hóa cột sống nói riêng. 

Nguyên nhân là do bột mì có thể gây ra kích thích các phản ứng viêm bùng phát mạnh mẽ hơn ở khu vực có đốt sống bị thoái hóa.

Đường, muối

Ăn quá nhiều đường hay các thực phẩm nhiều đường gây kích thích giải phóng Cytokine trong cơ thể, kích hoạt phản ứng viêm bùng phát. Sử dụng thức ăn chứa nhiều muối gây cản trở quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể.

Ngoài ra, ăn quá nhiều đường và muối có thể gây thêm các bệnh lý khác ảnh hưởng đến sức khỏe như tiểu đường, huyết áp, tim mạch, bệnh thận,…

Chính vì vậy, người bệnh thoái hóa cột sống không nên sử dụng các thực phẩm quá nhiều đường hoặc quá nhiều muối. Trong trường hợp cần thiết, nên sử dụng với lượng vừa đủ hoặc thay thế bằng các chất tạo ngọt tự nhiên. 

Đường và muối là kẻ thù của người bệnh xương khớp
Đường và muối là kẻ thù của người bệnh xương khớp

Đồ ăn chế biến sẵn, cay nóng nhiều dầu mỡ

Đồ ăn chế biến sẵn thường chứa các chất bảo quản độc hại do đó gây ảnh hiểu tiêu cực cho người bệnh thoái hóa cột sống khi sử dụng thường xuyên. Các chất độc dần dần tích tụ trong cơ thể có thể gây cảm giác đau nhức, mệt mỏi.

Sử dụng các thực phẩm này thường chứa nhiều dầu mỡ, làm tăng lượng cholesterol trong máu, cản trở lưu thông, tuần hoàn máu đến các vị trí cột sống bị thoái hóa.

Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt dê, thịt cừu thường chứa nhiều chất béo làm tăng cholesterol trong máu làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng.

Người bệnh có thể thay thế thịt đỏ bằng các thực phẩm chứa đạm thực vật thân thiện hơn như rau xanh, hạt dinh dưỡng, đậu nành.

Các chất kích thích

Rượu bia là kẻ thù số một của bệnh xương khớp nói chung vì nó gây ra các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp trong đó có gout cùng nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Do đó khi điều trị thoái hóa cột sống người bệnh cần tránh xa các chất kích thích này.

Lưu ý về dinh dưỡng khi điều trị thoái hóa cột sống

Để để đảm bảo hiệu quả khi điều trị bệnh, người bệnh cần phải phân bổ sử dụng thực phẩm một cách khoa học cân đối để tránh hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng cùng một lúc. Người bệnh nên tuân theo phác đồ dinh dưỡng và lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Cần lựa chọn các thực phẩm tươi ngon, tránh bị sâu, héo. Các loại thực phẩm cần được kiểm định chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để không mang thêm các bệnh khác vào cơ thể.
  • Quá trình chế biến không đúng cách có thể ảnh hưởng lớn đến hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn. Chế biến bằng phương pháp chiên, xào thường phức tạp hơn do đó sẽ mất đi khá lớn lượng chất dinh dưỡng cần thiết, và ngược lại, các món ăn luộc, hấp sẽ giữ lại nhiều dưỡng chất hơn mà không có dầu mỡ.
  • Sử dụng thực phẩm đúng giờ, đúng bữa với một lượng vừa đủ, tránh ăn no quá hoặc để bụng đói quá gây ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
  • Kết hợp sinh hoạt lành mạnh, các bài tập vận động hợp lý, vừa sức, hạn chế mang vác nặng, cồng kềnh.
  • Giữ thái độ lạc quan, kiên trì tránh căng thẳng, stress.

Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì giúp cải thiện tình trạng bệnh luôn là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có được chế độ ăn phù hợp nhất cho bản thân mình.

ĐỌC THÊM:

Cập nhật: 4:47 PM , 30/05/2023
bài tập chữa thoái hóa đốt sống lưng

TOP 7 Bài Tập Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Tại Nhà Hiệu Quả

Bài tập chữa thoái hóa đốt sống lưng tại nhà bằng phương pháp yoga chắc không còn xa lạ tại...
Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Ở Người Trẻ Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?

Xu hướng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ đang trở nên đáng báo động do nhiều nguyên nhân...
Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu, đừng bỏ qua 6 cách này

TOP 6 Cách Chữa Thoái Hóa Cột Sống Bằng Lá Ngải Cứu Phổ Biến Nhất

Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu có thực sự hiệu quả như mọi người truyền tai nhau?...
Thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối

Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Có Nên Nằm Gối Hay Không Và Tư Vấn Chi...

Thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối hay không là vấn đề rất nhiều người bệnh thắc mắc....
cách chữa thoái hóa đốt sống lưng

Cách Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay 

Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng sao cho hiệu quả và triệt để là trăn trở của nhiều bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top